Câu hỏi:

01/01/2025 748

Khu vực nào sau đây ở Mỹ Latinh thường xảy ra động đất?

A. Vùng núi An-đét và đồng bằng La-nốt.

B. Vùng núi An-đét và quần đảo Ăng-ti.

Đáp án chính xác

C. Vùng biển Ca-ri-bê và quần đảo Ăng-ti.

D. Đồng bằng Pam-pa và quần đảo Ăng-ti.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là : B

- Khu vực Vùng núi An-đét và quần đảo Ăng-ti,ở Mỹ Latinh thường xảy ra động đất

Vùng núi An-đét và quần đảo Ăng-ti (Antilles) thường bị ảnh hưởng bởi các trận động đất, gây thiệt hại về người và tài sản. Ngoài động đất, khu vực này còn xảy ra núi lửa và nhiều thiên tai khác (bão nhiệt đới, lũ lụt, sạt lở đất,…).

Do các nguyên nhân chính sau:

+ Hoạt động của mảng kiến tạo:

Vùng núi Andes nằm dọc theo rìa phía tây của Nam Mỹ, nơi mảng Nazca bị hút chìm dưới mảng Nam Mỹ. Quá trình này, gọi là sự hút chìm kiến tạo, tạo ra căng thẳng địa chất lớn, dẫn đến động đất và núi lửa hoạt động.

Tương tự, khu vực quần đảo Antilles nằm ở vùng giao nhau của mảng Bắc Mỹ và mảng Caribe. Sự va chạm và chuyển động của các mảng này cũng gây ra động đất thường xuyên.

+ Vành đai lửa Thái Bình Dương:

Vùng núi Andes là một phần của Vành đai lửa Thái Bình Dương, nơi tập trung nhiều núi lửa và xảy ra động đất mạnh do hoạt động kiến tạo mảng.

+ Đặc điểm địa chất phức tạp:

Khu vực này có nhiều đứt gãy địa chất lớn, là nơi xảy ra chuyển động giữa các khối đất liền, làm tăng nguy cơ động đất.

Vì vậy, đây là một trong những khu vực hoạt động địa chất mạnh nhất trên thế giới

→ B đúng.A,C,D sai.

* Mở rộng:

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ

♦ Đặc điểm

- Vị trí địa lí:

+ Mỹ Latinh là bộ phận của châu Mỹ, nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây, tách biệt với các châu lục khác.

+ Phía bắc giáp với Hoa Kỳ; phía phía đông giáp Đại Tây Dương, phía tây giáp Thái Bình Dương và phía nam giáp Nam Đại Dương.

- Phạm vi lãnh thổ:

+ Mỹ Latinh là khu vực rộng lớn, có diện tích khoảng 20 triệu km2, bao gồm: Mê-hi-cô, các quốc đảo vùng biển Ca-ri-bê, các quốc gia ở eo đất Trung Mỹ và toàn bộ Nam Mỹ.

+ Khu vực Mỹ Latinh kéo dài từ khoảng vĩ độ 33o32’B đến vĩ độ 53o53’N.

♦ Ảnh hưởng

- Phạm vi lãnh thổ kéo dài qua nhiều vĩ độ nên thiên nhiên phân hóa đa dạng.

- Mỹ Latinh nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây, tách biệt với các châu lục khác nên sau cuộc phát kiến địa lý ở thế kỷ XV, nhiều đợt nhập cư khai phá “ Tân thế giới” đã làm cho thành phần dân cư, xã hội nơi đây rất đa dạng.

- Nhờ tiếp giáp với Hoa Kỳ và các biển, đại dương lớn, nên khu vực Mỹ Latinh có nhiều điều kiện thuận lợi để: thu hút vốn đầu tư, phát triển kinh tế; tăng cường hợp tác trong khu vực và với các khu vực khác trên thế giới;

- Việc xây dựng kênh đào Pa-na-ma đã tăng cường vai trò cầu nối giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

1. Địa hình và đất:

♦ Địa hình: khu vực Mỹ La-tinh có cấu trúc địa hình tương đối đa dạng, phức tạp, với nhiều dạng địa hình.

- Các đồng bằng rộng lớn và tương đối bằng phẳng như A-ma-dôn, La-nốt, La Pla-ta, Pam-pa,... Các sơn nguyên có địa hình lượn sóng và tương đối bằng phẳng, như Mê-hi-cô, Bra-xin, Guy-a-na,… thuận lợi cho phát triển đồng cỏ chăn nuôi và cây công nghiệp.

- Vùng núi cao An-đét chạy dọc theo phía tây lãnh thổ với địa hình hiểm trở nhưng có tiềm năng lớn về khoáng sản, thuỷ điện và du lịch. Tuy nhiên, do địa hình có sự phân hoá từ đông sang tây nên việc xây dựng các tuyến đường giao thông kết nối các khu vực thuộc đồng bằng A-ma-dôn và vùng núi An-đét gặp nhiều khó khăn.

- Vùng núi An-đét và quần đảo Ăng-ti thường bị ảnh hưởng bởi các trận động đất, gây thiệt hại về người và tài sản.

♦ Đất đai: ở khu vực Mỹ Latinh nhìn chung khá đa dạng và màu mỡ.

- Nhóm đất phù sa phân bố chủ yếu ở các đồng bằng rộng lớn, là điều kiện quan trọng để phát triển nông nghiệp.

- Nhóm đất feralit phân bố trên các cao nguyên ở Nam Mỹ, tạo thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp và đồng cỏ chăn nuôi.

- Các quốc đảo trong vùng biển Ca-ri-bê có đất đai màu mỡ, tạo thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 11 Bài 8: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Mỹ Latinh

Giải Địa lí 11 Bài 8: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Mỹ Latinh

 

 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Vùng núi An-đét có tiềm năng lớn về

Xem đáp án » 21/09/2024 7,073

Câu 2:

Vùng biển Ca-ri-bê có thuận lợi nào sau đây?

Xem đáp án » 23/11/2024 972

Câu 3:

Các dạng địa hình nào sau đây chiếm phần lớn diện tích khu vực Mỹ Latinh?

Xem đáp án » 11/12/2024 887

Câu 4:

Ở khu vực Mỹ Latinh không có sơn nguyên nào sau đây?

Xem đáp án » 23/07/2024 783

Câu 5:

Ở khu vực Mỹ Latinh có kênh đào nổi tiếp nào sau đây?

Xem đáp án » 23/07/2024 462

Câu 6:

Khoáng sản nổi bật ở khu vực Mỹ Latinh không phải là

Xem đáp án » 23/07/2024 431

Câu 7:

Ở Mỹ Latinh, loại khoáng sản nào sau đây có trữ lượng lớn nhất?

Xem đáp án » 23/07/2024 353

Câu 8:

Ở khu vực Mỹ Latinh không có đồng bằng nào sau đây?

Xem đáp án » 23/07/2024 284

Câu 9:

Khoáng sản ở khu vực Mỹ Latinh tập trung chủ yếu ở khu vực nào sau đây?

Xem đáp án » 23/07/2024 270

Câu 10:

Ở khu vực Mỹ Latinh có thuận lợi nào sau đây để phát triển chăn nuôi gia súc và phát triển cây ăn quả?

Xem đáp án » 23/07/2024 257

Câu 11:

Ở khu vực Mỹ Latinh có thuận lợi nào sau đây để phát triển cây lương thực và thực phẩm?

Xem đáp án » 23/07/2024 238

Câu 12:

Kênh đào Pa-na-ma nối hai đại dương nào sau đây với nhau?

Xem đáp án » 23/07/2024 235

Câu 13:

Các sơn nguyên ở nước ta thuận lợi phát triển

Xem đáp án » 23/07/2024 221

Câu 14:

Tài nguyên khoáng sản đa dạng ở khu vực Mỹ Latinh là cơ sở để phát triển ngành nào sau đây?

Xem đáp án » 23/07/2024 210