Tổng hợp chuyên đề ôn thi THPTQG môn Sinh Học có lời giải chi tiết ( đề 12)

  • 2097 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

18/07/2024

Ở một loài thực vật, xét phép lai P: AaaBBb (2n+1+1)×AAaBBb (2n+1+1). Tính theo lí thuyết, trong tổng số cây có kiểu gen thuộc dạng 2n+1+1 thu được ở thế hệ F1, các cây có kiểu gen AaaBbb chiếm lệ

Xem đáp án

Đáp án B

Sử dụng sơ đồ hình tam giác: Cạnh của tam giác là giao tử 2n, đỉnh của tam giác là giao tử n


AaaBBb giảm phân cho: 
Cây AAaBBb giảm phân cho 

Thể 2n +1+1  được hình thành bởi (2n ×n)(2n×n)


Aaa =
Bbb = 
Trong tổng số cây có kiểu gen thuộc dạng 2n+1+1 thu được ở thế hệ F1, các cây có kiểu gen AaaBbb chiếm lệ: 19x2914=881


Câu 4:

18/07/2024

Ở một loài thú, tính trạng màu lông do một gen có 4 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Alen A1 quy định lông đen trội hoàn toàn so với các alen A2, A3, A4; Alen A2 quy định lông xám trội hoàn toàn so với alen A3, A4; Alen A3 quy định lông vàng trội hoàn toàn so với alen A4 quy định lông trắng. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

1. Thực hiện phép lai giữa hai cá thể khác nhau, thu được Fl. Nếu Fl có 2 loại kiểu hình thì chỉ có 3 loại kiểu gen.

2. Con đực lông đen giao phối với cá thể X, thu được F1 3 loại kiểu gen. Sẽ có tối đa 3 sơ đồ lai cho kết quả như vậy.

3. Cho 1 cá thể lông đen giao phối với 1 cá thể lông trắng, có thể thu được đời con có số cá thể lông vàng chiếm 25%.

4. Cho 1 cá thể lông đen giao phối với 1 cá thể lông vàng, thu được F1. Nếu F1 có tỉ lệ kiểu hình 1 thì chỉ có 3 sơ đồ lai cho kết quả như vậy.

Xem đáp án

Đáp án C

Lông đen: A1A1/2/3/4; lông xám: A2A2/3/4; lông vàng: A3A3/4; lông trắng: A4A4

I sai, nếu thu được 2 loại kiểu hình có thể có chỉ có 2 kiểu gen: VD: A1A4 ×A2A2 → A1A2: A2A4; hoặc 4 loại: A1A4 ×A2A3 → A1A2: A1A3:A2A4: A3A4

II đúng, lông đen × X → 3 kiểu gen → con lông đen và con X có kiểu gen dị hợp giống nhau

Các kiểu gen dị hợp quy định lông đen là : A1A2 ; A1A3 ; A1A4

III sai, lông đen × lông trắng: A1A1/2/3/4 ×  A4A4 → không thể tạo kiểu hình lông vàng chiếm 25%; nếu tạo kiểu hình lông vàng thì P: A1A3 ×  A4A4 → lông vàng chiếm 50%.

IV sai, lông đen × lông vàng: A1A1/2/3/4 ×  A3A3/4  để đời con cho 1 kiểu hình → có 2 phép lai thoả mãn là:

A1A1 × A3A3/4


Câu 5:

18/07/2024

Trong cơ chế điều hoà hoạt động Operon Lac ở Sinh vật nhân sơkhi môi trường có Lactôzơ, phát biểu nào sau đây là không đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

- Lactôzơ đóng vai trò là chất cảm ứng.

Chất cảm ứng sẽ liên kết với prôtêin ức chế làm prôtêin ức chế thay đổi cấu hình không gian và trở nên bất hoạt (không hoạt động).

Prôtêin ức chế không thể bám vào gen chỉ huy O, gen chỉ huy hoạt động bình thường điều khiển Z, Y, A thực hiện phiên mã và dịch mã tổng hợp nên sản phẩm của cụm gen là lactaza.
Phát biểu sai là: D


Câu 6:

18/07/2024

Một gen có 57 vòng xoắn và 1490 liên kết hiđrô. Tính theo lí thuyết, số lượng từng loại nuclêôtit của gen là:

Xem đáp án

Đáp án A
C = N20= 57 →N = 57 × 20 = 1140 →A + G = N2= 570

H = 2A + 3G = 1490

Giải hệ phương trình: A+G=5702A+3G=1490 


Câu 7:

23/07/2024

Quan sát hình ảnh và cho biết nhận xét nào sau đây là không đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

Ta thấy ở dạng bình thường có mã kết thúc là UAA nhưng ở dạng đột biến thì không còn mã kết thúc, U nằm trong bộ ba quy định Ala → đột biến mất 1 cặp nucleotit → đột biến dịch khung→ Mã di truyền từ bộ ba đột biến trở về sau sẽ bị thay đổi.

Phát biểu sai là B.


Câu 9:

18/07/2024

Axit amin Metionin được mã hoá bằng bộ ba

Xem đáp án

Đáp án C

Axit amin Metionin được mã hoá bằng bộ ba AUG.


Câu 10:

18/07/2024

Hình ảnh dưới đây mô tả

Xem đáp án

Đáp án D

Hình ảnh trên mô tả các loài chim có ổ sinh thái khác nhau trong cùng nơi ở.


Câu 14:

18/07/2024

Trong mối quan hệ giữa một loài hoa và loài ong hút mật hoa đó thì

Xem đáp án

Đáp án A

Trong mối quan hệ giữa một loài hoa và loài ong hút mật hoa đó thì cả hai loài đều có lợi: ong hút được mật; hoa được thụ phấn.


Câu 15:

18/07/2024

Những tính trạng có mức phản ứng hẹp thường là những tính trạng:

Xem đáp án

Đáp án B

Những tính trạng có mức phản ứng hẹp thường là những tính trạng chất lượng.


Câu 16:

18/07/2024

Ở một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng màu sắc hoa do hai cặp gen (A,a và B,b) quy định; khi có mặt hai gen trội A và B cho hoa đỏ, các kiểu gen còn lại cho hoa trắng; alen D quy định quả tròn, alen d quy định quả dài. Cho cây hoa đỏ, quả tròn (P) tự thụ phấn đời con thu được 14,0625% cây hoa đỏ, quả dài. Khi cho cây hoa đỏ, quả tròn (P) giao phấn với cây khác; theo lí thuyết, có thể có bao nhiêu phép lai cho đời con có 4 kiểu hình với tỉ lệ 3:3:1:1. Biết không phát sinh đột biến mới và các cặp gen này phân li độc lập.

Xem đáp án

Đáp án D

Tỷ lệ hoa đỏ quả dài: A-B-dd = 14,0625% → A-B-=14,0625% :0,25 =0,5625 → P dị hợp 3 cặp gen: AaBbDd

3:3:1:1 = (3:1)(1:1)

 

Aa; Bb

Dd

(3:1)

1: AaBb´aabb

2: AaBb´AABb

3: AaBb´AaBB

Dd´Dd

(1:1)

1:AaBb´Aabb

2: AaBb´aaBB

Dd´dd

Vì cây P là hoa đỏ quả tròn nên phải có kiểu gen: AaBbDd → có 5 phép lai thoả mãn.

AaBbDd × aabbdd

AaBbDd × AABbdd                AaBbDd × AaBBdd

AaBbDd × AAbbDd                AaBbDd × aaBBDd


Câu 17:

18/07/2024

Trên một phân tử mARN có trình tự các nuclêôtit như sau :

5’ ...XXXAAUGGGGXAGGGUUUUUXUUAAAAUGA ... 3’

Nếu phân tử mARN nói trên tiến hành quá trình dịch mã thì số aa mã hóa và số bộ ba đối mã được tARN mang đến khớp ribôxôm lần lượt là:

Xem đáp án

Đáp án A

Bộ ba mở đầu là AUG, bộ ba kết thúc là UAA

5 ... XXXA AUG GGG XAG GGU UUU UXU UAA AAUGA.. .3’

Số axit amin là 6; số bộ ba đối mã là 6 (mã kết thúc không mã hoá axit amin)


Câu 19:

18/07/2024

Ruồi giấm có 2n = 8. Quan sát 1 tế bào ruồi giấm thấy 7 NST bình thường và 1 NST có tâm động ở vị trí khác thường nhưng kích thước không thay đổi. NST khác thường này có thể được hình thành do đột biến

Xem đáp án

Đáp án D

NST khác thường này có thể được hình thành do đột biến đảo đoạn NST mang tâm động.


Câu 20:

18/07/2024

Quan sát đồ thị về mỗi đường cong biểu diễn hoạt động quang hợp ứng với mỗi loại thực vật, hãy trả lời các câu hỏi sau:

Quan sát 2 đường cong ở đồ thi trên thì:

Xem đáp án

Đáp án A

Cường độ quang hợp tăng khi cường độ ánh sáng tăng, qua điểm bão hoà ánh sáng, cường độ quang hợp không tăng và có thể giảm dần.

Cường độ quang hợp của cây C4 > C3 > CAM

Đường cong A: thực vật C4, đường cong B: thực vật C3


Câu 21:

22/07/2024

Ở người, một dạng đột biến có thể sinh ra các giao tử:

Giao tử 1

Giao tử 2

Giao tử 3

Giao tử 4

1 NST 13 và 1 NST 18

Có 1 NST 13 và 1 NST 13+18

Có 1 NST 13+18 và 1 NST 18+13

Có 1 NST 13+18 và 1 NST 18

Các giao tử nào là giao tử đột biến và đó là dạng đột biến nào?

Xem đáp án

Đáp án C

Do giao tử 3 có 1 NST 13+ 18 và 1 NST 18+13 → Có xảy ra đột biến chuyển đoạn tương hỗ giữa 2 nhiễm sắc thể không tương đồng là 13 và 18


Câu 23:

21/07/2024

Khi tâm thất co, van nhĩ thất…(1)…, van bán nguyệt …(2)… giúp máu lưu thông trong hệ thống mạch máu theo …(3).... chiều. Thứ tự (1), (2), (3) lần lượt là:

Xem đáp án

Đáp án C

Khi tâm thất co, van nhĩ thất đóng van bán nguyệt mở giúp máu lưu thông trong hệ thống mạch máu theo một chiều.


Câu 25:

18/07/2024

Kết thúc quá trình đường phân, từ 1 phân tử glucôzơ, tế bào thu được

Xem đáp án

Đáp án D

Kết thúc quá trình đường phân, từ 1 phân tử glucôzơ, tế bào thu được 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 NADPH.


Câu 26:

18/07/2024

 

Có hai hệ sinh thái tự nhiên (X và Y) đều tiếp nhận năng lượng ánh sáng mặt trời ở mức 5×106kcal/m2/ngày. Hiệu suất sinh thái của các bậc dinh dưỡng được thể hiện qua bảng sau:

Bậc dinh dưỡng

Hiệu suất sinh thái (%)

Hệ sinh thái X

Hệ sinh thái Y

Sinh vật sản xuất

0,1

0,5

Sinh vật tiêu thụ bậc 1

1,0

10,0

Sinh vật tiêu thụ bậc 2

5,0

12,0

Sinh vật tiêu thụ bậc 3

10,0

15,0

Sinh vật tiêu thụ bậc 4

Không có

15,0

Biết rằng năng lượng mất do hô hấp của sinh vật qua mỗi bậc dinh dưỡng là 90%. Nhận định nào sau đây là không đúng?

1. Hệ sinh thái X có chuỗi thức ăn dài hơn nên độ đa dạng cao và ổn định cao hơn

2. Hiệu suất sinh thái của hệ sinh thái X cao hơn

3. Hiệu suất sinh thái của các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái Y thấp hơn

4. Mối quan hệ cộng sinh, hội sinh của hệ sinh thái Y nhiều hơn so với hệ sinh thái X nên khả năng khai thác nguồn sống hiệu quả hơn.

 

Xem đáp án

Đáp án C

Mức năng lượng có được ở mỗi bậc dinh dưỡng như sau:

Bậc dinh dưỡng

Hiệu suất sinh thái (%)

Hệ sinh thái X

Hệ sinh thái Y

Sinh vật sản xuất

5.102

25.102

Sinh vật tiêu thụ bậc 1

5.10-1

25

Sinh vật tiêu thụ bậc 2

2,5.10-3

3.10-1

Sinh vật tiêu thụ bậc 3

2,5.10-5

4,5.10-3

Sinh vật tiêu thụ bậc 4

Không có

6,75.10-5

 

(1) sai. Hệ sinh thái Y có chuỗi thức ăn dài hơn (5 bậc dinh dưỡng) → đa dạng cao → ổn định cao hơn

(2) sai. Hiệu suất sinh thái của hệ sinh thái Y cao hơn

(3) sai. Hiệu suất sinh thái của các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái Y cao hơn

(4) đúng. mối quan hệ cộng sinh, hội sinh nhiều hơn so với hệ sinh thái X nên khả năng khai thác nguồn sống hiệu quả hơn.


Câu 27:

18/07/2024

Dựa vào số lượng NST trong bộ NST của người, em hãy cho biết hội chứng nào dưới đây khác với những hội chứng còn lại?

Xem đáp án

Đáp án A

Tơcnơ: XO

Đao: 3 NST số 21

Hội chứng Etuôt: 3 NST số 18

Hội chứng Patau: 3 NST số 13

→ hội chứng khác với các hội chứng là: Tocno vì đây là thể 1 (2n -1) và đột biến ở NST giới tính, các hội chứng còn lại là thể ba ở NST thường.


Câu 28:

18/07/2024

Quy ước: A: thân xám, a: thân đen, B: mắt đỏ, b: mắt nâu. Một loài côn trùng, cho con đực có kiểu hình thân đen, mắt nâu thuần chủng giao phối với con cái thân xám , mắt đỏ thuần chủng. Đời F1 thu được tỉ lệ 1 đực thân xám, mắt đỏ : 1 cái thân xám, mắt nâu. Tiếp tục cho con đực F1 lai với cơ thể đồng hợp lặn, ở thế hệ sau thu được tỉ lệ kiểu hình ở cả 2 giới đều là: 1 thân xám, mắt đỏ : 1 thân xám, mắt nâu : 1 thân đen, mắt đỏ : 1 thân đen, mắt nâu.

Có bao nhiêu kết luận đúng trong số những kết luận sau:

1. Tính trạng màu sắc thân nằm trên NST thường, tính trạng màu mắt di truyền liên kết với giới tính.

2. Đực F1 có kiểu gen AaXBXb.

3. Khi cho F1 × F1, thế hệ lai thu được tỉ lệ kiểu hình là 3:1

4. Khi cho F1 × F1, ruồi thân đen, mắt nâu sinh ra với tỉ lệ 12,5%.

Xem đáp án

Đáp án C

Tính trạng màu sắc thân phân li đều ở 2 giới. Ở phép lai phân tích con đực thân xám dị hợp tất cả các cặp gen lai với con đồng hợp lặn tạo ra tỉ lệ kiểu hình là 1 thân xám : 1 thân đen → Gen quy định màu sắc thân nằm trên NST thường, thân xám trội hoàn toàn so với thân đen.

Tính trạng màu mắt không đều ở 2 giới → Gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y.

Xét phép lai phân tích. Con đực mắt đỏ dị hợp tất cả các cặp gen lai với con cái đồng hợp lặn tạo ra 1 mắt đỏ : 1 mắt nâu → Mắt đỏ trội hoàn toàn so với mắt nâu.

Ở P con đực mắt nâu thuần chủng, lai với con cái mắt đỏ thuần chủng tạo ra con đực toàn mắt đỏ, con cái toàn mắt nâu → Con đực XX, con cái XY: XBY × XbXb → 1XBXb : 1XbY.

Quy ước: A - thân xám, a - thân đen.

Quy ước: B - mắt đỏ, b - mắt nâu.

(1) đúng.

(2) đúng

(3) sai. F1 × F1: AaXBXb × AaXbY → Tỉ lệ kiểu hình: (3 : 1) × (1 : 1 : 1 : 1).

(4) đúng. Tỉ lệ ruồi thân đen, mắt nâu sinh ra từ phép lai trên là: 14x12=12,5%


Câu 29:

18/07/2024

Ở kỷ Phấn trắng, cây hạt kín xuất hiện và phát triển nhanh là do

Xem đáp án

Đáp án B

Ở kỷ Phấn trắng, cây hạt kín xuất hiện và phát triển nhanh là do chúng thích nghi với không khí khô, nắng gắt, có hình thức sinh sản hoàn thiện.


Câu 31:

18/07/2024

Cho các đặc điểm về sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực như sau:

(1) Chiều tổng hợp.

(2) Các enzim tham gia.

(3) Thành phần tham gia.

(4) Số lượng các đơn vị nhân đôi.

(5) Nguyên tắc nhân đôi.

(6) Số chạc hình chữ Y trong một đơn vị nhân đôi.

Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực khác với sự nhân đôi ADN ở Sinh vật nhân sơ về:

Xem đáp án

Đáp án D

Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực khác sự nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ ở điểm : 2 và 4

2, thành phần tham gia: số lượng emzyme tham gia nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực nhiều hơn rất nhiều so với ở sinh vật nhân sơ

4, ở sinh vật nhân sơ chỉ có 1 đơn vị tái bản, ở sinh vật nhân thực có nhiều đơn vị tái bản.


Câu 32:

18/07/2024

Số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định, không tăng quá cao hoặc giảm quá thấp do tác động của các mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng là hiện tượng

Xem đáp án

Đáp án C

Số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định, không tăng quá cao hoặc giảm quá thấp do tác động của các mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng là hiện tượng khống chế sinh học.


Câu 34:

18/07/2024

Alen A ở vi khuẩn E.coli đột biến thành alen a. Biết rằng alen A ít hơn alen a 2 liên kết hidro. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

1. Nếu alen a và alen A có số lượng nuclêôtit bằng nhau thì đây là đột biến điểm.

2. Nếu alen a và alen A có chiều dài bằng nhau và alen A có 500 nucleotit loại G thì alen a có 498 nucleotit loại X.

3. Chuỗi pôlipeptit do alen a và chuỗi pôlipeptit do alen A quy định có thể có trình tự axit amin giống nhau.

4. Nếu alen A có 400 nucleotit loại T và 500 nucleotit loại G thì alen a có thể có chiều dài 306,34nm.

Xem đáp án

Đáp án A

Có 2 phát biểu đúng, đó là III và IV.

I sai. Vì đột biến này làm tăng 2 liên kết hidro nên nếu là đột biến không làm thay đổi tổng số nucleotit thì chứng tỏ đây là đột biến thay 2 cặp A-T bằng 2 cặp G-X. → Không phải là đột biến điểm.

II sai. Vì nếu 2 alen có chiều dài bằng nhau thì chứng tỏ đây là đột biến thay thế 2 cặp A-T bằng 2 cặp G-X→  số nucleotit loại X của alen a = số nucleotit loại X của alen A + 2 = 500 + 2 = 502.

III đúng. Vì nếu đột biến thay thế 2 cặp A-T bằng 2 cặp G-X thì có thể sẽ không làm thay đổi axit amin.

IV đúng. Vì alen A có tổng số 1800 nucleotit nên có chiều dài = 306nm. Nếu đột biến này là đột biến thêm 1 cặp nucleotit thì chứng tỏ sẽ làm tăng chiều dài của alen ban đầu lên 0,34nm.

→ Alen a có chiều dài 306nm + 0,34 = 306,34nm.


Câu 35:

20/07/2024

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên sẽ không thể đào thải hoàn toàn một alen có hại ra khỏi quần thể khi

Xem đáp án

Đáp án C

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên sẽ không thể đào thải hoàn toàn một alen có hại ra khỏi quần thể khi chọn lọc chống lại alen lặn vì alen lặn còn tồn tại ở trạng thái dị hợp tử.


Câu 36:

18/07/2024

Hãy nghiên cứu hình ảnh và cho biết đây là loại tháp gì?

Xem đáp án

Đáp án B

Đây là tháp số lượng.


Câu 37:

18/07/2024

Trong qúa trình nguyên phân của một tế bào cặp NST số 3 kí hiệu Bb phân li bình thường, cặp NST số 1 kí hiệu Aa không phân li ở một trong hai chiếc. Theo lí thuyết các tế bào con được tạo ra là

Xem đáp án

Đáp án C

Trong quá trình nguyên phân của một tế bào, cặp số 3 Bb phân ly bình thường, cặp Aa không phân li ở một trong hai chiếc.

AaBb → nhân đôi AAaaBBbb → Aa không phân li ở một chiếc, Bb phân li bình thường → AAaBb và aBb hoặc AaaBb và ABb.


Câu 38:

18/07/2024

Hậu quả nào sau đây không xảy ra trong trường hợp cơ thể ăn mặn trong thời gian dài?

Xem đáp án

Đáp án B

Ăn mặn trong thời gian dài dẫn tới hậu quả:

A. Áp suất thẩm thấu máu tăng.

C. Huyết áp tăng.

D. Tuyến thượng thận giảm tiết aldosteron.


Câu 39:

18/07/2024

Phả hệ ở hình dưới đây mô tả sự di truyền 2 bệnh ở người: Bệnh P do một trong hai alen của một gen trên NST thường quy định; bệnh M do một trong hai alen của một gen nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

1. Người số 4 không mang alen quy định bệnh P.

2. Người số 13 có kiểu gen đồng hợp tử về hai cặp gen.

3. Xác suất sinh con thứ nhất chỉ bị bệnh P của cặp 12 - 13 là 7/48.

4. Xác suất sinh con thứ nhất là con trai và chỉ bị bệnh P của cặp 12 - 13 là 1/16.

Xem đáp án

Đáp án D

Quy ước gen: A: không bị bệnh P, a: bị bệnh P

                        B: không bị bênh M, b: Bị bệnh M

Các người xác định được kiểu gen là: 4 (AaXBY) ,6 (AaXBXb) ,7(AaXBY),8(aa XBXb) ,9(AaXBY) ,10 (AaXBY),11( aaXbXb)

Ta có:

(1) sai. Người số 4 sinh con số 8 bị bệnh P. →người số 4 mang alen quy định bệnh P.

(2) sai. Người số 8 bị bệnh P nên sẽ truyền gen bệnh cho người số 13.

→ Người số 13 có kiểu gen dị hợp về bệnh P.

 

 

3:

4:

6: AaXBXb

7:AaXBY

8:aaXBXb

9:AaXBY

11:aaXbXb

12:

13:

14:

- Xác suất sinh con của cặp 12-13:

Người 12 có em gái mắc cả 2 bệnh nên có kiểu gen : (1AA:2Aa)XBY

Người 13 có mẹ mang gen gây bệnh M và bị bệnh P : (aa XBXb) , bố 9(AaXBY) → người 13 có kiểu gen: Aa(XBXB: XBXb)

(3) đúng

+Bệnh P: Xác suất KQ của người 12 là 13AA;23Aa Xác suất KQ của người 13 là Aa.

→ Sinh con bị bệnh P=16;Sinh con không bị bệnh P=56
+ Bệnh M: người số 12 có kiểu gen XBY; Người số 13 có kiểu gen  12XBXB :12XBXb
→ Xác suất sinh con bị bệnh M=12x14=18;Không bị bệnh M=78.
→ Xác suất sinh con thứ nhất chỉ bị bệnh M=78x16=748

(4) đúng

Xác suất sinh con thứ nhất là trai và chỉ bị bệnh P=38x16=116


Câu 40:

18/07/2024

Trong một quần thể giao phối, xét 3 gen: gen I có 2 alen; gen II có 3 alen, hai gen này nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể thường; gen III có 4 alen nằm trên một cặp nhiễm sắc thường khác. Cho các kết luận sau:

1. Số kiểu gen tối đa tạo bởi gen I và gen II là 21 kiểu gen.

2. Số kiểu gen tối đa tạo bởi gen III là 9 kiểu gen.

3. Số kiểu gen tối đa trong quần thể với 3 gen trên là 210 kiểu gen.

4. Số kiểu giao phối trong quần thể là: 22150 kiểu.

Số kết luận đúng là

Xem đáp án

Đáp án C

(1) đúng. Cặp NST mang gen I và II : Ta coi như có 1 gen có 2×3=6 alen

Số kiểu gen tối đa tạo bởi gen I và gen II là: 6+C62=21
(2) sai. Số kiểu gen tạo bởi gen III là: 4+C42=10

(3) đúng. Số kiểu gen tối đa trong quần thể là: 21×10 = 210

(4) sai.

Số kiểu gen ở giới đực và giới cái bằng nhau = 21×10 = 210

Số kiểu giao phối trong quần thể là: 210 × 210 = 44100


Bắt đầu thi ngay