Tổng hợp chuyên đề ôn thi THPTQG môn Sinh Học có lời giải chi tiết
Tổng hợp chuyên đề ôn thi THPTQG môn Sinh Học có lời giải chi tiết ( đề 3)
-
2108 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
18/07/2024Phôtpho ở dạng nào sau đây sẽ được rễ cây hấp thụ?
Chọn đáp án B.
Vì rễ cây chỉ hấp thụ nguyên tố khoáng dưới dạng ion hòa tan trong nước. Do đó dễ dàng suy ra được đáp án B đúng.
Câu 2:
18/07/2024Ở động vật đơn bào, thức ăn được tiêu hóa bằng hình thức nào sau đây?
Chọn đáp án A.
Động vật đơn bào, cơ thể chỉ có 1 tế bào, do đó quá trình tiêu hóa diễn ra bên trong tế bào (gọi là tiêu hóa nội bào).
Câu 3:
18/07/2024Côđon nào sau đây mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?
Chọn đáp án B.
Có 3 côđon mang tín hiệu kết thúc dịch mã, đó là 5’UAA3’, 5’UAG3’, 5’UGA3’.
Câu 4:
18/07/2024Loại đột biến nào sau đây làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào?
Chọn đáp án B.
Có 2 loại đột biến làm thay đổi số lượng NST trong tế bào, đó là đột biến lệch bội và đột biến đa bội (tự đa bội và dị đa bội).
Trong các dạng đột biến, đột biến đảo đoạn và lặp đoạn là các dạng đột biến cấu trúc NST, không làm thay đổi số lượng NST.
Câu 5:
18/07/2024Loại axit nuclêic nào sau đây là thành phần cấu tạo của ribôxôm?
Chọn đáp án B.
Riboxom được cấu tạo từ rARN và prôtêin.
Câu 6:
18/07/2024Dùng cônsixin xử lý hợp tử có kiểu gen AaBb, sau đó cho phát triển thành cây hoàn chỉnh thì có thể tạo ra được thể tứ bội có kiểu gen
Chọn đáp án C.
Cônsixin gây tứ bội hóa bằng cách ngăn cản hình thành thoi vô sắc, làm cho tất cả các cặp NST. Do đó, từ hợp tử AaBb thì sẽ gây tứ bội hóa làm cho tất cả các gen đều được gấp đôi, thu được thể tứ bội AaaaBBbb.
Câu 7:
19/07/2024Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen aaBb giảm phân bình thường tạo ra loại giao tử ab chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Chọn đáp án C.
Câu 8:
18/07/2024Ở người, alen A nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định máu đông bình thường là trội hoàn toàn so với alen a quy định bệnh máu khó đông. Người nữ bị máu khó đông có kiểu gen là
Chọn đáp án C.
Người nữ có kí hiệu cặp NST giới tính là XX.
Alen a quy định bệnh máu khó đông nằm trên nhiễm sắc thể X nên người nữ bị bệnh máu khó đông có kiểu gen được kí hiệu là XaXa.
Câu 9:
18/07/2024Biết rằng quá trình giảm phân tạo giao tử không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, một cơ thể có kiểu gen AaBbDd giảm phân tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử?
Chọn đáp án D.
Cơ thể có 3 cặp gen dị hợp tạo ra tối đa 23 = 8 loại giao tử.
8 loại giao tử đó là ABD, abd, Abd, aBD, Abd, abD, AbD, aBd.
Câu 10:
18/07/2024Một loài thực vật, biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1?
Chọn đáp án D.
Để đời con có tỉ lệ kiểu hình 1:1:1:1 thì P phải dị hợp 1 cặp gen × dị hợp 1 cặp gen.
Câu 11:
18/07/2024Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A là 0,4. Theo lí thuyết, tần số kiểu gen AA của quần thể này là
Chọn đáp án D.
Tần số AA = (0,4)2 = 0,16.
Câu 12:
18/07/2024Phép lai nào sau đây được sử dụng để tạo ra những cơ thể lai có nguồn gen rất khác xa nhau?
Chọn đáp án A.
Lai tế bào (dung hợp tế bào trần) là hiện tượng tế bào của 2 loài thực vật hòa hợp vào nhau tạo nên tế bào lai. Do đó, tế bào lai luôn có bộ gen của 2 loài. Vì vậy, phương pháp lai tế bào sẽ cho phép tạo ra cơ thể mang bộ gen của 2 loài khác xa nhau.
Lai phân tích, lai thuận nghịch, lai khác dòng đều là các phép lai giữa 2 cá thể cùng loài.
Do đó, không thể tạo ra sinh vật có nguồn gen khác xa nhau.
Câu 13:
18/07/2024Trong tự nhiên, tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt các loài sinh sản hữu tính là
Chọn đáp án D.
Trong tự nhiên, tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt các loài sinh sản hữu tính là cách li sinh sản. Cách li sinh sản có 2 dạng:
Cách li trước hợp tử: những trở ngại ngăn cản các cá thể giao phối với nhau để sinh hợp tử được gọi là cách li trước hợp tử.
Cách li sau hợp tử: những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ, thực chất là cách li di truyền, do không tương hợp giữa 2 bộ NST của bố mẹ về số lượng, hình thái, cấu trúc.
Câu 14:
20/07/2024Khi nói về sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, phát biểu nào sau đây sai?
Chọn đáp án C.
Vì ở kỉ Than đá, bò sát cổ và cây hạt trần ngự trị, thực vật có hạt xuất hiện, dương xỉ phát triển mạnh.
Câu 15:
18/07/2024Trong quần thể, sinh vật thường phân bố theo kiểu nào sau đây?
Chọn đáp án B.
Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, các cá thể của quần thể tập trung theo từng nhóm ở những nơi có điều kiện sống tốt nhất. Phân bố theo nhóm xuất hiện ở nhiều loài sinh vật, đặc biệt khi chúng sống thành bầy đàn, khi chúng trú đông, ngủ đông, di cư…
Câu 16:
19/07/2024Trong các quần xã sinh vật sau đây, quần xã nào thường có sự phân tầng mạnh nhất?
Chọn đáp án A.
Ở quần xã rừng mưa nhiệt đới (quần xã rừng lá rộng ôn đới) phân thành nhiều tầng cây, mỗi tầng cây thích nghi với mức độ chiếu sáng khác nhau trong quần xã. Từ trên cao xuống thấp có tầng vượt tán, tầng táng rừng, tầng dưới tán, tầng thảm xanh. Sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của các loài động vật sống trong rừng, nhiều loài chim, côn trùng sống trên tán các cây cao; khỉ, vượn, sóc sống leo trèo trên cành cây; trong khi đó có nhiều loài động vật sống trên mặt đất và trong các tầng đất.
Câu 17:
18/07/2024Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng về kết quả thí nghiệm?
I. Nhiệt độ ở cả 4 bình đều tăng. II. Nhiệt độ ở bình 1 cao nhất
III. Nồng độ CO2 ở bình 2 giảm. IV. Nồng độ CO2 ở bình 3 không thay đổi.
Chọn đáp án B.
Có 2 phát biểu đúng, đó là II và IV. Giải thích:
Quá trình hô hấp sẽ tạo ra nhiệt, thải CO2 và thu lấy O2. Hạt đã luộc chín không xảy ra hô hấp; hạt khô có cường độ hô hấp rất yếu; hạt đang trong nhú mầm có cường độ hô hấp rất mạnh; số lượng hạt đang nảy mầm càng nhiều thì cường độ hô hấp càng tăng.
Ở bình 3 chứa hạt đã luộc chín nên không xảy ra hô hấp. Do đó, trong bình 3 sẽ không thay đổi lượng khí CO2→ I đúng và IV sai.
Bình 1 có chứa lượng hạt đang nhú mầm nhiều nhất (1kg) cho nên cường độ hô hấp mạnh nhất.
Bình 1 và bình 4 đều có hạt đang nhú mầm cho nên đều làm cho lượng khí CO2 trong bình tăng lên.
Câu 18:
18/07/2024Khi nói về hoạt động của hệ tuần hoàn ở người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm.
II. Huyết áp cao nhất ở động mạch, thấp nhất ở mao mạch và tăng dần ở tĩnh mạch.
III. Vận tốc máu chậm nhất ở mao mạch.
IV. Trong hệ động mạch, càng xa tim, vận tốc máu càng giảm.
Chọn đáp án A.
Có phát biểu đúng, đó là I, III, IV.
Phát biểu II sai vì tĩnh mạch có huyết áp thấp nhất (huyết áp giảm dần ở tĩnh mạch).
Câu 19:
18/07/2024Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A+T)/(G+X)=2/3. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử này là
Chọn đáp án C.
Ta có: A/G = 2/3 → A = 20% và G = 30%.
Câu 20:
23/07/2024Khi nói về thể dị đa bội, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Lai xa kèm đa bội hóa có thể tạo ra thể dị đa bội có kiểu gen đồng hợp tử tế tất cả các gen.
II. Ở thực vật có hoa, thể dị đa bội luôn tạo quả không hạt.
III. Từ thể dị đa bội có thể hình thành nên loài mới.
IV. Thể dị đa bội có thể được tạo ra bằng cách áp dụng kĩ thuật dung hợp tế bào trần kết hợp với nuôi cấy tế bào.
Chọn đáp án D.
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV. Giải thích:
I đúng vì khi đa bội hóa thì tất cả các gen đều được gấp đôi thành đồng hợp.
II sai vì thể dị đa bội có bộ nhiễm sắc thể song nhị bội nên thường có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.
III đúng vì thể dị đa bội có bộ NST mới nên bị cách li sinh sản với dạng bố mẹ nên có thể trở thành loài mới.
IV đúng vì dung hợp tế bào trần khác loài sẽ tạo nên tế bào song nhị bội. Tế bào song nhị bội này được nuôi cấy trong điều kiện phù hợp thì sẽ phát triển thành cơ thể song nhị bội.
Câu 21:
20/07/2024Một cơ thể đực có kiểu gen AaBb tiến hành giảm phân tạo giao tử. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu chỉ có 2 tế bào giảm phân thì tối thiểu sẽ cho 2 loại giao tử.
II. Nếu chỉ có 1 tế bào giảm phân không có hoán vị thì chỉ sinh ra 2 loại giao tử.
III. Nếu chỉ có 3 tế bào giảm phân thì có thể sẽ sinh ra 4 loại giao tử với tỉ lệ 1:1:1:1.
IV. Nếu chỉ có 5 tế bào giảm phân tạo ra 4 loại giao tử thì các loại giao tử có tỉ lệ bằng nhau.
Chọn đáp án C.
Chỉ có 2 phát biểu đúng là I, II. Giải thích:
Một tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb giảm phân cho 2 giao tử AB và ab hoặc Ab và aB.
I đúng vì nếu chỉ có 2 tế bào giảm phân thì tối thiểu sẽ cho 2 loại giao tử trong trường hợp 2 tế bào này cho các giao tử hệt nhau.
II đúng vì nếu chỉ có 1 tế bào giảm phân không có hoán vị thì chỉ sinh ra 2 loại giao tử AB và ab hoặc Ab và aB.
III sai vì nếu chỉ có 3 tế bào giảm phân thì có thể sinh ra 3AB và 3ab hoặc (3Ab và 3aB) hoặc: (2AB:2ab:1Ab:1aB) hoặc (2Ab:2aB:1AB:1ab).
IV sai vì nếu chỉ có 5 tế bào giảm phân tạo ra 4 loại giao tử thì có thể xảy ra các trường hợp: (4AB:4ab:1Ab:1aB) hoặc (4Ab:4aB:1AB:1ab) hoặc (2AB:2aB:3Ab:3ab) hoặc (2Ab:2aB:3AB:3ab) → không xuất hiện trường hợp giảm phân tạo ra 4 loại giao tử thì các loại giao tử có tỉ lệ bằng nhau.
Câu 22:
18/07/2024Khi nói về tiến hóa nhỏ theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
Chọn đáp án D.
Vì tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, dẫn tới hình thành loài mới.
A sai. Vì tiến hóa nhỏ là quá trình hình thành loài mới. Các đơn vị phân loại trên loài được hình thành nhờ tiến hóa lớn.
B sai. Vì không có yếu tố ngẫu nhiên thì vẫn xảy ra tiến hóa nhỏ. Các yếu tố ngẫu nhiên có vai trò thúc đẩy tiến hóa nhỏ.
C sai. Vì đột biến là nguyên liệu sơ cấp chứ không phải là nguyên liệu thứ cấp.
Câu 23:
23/07/2024Khi nói về nhân tố sinh thái hữu sinh, phát biểu nào sau đây đúng?
Chọn đáp án C.
Xét các phát biểu của đề bài:
A sai vì nhân tố sinh thái hữu sinh là thế giới hữu cơ của môi trường, là những mối quan hệ giữa một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) này với một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) khác sống xung quanh. Trong nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh, nhân tố con người được nhấn mạnh là nhân tố có ảnh hưởng lớn tới đời sống của nhiều sinh vật.
B sai vì ngoài mối quan hệ giữa sinh vật này với sinh vật khác, nhân tố hữu sinh còn bao gồm mối quan hệ giữa sinh vật với thế giới hữu cơ của môi trường.
D sai vì những nhân tố vật lý, hóa học có ảnh hưởng đến sinh vật được xếp vào nhân tố vô sinh.
Câu 24:
18/07/2024Diễn thế nguyên sinh có bao nhiêu đặc điểm sau đây?
I. Bắt đầu từ một môi trường chưa có sinh vật.
II. Được biến đổi tuần tự qua các quần xã trung gian.
III. Quá trình diễn thế gắn liền với sự phá hại môi trường.
IV. Kết quả cuối cùng thường sẽ hình thành quần xã đỉnh cực.
Chọn đáp án B.
Các đặc điểm I, II, IV đúng. Giải thích:
Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật. Các sinh vật đầu tiên phát tán tới hình thành nên quần xã tiên phong (giai đoạn tiên phong). Tiếp theo là giai đoạn hỗn hợp (giai đoạn giữa) gồm các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau. Giai đoạn cuối hình thành quần xã ổn sịnh tương đối (giai đoạn đỉnh cực). Ở diễn thể nguyên sinh không gắn liền với sự phá hại môi trường.
Câu 25:
18/07/2024Ở một loài thực vật, biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Khi ở trạng thái dị hợp, alen đột biến có thể không được biểu hiện thành kiểu hình.
II. Đột biến gen có thể được phát sinh khi ADN nhân đôi hoặc khi gen phiên mã.
III. Đột biến gen được gọi là biến dị di truyền vì đột biến gen làm thay đổi vật chất di truyền của tế bào.
IV. Trong cùng một cơ thể, khi có tác nhân đột biến thì tất cả các gen đều có tần số đột biến như nhau.
Chọn đáp án B.
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III. Giải thích:
• I đúng vì nếu alen đột biến là alen trội thì sẽ biểu hiện kiểu hình đột biến; nếu alen đột biến là alen lặn thì kiểu hình đột biến chưa được biểu hiện.
• II sai vì đột biến gen không phát sinh trong quá trình phiên mã. Nếu phiên mã không diễn ra theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ làm thay đổi cấu trúc của phân tử mARN chứ không làm thay đổi cấu trúc của gen.
• III đúng vì biến dị di truyền là những biến dị có liên quan đến sự thay đổi vật chất di truyền của tế bào.
• IV sai vì tần số đột biến phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc của gen. Do đó, các gen khác nhau sẽ có tần số đột biến khác nhau.
Câu 26:
18/07/2024Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội, các giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Thực hiện phép lai P: AAAa × aaaa, thu được F1. Tiếp tục cho F1 giao phấn với cây tứ bội Aaaa, thu được Fa. Biết không phát sinh đột biến mới. Theo lí thuyết, Fa có tỉ lệ kiểu hình:
Chọn đáp án B.
P: AAAa × aaaa → F1: → F1:
Tính tỉ lệ giao tử ở F1:
giảm phân cho giao tử hay
giảm phân cho giao tử hay
→ F1 giảm phân cho giao tử:
Cây Aaaa giảm phân cho giao tử
Tỉ lệ cây thân thấp ở F2 là:
Tỉ lệ cây thân cao ở F2 là:
→ Theo lí thuyết, Fa có tỉ lệ kiểu hình: 5 cây thân cao: 1 cây thân thấp.
Câu 27:
18/07/2024Một loài thú, cho con đực mắt trắng, đuôi dài giao phối với con cái mắt đỏ, đuôi ngắn (P), thu được F1 có 100% mắt đỏ, đuôi ngắn. Cho F1 giao phối với nhau, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 50% con cái mắt đỏ, đuôi ngắn; 20% con đực mắt đỏ, đuôi ngắn; 20% con đực mắt trắng, đuôi dài; 5% con đực mắt trắng, đuôi ngắn; 5% con đực mắt đỏ, đuôi dài. Biết rằng mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định; không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đời F2 có 8 loại kiểu gen.
II. Đã xảy ra hoán vị gen ở cả giới đực và giới cái với tần số 20%.
III. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể cái ở F2, xác suất thu được cá thể thuần chủng là 40%.
IV. Nếu cho con cái F1 lai phân tích thì sẽ thu được Fa có 5% cá thể đực mắt đỏ, đuôi dài.
Chọn đáp án A.
Có 3 phát biểu đúng là các phát biểu I, III, IV. Giải thích:
Tính trạng do một cặp gen quy định và F1 có 100% cá thể mắt đỏ, đuôi ngắn.
→ Mắt đỏ trội so với mắt trắng; đuôi ngắn trội so với đuôi dài.
Quy ước: A – mắt đỏ; B – đuôi ngắn.
F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình ở giới đực khác với giới cái → Có liên kết giới tính và tỉ lệ phân li kiểu hình ở giới đực là 20% con đực mắt đỏ, đuôi ngắn; 20% con đực mắt trắng, đuôi dài; 5% con đực mắt trắng, đuôi ngắn; 5% con đực mắt đỏ, đuôi dài → Có hoán vị gen.
Kiểu gen của F1 là XABXab × XABY. Và tần số hoán vị là
I đúng. Vì có hoán vị gen nên số kiểu gen = 4 × 2 = 8 kiểu gen.
II sai. Vì con đực (XABY) không có hoán vị gen.
III đúng. Vì lấy ngẫu nhiên 1 cá thể cái ở F2, xác suất thu được cá thể thuần chủng là
IV đúng. Vì con cái F1 có kiểu gen XABXab lai phân tích:
→ XABXab × XabY → Fa có số cá thể đực mắt đỏ, đuôi dài (XAbY) chiếm tỉ lệ .
Câu 28:
18/07/2024Một loài thực vật, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Cho cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng (P), thu được F1 có 100% cây thân cao, hoa đỏ. Cho F1 giao phấn với nhau, thu được F2 có 4 loại kiểu hình, trong đó cây thân cao, hoa trắng chiếm 16%. Biết không xảy ra đột biến nhưng có hoán vị gen ở cả đực và cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu cho F1 lai phân tích thì sẽ thu được Fa có 4 kiểu hình, trong đó cây thân cao, hoa trắng chiếm 20%.
II. Trong quá trình phát sinh giao tử của cơ thể F1 đã xảy ra hoán vị gen với tần số 40%.
III. Lấy ngẫu nhiên một cây thân thấp, hoa đỏ ở F2, xác suất thu được cây thuần chủng là 1/3.
IV. Lấy ngẫu nhiên một cây thân cao, hoa đỏ ở F2, xác suất thu được cây thuần chủng là 2/7.
Chọn đáp án A.
Cho cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng (P), thu được F1 có 100% cây thân cao, hoa đỏ → Tính trạng thân cao, hoa đỏ là trội so với thân thấp, hoa trắng.
Quy ước: A: thân cao, a: thân thấp; B: hoa đỏ, b: hoa trắng.
F2 có 4 loại kiểu hình, trong đó cây thân cao, hoa trắng chiếm 16%.
Theo hệ thức Đecatto ta có: tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa trắng
(do hoán vị gen ở cả đực và cái với tần số bằng nhau).
II đúng vì F1 có kiểu gen và tần số hoán vị là
I đúng vì khi cho F1 lai phân tích thì sẽ thu được Fa có số cây thân cao, hoa trắng (A-bb) chiếm tỉ lệ = 0,2 = 20%.
III sai vì lấy ngẫu nhiên một cây thân thấp, hoa đỏ (aaB-) ở F2, xác suất thu được cây thuần chủng là:
IV sai. Lấy ngẫu nhiên một cây thân cao, hoa đỏ (A-B-) ở F2, xác suất thu được cây thuần chủng là:
Câu 29:
18/07/2024Khi nói về vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi (quần thể thích nghi), có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chọn lọc tự nhiên có vai trò hình thành các kiểu gen thích nghi, qua đó tạo ra các kiểu hình thích nghi.
II. Chọn lọc tự nhiên có vai trò sàng lọc và làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi đã có sẵn trong quần thể.
III. Chọn lọc tự nhiên có vai trò tạo ra tổ hợp gen thích nghi, sàng lọc và loại bỏ cá thể có kiểu hình không thích nghi.
IV. Chọn lọc tự nhiên có vai trò làm tăng sức sống và tăng khả năng sinh sản của những cá thể có kiểu hình thích nghi.
Chọn đáp án B.
Chỉ có phát biểu II đúng.
I, III sai vì chọn lọc tự nhiên không hình thành kiểu gen thích nghi, nó chỉ có vai trò sàng lọc những kiểu hình và giữ lại các kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi đã có sẵn trong quần thể.
IV sai vì chọn lọc tự nhiên chỉ giữ lại những kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi chứ không làm tăng sức sống, khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.
Câu 30:
18/07/2024Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các loài có ổ sinh thái về độ ẩm trùng nhau một phần vẫn có thể cùng sống trong một sinh cảnh.
II. Ổ sinh thái của mỗi loài khác với nơi ở của chúng.
III. Kích thước thức ăn, hình thức bắt mồi,… của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.
IV. Các loài cùng sống trong một sinh cảnh chắc chắn có ổ sinh thái về nhiệt độ trùng nhau hoàn toàn.
Chọn đáp án D.
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III. Giải thích:
• I đúng vì trùng nhau về ổ sinh thái của các nhân tố vô sinh thường không gây ra cạnh tranh giữa các loài. Các loài thường cạnh tranh khi trùng nhau về ổ sinh thái dinh dưỡng.
• II đúng vì ổ sinh thái bao gồm không gian sinh thái về các nhân tố sinh thái. Nơi ở chỉ là nơi cư trú của loài.
• III đúng vì tất cả các đặc điểm về con mồi, phương thức kiếm mồi,… tạo thành ổ sinh thái dinh dưỡng.
• IV sai vì sống chung trong một môi trường những vẫn có thể có ổ sinh thái khác nhau về các nhân tố vô sinh (trong đó có nhiệt độ, độ ẩm,…).
Câu 31:
18/07/2024Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tất cả các loài thú đều được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ.
II. Tất cả các loài vi khuẩn đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.
III. Xác chết của sinh vật được xếp vào thành phần vô cơ của môi trường.
IV. Chỉ có các loài thực vật mới được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất.
Chọn đáp án D. Chỉ có phát biểu I đúng.
II sai vì vi khuẩn lam được xếp vào sinh vật sản xuất.
III sai vì xác chết là thành phần hữu cơ của môi trường.
IV sai vì một số vi khuẩn có khả năng tổng hợp các chất hữu cơ như vi khuẩn lam… cũng được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất.
Câu 32:
19/07/2024Ở một ao nuôi cá, cá mè hoa là đối tượng tạo nên sản phẩm kinh tế. Lưới thức ăn của ao nuôi được mô tả như sau:
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cá mương thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.
II. Để tăng hiệu quả kinh tế, cần giảm số lượng cá thể của thực vật nổi.
III. Mối quan hệ giữa cá mè hoa và cá mương là quan hệ cộng sinh.
IV. Tăng số lượng cá măng sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế.
Chọn đáp án D.
Chỉ có 2 phát biểu đúng là I, IV. Còn lại:
II sai vì cá mè hoa là đối tượng tạo nên sản phẩm kinh tế, mà cá mè hoa và cá mương đều sử dụng động vật nổi làm thức ăn nên để tăng hiệu quả kinh tế, cần giảm số lượng cá thể cá mương.
III sai vì cá mè hoa và cá mương đều sử dụng động vật nổi làm thức ăn nên mối quan hệ giữa cá mè hoa và cá mương là mối quan hệ cạnh tranh khác loài.
Câu 33:
18/07/2024Ở vi sinh vật E.Coli, khi nói về hoạt động của các gen cấu trúc trong opêrôn Lac, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Nếu gen A nhân đôi 3 lần thì gen điều hòa cũng nhân đôi 3 lần.
II. Nếu gen Z nhân đôi 4 lần thì gen Y sẽ nhân đôi 2 lần.
III. Nếu gen Y phiên mã 5 lần thì gen điều hòa cũng phiên mã 5 lần.
IV. Nếu gen điều hòa phiên mã 10 lần thì gen A cũng phiên mã 10 lần.
Chọn đáp án B.
• Ở vi khuẩn, các gen cấu trúc (Z, Y, A) trong opêron có số lần nhân đôi bằng nhau. Nguyên nhân là vì các gen này nằm cạnh nhau trên một phân tử ADN của vi khuẩn. Khi phân tử ADN này nhân đôi bao nhiêu lần thì tất cả các gen đều nhân đôi bấy nhiêu lần.
• Trong hoạt động của opêron Lac, khi môi trường có đường lactozơ thì tất cả các gen cấu trúc Z, Y, A đều tiến hành phiên mã. Khi môi trường không có đường lactozơ thì tất cả các gen này đều không phiên mã.
→ Chỉ có 1 phát biểu đúng.
Câu 34:
18/07/2024Một loài thực vật giao phấn ngẫu nhiên có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội là . Xét 3 cặp gen A, a; B, b; D, D nằm trên 3 cặp nhiễm sắc thể, mỗi gen quy định một tính trạng và các alen trội là trội hoàn toàn. Giả sử do đột biến, trong loài đã xuất hiện các trạng thể ba tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể và các thể này đều có sức sống và khả năng sinh sản. Cho biết không xảy ra các dạng đột biến khác. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở loài này có tối đa 45 loại kiểu gen.
II. Ở loài này, các cây mang kiểu hình trội về cả ba tính trạng có tối đa 25 loại kiểu gen.
III. Ở loài này, các thể ba có tối đa 36 loại kiểu gen.
IV. Ở loài này, các cây mang kiểu hình lặn về 1 trong 3 tính trạng có tối đa 18 loại kiểu gen.
Chọn đáp án B.
Có 1 phát biểu đúng, đó là IV. Giải thích:
Bài toán đã cho biết loài có 2n = 6 và trong loài có thêm các đột biến thể ba ở tất cả các cặp NST cho nên khi thực hiện tính toán, chúng ta phải tính cả thể lưỡng bội (2n) và cá thể ba (2n+1).
• I sai. Tổng số loại kiểu gen của loài là 9 + 12 + 12 + 9 = 42. Vì:
+ Số kiểu gen của thể lưỡng bội (2n) là 3×3×1=9 kiểu gen;
+ Số kiểu gen của thể ba (2n+1) gồm có các trường hợp:
▪ Thể ba ở gen A có số kiểu gen là 4×3×1=12 kiểu gen.
▪ Thể ba ở gen B có số kiểu gen là 3×4×1=12 kiểu gen.
▪ Thể ba ở gen D có số kiểu gen là 3×3×1=9 kiểu gen.
• II sai. Số loại kiểu gen của các thể (2n+1) là 12 + 12 + 9 = 33 kiểu gen.
• III sai. Cây mang kiểu hình trội về 3 tính trạng (A-B-DD) có 20 kiểu gen. Do:
+ Số kiểu gen quy định kiểu hình A-B-DD của thể 2n=2×2×1=4 kiểu gen;
+ Số kiểu gen quy định kiểu hình A-B-DD của thể 2n+1 gồm có các trường hợp:
▪ Thể ba ở gen A có số kiểu gen là 3×2×1=6 kiểu gen.
▪ Thể ba ở gen B có số kiểu gen là 2×3×1=6 kiểu gen.
▪ Thể ba ở gen D có số kiểu gen là 2×2×1=4 kiểu gen.
• IV đúng: các cây mang kiểu hình lặn về 1 trong 3 tính trạng có tối đa 18 loại kiểu gen.
+ Ở các thể 2n có 2 trường hợp là A-bbDD và aaB-DD nên số kiểu gen là 2×1×1+1×2×1=4 kiểu gen;
+ Ở các thể 2n+1 gồm có các trường hợp:
▪ Thể ba ở gen A có số kiểu gen là 3×1×1+1×2×1=5 kiểu gen.
▪ Thể ba ở gen B có số kiểu gen là 2×1×1+1×3×1=5 kiểu gen.
▪ Thể ba ở gen D có số kiểu gen là 2×1×1+1×2×1=4 kiểu gen.
Câu 35:
18/07/2024Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, các gen phân li độc lập. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cho cây aaBb lai phân tích thì đời con có 2 loại kiểu hình, trong đó cây thân thấp, hoa trắng chiếm 50%.
II. Cho cây thân cao, hoa trắng tự thụ phấn, nếu đời F1 có 2 loại kiểu hình thì chứng tỏ F1 có 3 loại kiểu gen.
III. Cho cây thân cao, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1. Nếu F1 có thân thấp, hoa trắng thì chứng tỏ F1 có 6 loại kiểu gen.
IV. Các cây thân thấp, hoa đỏ giao phấn ngẫu nhiên thì đời con có tối đa 3 kiểu gen.
Chọn đáp án B.
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và IV. Giải thích:
• I đúng vì aaBb lai phân tích thì đời con có 1aaBb và 1aabb → 1 cây thấp, hoa đỏ: 1 cây thấp, hoa trắng.
• II đúng vì cây thân cao, hoa trắng có kí hiệu kiểu gen là A-bb. Khi cây A-bb tự thụ phấn, sinh ra đời con có 2 loại kiểu hình thì chứng tỏ cây A-bb có kiểu gen Aabb → Cây Aabb tự thụ phấn thì đời con có 3 loại kiểu gen.
• III sai vì cây thân cao, hoa đỏ có kí hiệu kiểu gen A-B-. Cây này tự thụ phấn mà đời con có kiểu hình cây thấp, hoa trắng (aabb) thì chứng tỏ cây A-B- có kiểu gen AaBb → Đời con có 9 loại kiểu gen.
• IV đúng vì nếu cây thân thấp, hoa đỏ có kí hiệu kiểu gen là aaBb thì đời con sẽ có 3 loại kiểu gen.
Câu 36:
18/07/2024Cho biết gen trội là trội hoàn toàn, mỗi gen quy định 1 tính trạng, không phát sinh đột biến mới. Tiến hành phép lai ♂AaBbCcDdEE × ♀aaBbccDdEE, thu được F1. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Đời F1 có 64 kiểu tổ hợp giao tử.
II. Kiểu hình trội về tất cả các tính trạng chiếm tỉ lệ 9/64.
III. F1 có 16 loại kiểu hình và 36 kiểu gen.
IV. Có 4 kiểu gen quy định kiểu hình trội về cả 5 tính trạng.
Chọn đáp án D.
Cả 4 phát biểu đều đúng. Giải thích:
• I đúng vì cơ thể đực có 4 cặp gen dị hợp nên sẽ có 16 loại giao tử; cơ thể cái có 2 cặp gen dị hợp nên có 4 loại giao tử. Số kiểu tổ hợp giao tử = 16×4=64.
• II đúng vì ở phép lai ♂AaBbCcDdEE × ♀aaBbccDdEE, thu được đời con có số kiểu hình là 2×2×2×2×1=16. Số kiểu gen là 2×3×2×3×1=36.
• III đúng vì ở phép lai ♂AaBbCcDdEE × ♀aaBbccDdEE, kiểu hình trội A-B-C-D-E- có tỉ lệ là
IV đúng vì kiểu hình trội về 5 tính trạng (A-B-C-D-E-) gồm 4 kiểu gen, trong đó có 2 kiểu gen về cặp gen Bb và 2 kiểu gen về cặp gen Dd.
Câu 37:
18/07/2024Ở một loài động vật, xét 3 phép lai sau:
Phép lai 1: (P)Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến; các phép lai trên đều tạo ra F1, các cá thể F1 của phép lai ngẫu phối với nhau tạo ra F2. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về 3 phép lai nói trên?
I. 2 phép lai đều cho F2 có kiểu hình giống nhau ở hai giới.
II. 2 phép lai đều cho F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 3 cá thể mang kiểu hình trội: 1 cá thể mang kiểu hình lặn.
III. 1 phép lai cho F2 có kiểu hình lặn chỉ gặp ở một giới.
IV. 2 phép lai đều cho F2 có tỉ lệ phân li gen giống với tỉ lệ phân li kiểu hình.
Chọn đáp án C.
Có 3 phát biểu đúng là I, II, III đúng.
P1: XAXA×XaY → F1: 1XAXa : 1XAY → F2: 1XAXA : 1XAXa : 1XAY : 1XaY.
P2: XaXa×XAY → F1: 1XAXa : 1XaY → F2: 1XAXa : 1XaXa : 1XAY : 1XaY.
P3: Dd×Dd → F1: 1DD : 2Dd : 1dd → F2: 1DD : 2Dd : 1dd.
• Có 2 phép lai đều cho F2 có kiểu hình giống nhau ở hai giới là phép lai 2 và phép lai 3 → phát biểu I đúng.
• Có 2 phép lai đều cho F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 cá thể mang kiểu hình trội: 1 cá thể mang kiểu hình lặn là phép lai 1 và phép lai 3 → phát biểu II đúng.
• Có 1 phép lai cho F2 có kiểu hình lặn chỉ gặp ở một giới là phép lai 1 → phát biểu III đúng.
• Phát biểu IV sai vì chỉ có phép lai cho F2 có tỉ lệ phân li kiểu gen giống với tỉ lệ phân li kiểu hình. Đó là phép lai 2.
Câu 38:
20/07/2024Ở một loài thực vật, tính trạng hình dạng quả do hai cặp gen A, a và B, b phân li độc lập quy định. Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả hai alen trội A và B quy định quả dẹt ; khi chỉ có một trong hai alen trội A hoặc B quy định quả tròn ; khi không có alen trội nào quy định quả dài. Tính trạng màu sắc hoa do cặp gen D, d quy định ; alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Cho cây quả dẹt, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 6 cây quả dẹt, hoa đỏ: 5 cây quả tròn, hoa đỏ: 3 cây quả dẹt, hoa trắng: 1 cây quả tròn hoa trắng: 1 cây quả dài, hoa đỏ. Biết rằng không xảy ra đột biến và không có hoán vị gen. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cây P có thể có kiểu gen là
II. Trong số các cây quả tròn, hoa đỏ ở F1, cây thuần chủng chiếm 20%.
III. Ở F1, có 3 kiểu gen quy định kiểu hình quả tròn, hoa đỏ.
IV. Cho P lai phân tích thì đời con có 4 loại kiểu hình.
Chọn đáp án B.
Có 3 phát biểu đúng, đó là II, III và IV. Giải thích:
• Phát biểu I sai vì cây A-B-D- có tỉ lệ là thì gen trội liên kết gen lặn.
→ Kiểu gen của P là hoặc
• Phát biểu II đúng vì ở F1, cây quả tròn, hoa đỏ có 5 tổ hợp. Trong đó cây thuần chủng có 1 tổ hợp làXác suất thu được cây thuần chủng là
• Phát biểu III đúng vì cây quả tròn, hoa đỏ có kí hiệu kiểu gen là A-bb; D- (gồm 1 kiểu gen hoặc aaB-; D- (gồm và → Có 3 kiểu gen.
(Có học sinh cho rằng phải có 6 kiểu gen. Vì có thể có trường hợp A liên kết với d hoặc B liên kết với d. Tuy nhiên, đối với mỗi loài sinh vật thì chỉ có một trật tự sắp xếp các gen trên NST. Vì vậy nếu A liên kết với d thì không còn xảy ra trường hợp B liên kết với d).
• Phát biểu IV đúng vì cây P lai phân tích thì sẽ thu được đời con có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 1:1:1:1.
Câu 39:
18/07/2024Ở một loài ngẫu phối, xét gen A nằm trên NST thường có 4 alen (A1, A2, A3, A4). Tần số alen A1 là 0,625, các alen còn lại có tần số bằng nhau. Biết rằng quần thể đang cân bằng di truyền, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tần số alen A3 = 0,125.
II. Quần thể có tối đa 6 kiểu gen dị hợp về gen A.
III. Các kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ 43,75%.
IV. Các kiểu gen dị hợp về gen A1 chiếm tỉ lệ 46,875%.
Chọn đáp án D.
Cả 4 phát biểu đúng. Giải thích:
• Phát biểu I đúng vì tổng tần số của 4 alen A1+A2+A3+A4=1, trong đó A1=0,625.
Suy ra A2 + A3 + A4 = 1 – 0,625 = 0,375 → A3 = 0,375 : 3 = 0,125.
• Phát biểu II đúng vì khi gen A có 4 alen thì số kiểu gen dị hợp
• Phát biểu III đúng vì có 4 kiểu gen đồng hợp là A1A1; A2A2; A3A3; A4A4
Tỉ lệ của 4 kiểu gen này
Câu 40:
18/07/2024Ở người, gen quy định nhóm máu và gen quy định dạng tóc đều nằm trên nhiễm sắc thể thường và phân li và phân li độc lập. Theo dõi sự di truyền của hai gen này ở một dòng họ, người ta vẽ được phả hệ sau:
Biết rằng gen quy định nhóm máu gồm 3 alen, trong đó kiểu gen IAIA và IAIO đều quy định nhóm máu A, kiểu gen IBIB và IBIO đều quy định nhóm máu B, kiểu gen IAIB quy định nhóm máu AB và kiểu gen IOIO quy định nhóm máu O, gen quy định dạng tóc có hai alen, alen trội là trội hoàn toàn, người số 5 mang alen quy định tóc thẳng và không phát sinh đột biến mới ở tất cả những người trong phả hệ. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Xác định được tối đa kiểu gen của 8 người trong phả hệ.
II. Người số 4 và người số 10 có thể có kiểu gen giống nhau.
III. Xác suất sinh con có nhóm máu A và tóc xoăn của cặp 8 – 9 là 17/32.
IV. Xác suất sinh con có nhóm máu O và tóc thẳng của cặp 10 – 11 là 1/2.
Chọn đáp án B.
Có 1 phát biểu đúng, đó là II. Giải thích:
Xác định kiểu gen của 9 người trong phả hệ về cả 2 bệnh:
Về nhóm máu: xác định được kiểu gen của người số 1, 2, 3, 5, 6, 7, 10, 11.
Ø Về dạng tóc: 1, 2, 3, 5, 7, 9, 10, 11.
→ Có 7 người đã biết được kiểu gen về cả 2 tính trạng, đó là 1, 2, 3, 5, 7, 10, 11.
→ Những người chưa biết được kiểu gen là: 4, 6, 8, 9.
Những người có kiểu gen hình giống nhau và chưa xác định được kiểu gen thì những người đó có thể có kiểu gen giống nhau và cũng có thể có kiểu gen khác nhau → người số 4, số 8 và số 10 có thể có kiểu gen giống nhau hoặc khác nhau. Người số 6 và số 9 có thể có kiểu gen giống nhau.
Người số 10 có kiểu gen IAIO; người số 11 có kiểu gen IOIO nên cặp 10-11 sẽ sinh con có máu O với xác suất .Người số 10 dị hợp về dạng tóc, người 11 có tóc thẳng. Do đó, xác suất cặp 10-11 sinh con tóc thẳng =; sinh con tóc xoăn= → Cặp 10-11 sinh con có máu O và tóc thẳng là; sinh con có máu O và tóc xoăn là . Người số 8 có xác suất kiểu gen về nhóm máu làII và II nên sẽ cho giao tử IB với tỉ lệ và giao tử IO với tỉ lệ
Người số 9 có xác suất kiểu gen II ;II nên sẽ cho giao tử IA với tỉ lệ ; giao tử IO với tỉ lệ → Sinh con có máu AB với xác suất là
Sinh con máu A với xác suất Sinh con máu B với xác suất là
Người số 8 có xác suất kiểu gen về dạng tóc là → Cho giao tử Người số 9 có kiểu gen Aa → Xác suất sinh con tóc xoăn của cặp 8-9 là
→ Xác suất sinh con máu AB và tóc xoăn của cặp 8-9 là
→ Xác suất sinh con máu A và tóc xoăn của cặp 8-9 là
→ Xác suất sinh con máu B và tóc xoăn của cặp 8-9 là
Bài thi liên quan
-
Tổng hợp chuyên đề ôn thi THPTQG môn Sinh Học có lời giải chi tiết ( đề 1)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Tổng hợp chuyên đề ôn thi THPTQG môn Sinh Học có lời giải chi tiết ( đề 2)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Tổng hợp chuyên đề ôn thi THPTQG môn Sinh Học có lời giải chi tiết ( đề 4)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Tổng hợp chuyên đề ôn thi THPTQG môn Sinh Học có lời giải chi tiết ( đề 5)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Tổng hợp chuyên đề ôn thi THPTQG môn Sinh Học có lời giải chi tiết ( đề 6)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Tổng hợp chuyên đề ôn thi THPTQG môn Sinh Học có lời giải chi tiết ( đề 7)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Tổng hợp chuyên đề ôn thi THPTQG môn Sinh Học có lời giải chi tiết ( đề 8)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Tổng hợp chuyên đề ôn thi THPTQG môn Sinh Học có lời giải chi tiết ( đề 9)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Tổng hợp chuyên đề ôn thi THPTQG môn Sinh Học có lời giải chi tiết ( đề 10)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Tổng hợp chuyên đề ôn thi THPTQG môn Sinh Học có lời giải chi tiết ( đề 11)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-