Top 10 Đề thi Cuối học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án
Đề thi Tiếng Việt 4 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 4)
-
5111 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
22/07/2024Đọc thành tiếng:
Giáo viên cho học sinh bốc thăm, sau đó các em sẽ đọc thành tiếng (mỗi học sinh đọc một đoạn hoặc cả bài trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tập 1 khoảng: 1 phút 30 giây – 1 phút 50 giây) và trả lời câu hỏi do giáo viên chọn theo nội dung được quy định sau:
Bài 1: "Dế mèn bênh vực kẻ yếu"; đọc đoạn "Từ trong hốc đá,....quang hẳn." (trang 15).
Bài 2: "Người ăn xin"; đọc đoạn: "Trên người tôi .... của ông lão." (trang 30 và 31)
Bài 3: "Đôi giày ba ta màu xanh"; đoạn: "Sau này..., nhảy tưng tưng." (trang 81)
- Thời gian kiểm tra:
Đọc thầm, trả lời câu hỏi và bài tập trên giấy: 30 phút.
Đọc thành tiếng: tùy theo tình hình từng lớp, giáo viên tổ chức cho các em kiểm tra và chấm ngay tại lớp.
I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)
Có thể phân ra các yêu cầu sau:
1/ Đọc đúng tiếng, đúng từ
Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng :0,5 điểm; đọc sai quá 5 tiếng: 0 điểm
2/ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1,0 điểm
Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm
Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: không ghi điểm
3/ Giọng đọc bước đầu có biểu cảm
Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm
Giọng đọc không thể hiện rõ tính biểu cảm: không ghi điểm
4/ Tốc độ đọc: đạt tốc độ quy định
Nếu thời gian mỗi lần đọc vượt hơn so với quy định là 1 phút: ghi 0,5 điểm;
Đọc trên 1 phút: không ghi điểm.
5/ Trả lời đúng câu hỏi do giáo viên nêu: 1,0 điểm
Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: ghi 0,5 điểm
Câu 2:
21/07/2024Đọc thầm, trả lời câu hỏi và bài tập:
BÀN TAY NGƯỜI NGHỆ SĨ
Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật.
Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở một cửa hàng đồ ngọc. Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được. Sự kiên nhẫn của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc.
Một hôm có người mang một khối ngọc thạch đến và nhờ anh tạc cho một pho tượng Quan Âm. Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mĩ mãn.
Pho tượng làm xong, quả là một tác phẩm trác tuyệt. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mĩ lệ. Điều vô cùng lí thú là pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy. Nếu đi một vòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo. Hiển nhiên đây là điều không thể tưởng tượng nổi.
(Sưu tầm)
Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành tiếp các bài tập:
Từ nhỏ, Trương Bạch đã có niềm yêu thích, say mê gì?
Đáp án B
Câu 3:
22/07/2024Điều gì ở Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc?
Đáp án A
Câu 4:
23/07/2024Pho tượng Quan Âm có điều gì khiến người ta không thể tưởng tượng nổi?
Đáp án D
Câu 5:
22/07/2024Theo em, bài đọc "Bàn tay người nghệ sĩ" thuộc chủ điểm nào đã học?
Đáp án C
Câu 6:
22/07/2024Gạch chân bộ phận vị ngữ trong câu sau:
Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật.
(Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật)
Câu 7:
23/07/2024Ghi lại các động từ, tính từ trong câu sau:
Cành đào nở hoa cho sắc xuân thêm rực rỡ, ngày xuân thêm tưng bừng.
Các động từ:..........................................................................................
Các tính từ ............................................................................................
a) nở; cho
b) rực rỡ; tưng bừng
Câu 8:
21/07/2024Tìm một từ trái nghĩa với từ "quyết chí"
.........................................................................................................
.........................................................................................................
Nản chí.
Câu 9:
22/07/2024Chính tả: (5 điểm)
Nghe - viết: Bài Thư thăm bạn (Tiếng Việt lớp 4, tập 1, trang 25, 26)
Từ: Mình tin rằng ... đến ....Quách Tuấn Lương
Chính tả: (5 điểm)
Bài viết không mắc lỗi (hoặc chỉ mắc 1 lỗi) chính tả; chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, trình bày đúng đoạn văn: ghi 5 điểm.
Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): trừ 0,5 điểm.
Nếu chữ viết không rõ ràng; sai lẫn độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn: trừ 1 điểm cho toàn bài.
Câu 10:
22/07/2024Tập làm văn: (5 điểm)
Đề: Tả một đồ dùng học tập mà em yêu thích.
Tập làm văn: (5 điểm)
Bài được ghi điểm 5 phải bảo đảm các yêu cầu sau:
Viết được đoạn văn tả một đồ dùng học tập theo đề bài
Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể ghi một trong các mức sau: 4.5 – 4.0- 3.5 – 3.0 – 2.5 – 2.0 – 1.5 – 1.0 – 0.5.
Bài mẫu:
Năm nay em đã lên lớp Bốn. Do em phải học bài và làm nhiều bài tập về nhà, bố mẹ đã sắp xếp cho em một góc học tập ngăn nắp, thoáng mát. Đặc biệt hơn cả là cái bàn học xinh xắn đặt kề cửa sổ nhìn ra vườn cây xanh rợp bóng.
Bàn được làm bằng gỗ tạp, chưa phải là gỗ tốt nhưng nhờ được đánh véc-ni nên rất bóng loáng, cùng màu nâu sẫm như ghế và giá sách. Mặt bàn hình chữ nhật, bề dài đúng một sải tay em, bề rộng vừa đủ ba gang, hơi xuôi về phía em đặt ghế, tạo tư thế thoải mái khi em ngồi viết. Độ bóng của véc-ni càng làm nổi rõ những đường vân gỗ rất đẹp. Mép bàn phía trước có một đường rảnh dài, lõm xuống giúp em đựng bút, thước, tẩy... khỏi bị lăn xuống theo độ dốc của bàn. Bên dưới mặt bàn là một ngăn hộc khá rộng, em có thể kéo ra đóng vào dễ dàng khi nắm vào cái tay cầm bằng sắt. Trong ngăn hộc này, em đựng dụng cụ học môn kĩ thuật, bộ đò dùng học toán, nhiều hộp phấn viết bảng trắng lẫn màu, thậm chí có cả mớ dây thun tết hình con rết, nắm sỏi tròn để chơi ô quan... Bốn chân bàn là những thanh gỗ vuông to và cứng cáp, các góc mép được bào nhẵn. Ba thanh gỗ dẹp hơn đóng thành hình chữ H ở chân bàn phía gần mặt đất giữ cho các chân bàn được vững vàng chắc chắn hơn.
Mỗi khi học xong em thường thu dọn sách vở và các thứ trên mặt bàn cho gọn ghẽ rồi lau bàn bằng khăn vải mềm. Không bao giờ em lơ đễnh hay cố ý viết, vẽ bậy lên mặt bàn. Vì vậy mà dùng đã nửa năm bàn vẫn còn mới.
Em yêu quý cái bàn này lắm bởi ngày nào nó cũng cùng em học tập miệt mài. Áp má lên mặt bàn, em nghe mát rượi như có ngọn gió nào thổi từ khu rừng xa xưa nơi cây gỗ này sinh sống. Em tưởng như nghe được lời gió thì thầm nhắc nhở: "Cô chủ ơi, gắng học lên! Chúng tôi tin tưởng nhiều ở cô đấy nhé!".
Bài thi liên quan
-
Đề thi Tiếng Việt 4 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 1)
-
8 câu hỏi
-
60 phút
-
-
Đề thi Tiếng Việt 4 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 2)
-
8 câu hỏi
-
60 phút
-
-
Đề thi Tiếng Việt 4 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 3)
-
8 câu hỏi
-
60 phút
-
-
Đề thi Tiếng Việt 4 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 5)
-
11 câu hỏi
-
60 phút
-
-
Đề thi Tiếng Việt 4 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 6)
-
11 câu hỏi
-
60 phút
-
-
Đề thi Tiếng Việt 4 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 7)
-
8 câu hỏi
-
60 phút
-
-
Đề thi Tiếng Việt 4 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 8)
-
11 câu hỏi
-
60 phút
-
-
Đề thi Tiếng Việt 4 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 9)
-
11 câu hỏi
-
60 phút
-
-
Đề thi Tiếng Việt 4 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 10)
-
12 câu hỏi
-
60 phút
-
Có thể bạn quan tâm
- Top 10 Đề thi Giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (11065 lượt thi)
- Top 10 Đề thi Cuối học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (5110 lượt thi)
- Đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (531 lượt thi)
- Đề kiểm tra Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (12153 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Đề kiểm tra Học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (11822 lượt thi)
- Đề thi ôn hè môn Tiếng Việt lớp 4 lên lớp 5 có đáp án (8732 lượt thi)
- Đề kiểm tra Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Mới nhất) (8080 lượt thi)
- Đề thi Tiếng Việt 4 giữa kì 2 có đáp án (5507 lượt thi)
- Top 10 Đề thi Cuối học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (5004 lượt thi)
- Top 10 Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (3958 lượt thi)