Tổng hợp 20 bộ đề thi thử THPTQG 2019 Sinh Học - Chinh phục điểm 9 điểm 10
Tổng hợp 20 bộ đề thi thử THPTQG 2019 Sinh Học - Chinh phục điểm 9 điểm 10 ( đề 20)
-
1836 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
18/07/2024Quá trình hấp thụ bị động ion khoáng có đặc điểm:
(1) Các ion khoáng đi từ môi trường đất có nồng độ cao sang tế bào rễ có nồng độ thấp.
(2) Nhờ có năng lượng và enzim, các ion cần thiết bị động đi ngược chiều nồng độ, vào tế bào rễ.
(3) Không cần tiêu tốn năng lượng.
(4) Các ion cần thiết đi ngược chiều nồng độ nhờ có chất hoạt tải.
Đáp án D
- Hấp thụ ion khoáng: diễn ra theo hai cơ chế:
+ Cơ chế thụ động: Một số ion khoáng đi từ đất vào tế bào lông hút theo chiều gradien nồng độ (đi từ nơi có nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng độ chất tan thấp), không tiêu tốn năng lượng.
+ Cơ chế chủ động: Một số ion khoáng mà cây có nhu cầu cao đi từ đất vào tế bào lông hút ngược chiều gradien nồng độ (đi từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao), phải tiêu tốn năng lượng.
Câu 2:
18/07/2024Sự khác nhau cơ bản giữa cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây là:
Đáp án C
Câu 3:
18/07/2024Có bao nhiêu tác dụng của việc bón phân với năng suất cây trồng và môi trường dưới đây là đúng
(1) Bón không đúng, năng suất cây trồng thấp, hiệu quả kinh tế thấp.
(2) Bón phân vượt quá liều lượng cần thiết sẽ làm giảm năng suất, chi phí phân bón cao.
(3) Bón không đúng cách sẽ gây ô nhiễm nông sản, ô nhiễm môi trường, đe doạ sức khoẻ con người.
(4) Bón phân càng nhiều, năng suất cây trồng càng cao, hiệu quả kinh tế cao.
(5) Bón phân hợp lí sẽ làm tăng năng suất cây trồng, không gây ô nhiễm môi trường.
Đáp án B
* Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa liều lượng phân bón và mức độ sinh trưởng của cây:
* Các ý (1), (2), (3), (5) đúng vì:
- Phân bón là nguồn quan trọng cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng.
- Để cây trồng có năng suất cao cần phải bón phân hợp lí: đúng loại, đủ số lượng và tỉ lệ các thành phần dinh dưỡng; đúng nhu cầu của giống, loài cây trồng; phù hợp với thời kì sinh trưởng và phát triển của cây (bón lót, bón thúc) cũng như điều kiện đất đai và thời tiết mùa vụ.
- Bón phân với liều lượng cao quá mức cần thiết sẽ không chỉ độc hại đối với cây mà còn gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường:
+ Dư lượng phân bón sẽ làm làm tăng nồng độ chất tan trong đất dẫn tới làm tăng áp suất thẩm thấu của đất cho nên gây cản trở sự hút nước của cây dẫn tới cây thiếu nước và bị héo.
+ Dư lượng phân sẽ làm thay đổi độ pH của môi trường đất làm ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đất và hệ thống keo đất nên gián tiếp làm ảnh hưởng đến cây.
+ Dư lượng phân bón sẽ bị nước mưa cuốn xuống các thủy vực gây ô nhiễm môi trường nước.
Câu 4:
18/07/2024Khi đưa cây ra ngoài sáng, ... (1)... trong tế bào khí khổng tiến hành ... (2)... làm thay đổi nồng độ CO2 và tiếp theo là pH. Sự thay đổi này dẫn đến 1 kết quả là hàm lượng đường tăng, làm tăng ... (3)... trong tế bào. Hai tế bào ... (4) ... hút nước, trương nước và khí khổng mở. Thứ tự (1), (2), (3), (4) đúng nhất là:
Đáp án A
Câu 5:
18/07/2024Nội dung nào sau đây sai?
Đáp án B
- Phương án A đúng vì ở thực vật C4 có 2 loại lục lạp ở tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch.
- Phương án B sai vì thực vật C3 có năng suất sinh học trung bình, thực vật C4 có năng suất sinh học cao gấp đôi thực vật C3, thực vật CAM có năng suất sinh học thấp (C4 > C3 > CAM).
- Phương án C đúng vì ở thực vật CAM:
+ Chu trình C4 (cố định CO2 tạm thời): Diễn ra vào ban đêm lúc khí khổng mở.
+ Chu trình Canvin (tái cố định CO2): Diễn ra vào ban ngày.
- Phương án D đúng:
+ Pha tối ở thực vật C3: Chất nhận CO2 đầu tiên là RiDP, sản phẩm cố định CO2 đầu tiên là APG (hợp chất có 3 cacbon).
+ Pha tối ở thực vật C4 và thực vật CAM: Chất nhận CO2 đầu tiên là PEP, sản phẩm cố định CO2 đầu tiên là AOA (hợp chất có 4 cacbon).
Câu 6:
18/07/2024Nhận định không đúng khi nói về khả năng hấp thụ nitơ của thực vật là
Đáp án B
* Nguồn cung cấp nitơ tự nhiên cho cây
- Nitơ trong không khí
+ Nitơ phân tử (N2) trong không khí chiếm khoảng 80%: Cây không hấp thụ được.
+ Nitơ dạng NO và NO2 trong khí quyển là độc hại đối với cơ thể thực vật.
- Nitơ trong đất
+ Nitơ trong muối khoáng hoà tan (dạng NH4+ và NO3-): Cây hấp thụ được.
+ Nitơ hữu cơ trong xác sinh vật: Cây không hấp thụ được.
→ Như vậy phương án B sai vì thực vật không có khả năng hấp thụ nitơ phân tử.
Câu 7:
18/07/2024Trong hô hấp hiếu khí ở thực vật, chuỗi chuyền êlectron tạo ra
Đáp án B
Phân giải hiếu khí ở thực vật (đường phân và hô hấp hiếu khí) xảy ra trong điều kiện có O2:
|
Đường phân |
Chu trình Crep |
Chuỗi chuyền electron hô hấp |
Nơi thực hiện |
Tế bào chất |
Chất nền ti thể |
Màng trong thi thể |
Nguyên liệu |
Glucozơ, ADP, Pvc, NAD+ |
2 Axit piruvic, ADP, Pvc, NAD+, FAD+, H2O |
O2, 10NADH, 2FADH2, ADP, Pvc |
Sản phẩm |
2 axit piruvic, 2ATP, 2NADH |
6CO2, 2ATP, 8NaDH, 2FADH2 |
NAD+, FAD+, H2O, 34ATP. |
- Phương trình tổng quát: C6H12O6 6CO2 + 6H2O + NL (36ATP + nhiệt).
+ Hô hấp hiếu khí (hô hấp ti thể) bao gồm chu trình Crep và chuỗi chuyền electron, diễn ra mạnh trong các mô, cơ quan đang có hoạt động sinh lí mạnh.
+ Khi có O2, 2 phân tử axit piruvic đi từ tế bào chất vào ti thể đã tiêu tốn 2 ATP.
+ Hiđrô của NADH, FADH2 được chuyển đến chuỗi chuyền electron để ôxi hóa tạo ra nước và tích lũy ATP, trong đó 1 NADH qua chuỗi truyền electron thì tổng hợp được 3 ATP, 1 FADH2 qua chuỗi truyền electron thì tổng hợp được 2 ATP.
+ H2O vừa là nguyên liệu, vừa là sản phẩm của quá trình hô hấp.
Câu 8:
18/07/2024Các hình dưới đây lần lượt mô tả quá trình tiêu hóa thức ăn ở trùng giày và thủy tức.
Điểm khác nhau giữa quá trình tiêu hóa ở trùng giày và quá trình tiêu hóa ở thủy tức là
Đáp án C
1. Quá trình tiêu hóa ở trùng giày
- Trùng giày chưa có cơ quan tiêu hóa nên quá trình tiêu hóa diễn ra trong tế bào (gọi là tiêu hóa nội bào).
- Gồm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn bắt mồi: Màng tế bào lõm dần vào, hình thành không bào tiêu hóa chứa thức ăn bên trong.
+ Giai đoạn biến đổi thức ăn: Lizôxôm gắn vào không bào tiêu hóa. Các enzim của lizôxôm vào không bào tiêu hóa và thủy phân các chất dinh dưỡng phức tạp thành các chất dinh dưỡng đơn giản.
+ Giai đoạn hấp thụ dinh dưỡng và thải bã: Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ từ không bào tiêu hóa vào tế bào chất. Riêng phần thức ăn không được tiêu hóa trong không bào được thải ra khỏi tế bào theo kiểu xuất bào.
2. Quá trình tiêu hóa ở thủy tức
- Thủy tức có cơ quan tiêu hóa là túi tiêu hóa.
- Túi tiêu hóa:
+ Hình túi, cấu tạo từ nhiều tế bào.
+ Có một lỗ thông duy nhất vừa làm chức năng miệng vừa làm chức năng hậu môn.
+ Trên thành túi có nhiều tế bào tuyến tiết ra enzim tiêu hóa.
- Túi tiêu hóa không có khả năng co bóp nên không có tiêu hóa cơ học.
- Quá trình tiêu hóa:
+ Thức ăn qua lỗ miệng vào túi tiêu hóa.
+ Tiêu hóa ngoại bào (chủ yếu): Tế bào trên thành túi tiết ra enzim tiêu hóa để tiêu hóa hóa học thức ăn.
+ Tiêu hóa nội bào: Thức ăn đang tiêu hóa dang dở tiếp tục được tiêu hóa nội bào trong tế bào của thành túi tiêu hóa.
Câu 9:
18/07/2024Phát biểu không đúng khi nói về sự trao đổi khí qua da của giun đất?
Đáp án D
Phương án D không đúng vì quá trình trao đổi khí qua bề mặt trao đổi khí theo cơ chế khuếch tán. Ở giun đất, để khí O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán qua da cần phải có sự trên lệch về nồng độ O2 và CO2 giữa bên trong và bên ngoài cơ thể.
Câu 10:
16/12/2024Huyết áp thay đổi do những yếu tố nào?
(1) Lực co tim. (2) Khối lượng máu. (3) Nhịp tim.
(4) Số lượng hồng cầu. (5) Độ quánh của máu. (6) Sự đàn hồi của mạch máu.
Đáp án đúng là : D
- Huyết áp thay đổi do những yếu tố (1),(2),(3),(5),(6).
-(4) sai vì Số lượng hồng cầu có thể ảnh hưởng đến huyết áp, nhưng mối liên hệ này không trực tiếp và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.
→ D đúng.A,B,C sai.
* Mở rộng:
1. Hệ tuần hoàn của động vật cấu tạo từ những bộ phận nào?
Dịch tuần hoàn: là máu hoặc hỗn hợp máu - dịch mô
Tim: là một bơm hút và đẩy máy chảy trong hệ thống mạch máu
Hệ thống mạch máu: gồm động mạch, mao mạch và tĩnh mạch.
2. Chức năng của hệ tuần hoàn là gì?
Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác
Đảm bảo các hoạt động sống của cơ thể
3. Các dạng của hệ tuần hoàn là gì?
Hệ tuần hoàn hở:
- Có ở đa số động vật thuộc ngành chân khớp và một số loài thân mềm
- Tim bơm máu vào động mạch với áp lực thấp, máu chảy vào xoang cơ thể trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu - dịch mô, gọi chung là máu.
- Máu trao đổi chất trực tiếp với tế bào cơ thể, sau đó trở về tim theo các ống góp.
- Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp nên tốc độ máu chảy chậm, tim thu hồi máu chậm.
Hệ tuần hoàn kín:
- Có ở giun đốt, một số thân mềm và động vật có xương sống
- Tim bơm máu vào động mạch với áp lực mạnh, máu chảy liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và về tim
- Máu trao đổi chất với tế bào thông qua dịch mô
- Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình nên tốc độ máu chảy nhanh, tim thu hồi máu nhanh
- Hệ thừa hoàn kín gồm: hệ tuần hoàn đơn (cá xương, cá sụn) hoặc hệ tuần hoàn kép (lưỡng cư, bò sát, chim và thú).
4. Tim có cấu tạo như thế nào?
Tim người có 4 buồng, 2 buồng nhỏ thu nhận máu từ tĩnh mạch gọi là tâm nhĩ, hai buồng lớn hơn bơm máu ra khỏi tim gọi là tâm thất.
5. Tim hoạt động như thế nào?
Tính tự động của tim:
- Khả năng tự co dãn của tim gọi là tính tự động của tim
- Tim co dãn được là nhờ hệ dẫn truyền tim
Chu kì hoạt động của tim (chu kì tim):
Tim co và dãn nhịp nhàng theo chu kỳ. Pha co của tim gọi là tâm thu, pha dãn của tim gọi là tâm trương.
6. Cấu tạo của hệ mạch là gì?
- Động mạch và tĩnh mạch đều được cấu tạo từ 3 lớp
- Các tĩnh mạch lớn ở chân có van cho máu đi theo một chiều, từ chân về tim
- Mao mạch cấu tạo từ một lớp tế bào biểu mô dẹt
7. Hệ mạch hoạt động như thế nào?
Huyết áp: là áp lực của máu lên thành mạch
- Huyết áp tâm thu: tâm thất co
- Huyết áp tâm trương: tâm thất dãn
- Huyết áp ở người thường được đo ở cánh tay: huyết áp động mạch
- Trong suốt chiều dài hệ mạch, từ động mạch chủ đến mao mạch và tĩnh mạch chủ có sự giảm rõ rệt về huyết áp.
Vận tốc máu: là tốc độ máu chảy trong 1 giây.
- Biến động vận tốc máu trong hệ mạch liên quan đến tổng tiết diện mạch máu
- Vận tốc máu trong hệ mạch có thể thay đổi (VD: khi huyết áp tăng thì vận tốc máu tăng và ngược lại.
Trao đổi chất ở mao mạch
- Mao mạch có đường kính từ 5 - 10 um và có chiều dài khoảng 0,4 - 2 mm.
- Số lượng mao mạch rất lớn, tạo ra diện tích trao đổi giữa máu và tế bào cơ thể khoảng 500-700 m2
- Thành mao mạch cấu tạo từ một lớp tế bào biểu mô dẹt và có các lỗ nhỏ cho phép các chất đi qua
- Máu trao đổi chất với tế bào cơ thể thông qua dịch mô.
8. Điều hòa hoạt động của tim mạch như thế nào?
Hoạt động tim mạch được điều hòa qua 2 cơ chế: cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch
9. Lợi ích của việc luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên đối với hệ tuần hoàn?
Đối với tim:
- Cơ tim phát triển, thành tim dày, buồng tim dãn rộng hơn và co mạnh hơn, dẫn đến tăng thể tích tâm thu, cả khi đang nghỉ ngơi và khi luyện tập.
- Nhịp tim khi nghỉ ngơi giảm (do thể tích tâm thu tăng) nhưng lưu lượng tim vẫn giữ nguyên.
- Khi lao động nặng, lưu lượng tim của người luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên cao hơn so với người ít vận động.
Đối với mạch máu và máu:
- Mạch máu bền hơn và tăng khả năng đàn hồi, nhờ đó tăng lưu lượng máu khi lao động nặng
- Tăng thêm mao mạch ở cơ xương, nhờ đó tăng khả năng điều chỉnh huyết áp
- Tăng thể tích máu, tăng số lượng hồng cầu, nhờ đó tăng khả năng cung cấp O2
10. Tác hại của việc lạm dụng rượu bia đối với tim mạch và sức khỏe là gì?
Tim đập nhanh, mạnh dẫn đến huyết áp tăng cao
Huyết áp cao kéo dài gây suy yếu cơ tim, rối loạn nhịp tim, tổn thương mạch máu, xuất huyết não,...
Trì trệ hoạt động thần kinh, não mất đi sự linh hoạt vốn có
Không làm chủ được bản thân, dễ nổi nóng, có những hành động không nghĩ đến hậu quả
Các động tác thiếu chính xác,...
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 11 Bài 10: Tuần hoàn ở động vật
Giải Sinh học 11 Bài 10: Tuần hoàn ở động vật
Câu 11:
20/07/2024Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về mô hình hoạt động của opêron Lac ở E. coli?
Đáp án D
A đúng vì gen điều hòa khi PM và DM không chịu sự chi phối của lactozo.
B, C đúng.
D sai vì không thể khẳng định do có nhiều khả năng có thể xảy ra hoặc tăng, hoặc giảm, hoặc ngừng phiên mã tạo sản phẩm, nếu thay bằng từ "có thể " thì câu này đúng.
Câu 12:
18/07/2024Theo quy luật của Menđen thì nhận định nào sau đây là không đúng?
Đáp án D
D Sai vì theo Menden nhân tố di truyền trội lấn át sự biểu hiện của nhân tố di truyền lặn, không phải do nguyên nhân đột biến
Câu 13:
18/07/2024Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây có thể làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể?
Đáp án C
A- không làm thay đổi tần số alen, thay đổi thành phần kiểu gen theo hướng tăng đồng giảm dị
B- không làm thay đổi tần số alen và thành phần của quần thể
C- làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, một alen trội có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể
D- làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể một cách chậm chạp
Câu 14:
23/07/2024Theo thuyết tiến hóa hiện đại, khi nói về vai trò của các nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án D
A, B, C đúng.
D- sai vì giao phối không ngẫu nhiên chỉ làm thay đổi thành phần KG của quần thể, không làm thay đổi tần số alen
Câu 15:
18/07/2024Ví dụ nào sau đây minh họa mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?
Đáp án A
A- hỗ trợ cùng loài.
B- cạnh tranh cùng loài.
C- quan hệ hội sinh.
D- quan hệ hội sinh.
Câu 16:
18/07/2024Ví dụ nào sau đây minh họa mối quan hệ cạnh tranh khác loài?
Đáp án D
A- kí sinh
B- ức chế cảm nhiễm
C- sinh vật này ăn sinh vật khác
D- cạnh tranh khác loài
Câu 17:
18/07/2024Khi nói về các thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án A
A- đúng
B- sai, sinh vật sản xuất bao gồm thực vật, tảo và một số loài vi khuẩn (chỉ 1 số loài vk)
C- sai, sinh vật kí sinh không được coi là sinh vật phân giải
D- sai, sinh vật tiêu thụ bậc 1 thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2
Câu 18:
18/07/2024Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?
Đáp án D
Phương án D sai vì phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường.
Câu 19:
31/07/2024Khi nói về quá trình dịch mã, những phát biểu nào sau đây không đúng:
(1) Dịch mã là quá trình tổng hợp prôtêin, quá trình này diễn ra trong tế bào chất của sinh vật nhân thực và nhân sơ.
(2) Quá trình dịch mã có thể chia thành hai giai đoạn là hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuỗi pôlipeptit.
(3) Trong quá trình dịch mã, nhiều riboxom có thể cùng tham gia tổng hợp 1 chuỗi polipeptit gọi là hiện tượng poliriboxom.
(4) Quá trình dịch mã kết thúc khi tARN bổ sung với một trong ba bộ ba kết thúc trên mARN.
Đáp án đúng là: B
(1), (2) đúng.
(3) sai vì 1 chuỗi polipeptit thì chỉ do 1 riboxom tổng hợp
(4) sai vì với mã cuối cùng sẽ không có tARN nào tới cả, chỉ có yếu tố giải phóng có cấu hình không gian giống tARN đi tới làm gãy mạch polipeptit giúp kết thúc quá trình dịch mã.
Có 2 phát biểu không đúng là (3) và (4).
B đúng.
* Kiến thức về mã di truyền và dịch mã
a) Mã di truyền (MDT): là trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi pôlipeptit (prôtêin).
- MDT là mã bộ ba, cứ 3 nuclêôtit quy định 1 aa. (Nếu chỉ có 2 loại A và G thì có số loại bộ ba là: 23 = 8 loại; Nếu có 3 loại A, U và X thì sẽ có 33 = 27 loại bộ ba). Nếu chỉ tính bộ ba mã hóa aa thì có 61 loại bộ ba.
- MDT được đọc liên tục, từ một điểm xác định trên mARN và không gối lên nhau. Vì vậy, trên mỗi loại phân tử mARN thì mã di truyền chỉ được đọc từ một điểm cố định (trừ bộ ba mở đầu).
- MDT có tính phổ biến (trừ một vài ngoại lệ), có tính đặc hiệu và có tính thoái hóa. Trong 64 mã di truyền thì có 2 bộ ba không có tính thoái hóa, đó là AUG và UGG.
b) Dịch mã: (Dịch mã là quá trình chuyển thông tin từ các bộ ba trên mARN thành trình tự các axit amin trên chuỗi pôlipeptit).
- Có 4 thành phần tham gia dịch mã, đó là: mARN, tARN, ribôxôm, axit amin. Trong đó tARN đóng vai trò là nhân tố tiến hành dịch mã (dịch bộ ba trên mARN thành axit amin).
- Dịch mã có 2 giai đoạn chính là giai đoạn hoạt hóa axit amin và giai đoạn tổng hợp chuỗi pôlipeptit.
- Ở giai đoạn hoạt hóa axit amin, sử dụng năng lượng ATP để hoạt hóa axi amin và gắn axit amin với tARN (ATP + aa + tARN →aa ~ tARN).
- Ở giai đoạn tổng hợp chuỗi pôlipeptit, mỗi bộ ba trên mARN được dịch thành 1 axit amin. Trong đó, bộ ba đối mã của tARN khớp bổ sung với bộ ba mã hóa trên mARN.
- Ở sinh vật nhân sơ, aa mở đầu chuỗi pôlipeptit là focmin Metiônin; Ở sinh vật nhân thực, aa mở đầu là Metiônin.
- Khi dịch mã, ribôxôm trượt từ bộ ba mở đầu (AUG) ở đầu 5’ của mARN cho đến khi gặp bộ ba kết thúc ở đầu 3’ của mARN thì dừng lại. Trên mỗi mARN có thể có nhiều bộ ba AUG nhưng chỉ có một bộ ba làm nhiệm vụ mở đầu dịch mã.
- Số lượng chuỗi pôlipeptit phụ thuộc vào số lượng ribôxôm tham gia dịch mã và số phân tử mARN. Ví dụ, nếu có x phân tử mARN và có y ribôxôm thì số chuỗi pôlipeptit được tạo ra = x.y.
* Sơ đồ mô tả cơ chế di truyền ở cấp phân tử:
* Như vậy, thông tin di truyền ở trên gen được biểu hiện thành tính trạng trên cơ thể sinh vật thông qua cơ chế phiên mã và dịch mã.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Câu 20:
23/07/2024Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về ADN ở tế bào nhân thực?
(1) ADN tồn tại ở cả trong nhân và trong tế bàochất.
(2) Các tác nhân đột biến chỉ tác động lên ADN trong nhân tế bào mà không tác động lên ADN trong tế bàochất.
(3) Các phân tử ADN trong nhân tế bào có cấu trúc kép, mạch thẳng còn các phân tử ADN trong tế bào chất có cấu trúc kép, mạchvòng.
(4) Khi tế bào giảm phân, hàm lượng ADN trong nhân và hàm lượng ADN trong tế bào chất của giao tử luôn giảm đi một nửa so với tế bào ban đầu.
Đáp án D
- (1), (3) Đúng.
- (2)- Sai. Vì đã là ADN thì dù trong nhân hay tế bào chất đều có khả năng nhân đôi, phiên mã, dịch mã và đột biến.
- (4)- Sai. Hàm lượng ADN trong nhân thì phân chia đồng đều, hàm lượng ADN trong tế bào chất phân chia ngẫu nhiên. Vì thế nói hàm lượng ADN trong TBC giảm đi một nửa là sai.
Câu 21:
18/07/2024Cho một số phát biểu sau đây về các gen trên ADN vùng nhân của tế bào nhân sơ?
(1) Một số gen không có vùng vận hành.
(2) Các gen đều được nhân đôi và phiên mã cùng một lúc.
(3) Các gen đều có cấu trúc dạng vòng.
(4) Số lượng gen điều hòa thường ít hơn gen cấu trúc.
(5) Các gen có thể có một hoặc nhiều alen trong cùng một tế bào.
(6) Các gen đều có cấu trúc mạch kép.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án B
- (1) Đúng. Gen điều hòa không có vùng vận hành.
- (2) Các gen khác operon có số lần nhân đôi bằng nhau nhưng số lần phiên mã khác nhau.
- (3) Sai. ADN mới có cấu trúc dạng vòng.
- (4) Đúng. Ở SVNS, một gen điều hòa thường điều khiển một nhóm gồm nhiều gen cấu trúc.
- (5) Sai. TB Nhân sơ chỉ có 1 ADN vùng nhân dạng trần, vòng, nên một gen chỉ có thể có một alen trong một tế bào.
- (6) Đúng. Vì ADN ở SV nhân sơ có dạng mạch kép.
Câu 22:
18/07/2024Có bao nhiêu phương pháp sau đây cho phép tạo ra được nhiều dòng thuần chủng khác nhau chỉ sau một thế hệ?
(1) Nuôi cấy hạt phấn.
(2) Lai xa kết hợp với gây đa bội hóa.
(3) Nuôi cấy mô tế bào thực vật.
(4) Tách phôi thành nhiều phần và cho phát triển thành các cá thể.
(5) Dung hợp 2 tế bào sinh dưỡng cùng loài.
(6) Dung hợp hai tế bào sinh dưỡng khác loài.
Đáp án D
- Chỉ có phương pháp (1) cho phép tạo ra được nhiều dòng thuần chủng khác nhau chỉ sau một thế hệ.
- Phương pháp (2) cần ít nhất qua 2 thế hệ mới thu được dòng thuần chủng.
- Các phương pháp (3), (4), (5), (6) thường không dùng để tạo dòng thuần chủng.
Câu 23:
18/07/2024Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Đột biến gen xảy ra ở mọi vị trí của gen đều không làm ảnh hưởng đến phiên mã.
(2) Mọi đột biến gen đều chỉ có thể xảy ra nếu có tác động của tác nhân đột biến.
(3) Tất cả các đột biến gen đều có hại cho thể đột biến.
(4) Đột biến gen có thể xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục.
(5) Gen đột biến luôn được di truyền cho thế hệ sau.
(6) Gen đột biến luôn được biểu hiện thành kiểuhình.
(7) Đột biến gen cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
Đáp án A
(1) sai vì nếu vào vùng khởi động làm cho enzyme phiên mã không nhận ra để khởi động PM.
(2) sai do có thể sai hỏng ngẫu nhiên hoặc bắt cặp nhầm
(3) sai có thể có lợi hại hoặc trung tính và tuỳ vào tổ hợp gen, môi trường ...
(4) đúng
(5) sai, ví dụ đột biến giao tử chỉ truyền cho thế hệ sau khi nó được thụ tinh tạo hợp tử, hợp tử có khả năng sống tạo con non.
(6) sai. ĐB có thể không được biểu hiện ra kiểu hình
(7) sai, ĐB cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa
Câu 24:
23/07/2024Giả sử một cây ăn quả của một loài thực vật tự thụ phấn có kiểu gen AaBb. Theo lí thuyết, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Nếu chiết cành từ cây này đem trồng, người ta sẽ thu được cây con có kiểu gen AaBb.
(2) Nếu gieo hạt của cây này thì có thể thu được cây con có kiểu gen đồng hợp tử trội về các gen trên.
(3) Nếu đem nuôi cấy hạt phấn của cây này rồi gây lưỡng bội hóa thì có thể thu được cây con có kiểu gen AaBB.
(4) Các cây con được tạo ra từ cây này bằng phương pháp nuôi cấy mô sẽ có đặc tính di truyền giống nhau.
Đáp án C
(1) - đúng vì chiết cành là hình thức sinh sản sản sinh dưỡng nên đời con sẽ có kiểu gen giống mẹ AaBb.
(2) - đúng vì có thể thu được đời con có 9 loại KG trong đó có KG AABB.
(3) – sai vì nuôi cấy hạt phấn rồi gây lưỡng bội hóa thì cây con sẽ có KG AABB, aabb hoặc AAbb, aaBB.
(4) – đúng.
Câu 25:
18/07/2024Theo thuyết tiến hóa hiện đại, trong các phát biểu sau về quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Hình thành loài mới có thể xảy ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí.
(2) Đột biến đảo đoạn có thể góp phần tạo nên loài mới.
(3) Lai xa và đa bội hóa có thể tạo ra loài mới có bộ nhiễm sắc thể song nhị bội.
(4) Quá trình hình thành loài có thể chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
Đáp án B
Tất cả các ý (1), (2), (3), (4) đều đúng.
Câu 26:
18/07/2024Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về chọn lọc tự nhiên?
(1) Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể.
(2) Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội làm biến đổi tần số alen của quần thể nhanh hơn so với chọn lọc chống lại alen lặn.
(3) Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và làm thay đổi tần số alen của quần thể.
(4) Chọn lọc tự nhiên có thể làm biến đổi tần số alen một cách đột ngột không theo một hướng xác định.
Đáp án B
(1), (2) đúng.
(3) sai. CLTN không làm xuất hiện các alen mới.
(4) sai. CLTN làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định.
Câu 27:
20/07/2024Hiện tượng quần thể sinh vật dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong khi kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu có thể là do bao nhiêu nguyên nhân sau đây?
(1) Khả năng chống chọi của các cá thể với những thay đổi của môi trường giảm.
(2) Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể giảm.
(3) Hiện tượng giao phối gần giữa các cá thể trong quần thể tăng.
(4) Cơ hội gặp gỡ và giao phối giữa các cá thể trong quần thể giảm.
Đáp án B
Tất cả các ý (1), (2), (3), (4) đều đúng.
Chú ý:
- Kích thước quần thể giảm → QH hỗ trợ giảm → chống chọi với môi trường giảm.
- Kích thước giảm → gặp gỡ để giao phối khó khăn và dễ xảy ra giao phối cận huyết.
Câu 28:
18/07/2024Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên nước?
(1) Xây dựng nhiều hồ nước kết hợp với hệ thống thuỷ lợi góp phần chống hạn cho đất.
(2) Xây dựng các nhà máy xử lí nước thải.
(3) Tăng cường sử dụng các loại thuốc trừ sâu hoá học đặc hiệu để bảo vệ mùa màng.
(4) Giáo dục, tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về ý thức bảo vệ nguồn nước sạch.
(5) Thường xuyên kiểm tra để phát hiện ô nhiễm nước, kịp thời có biện pháp xử lí.
(6) Nghiên cứu đánh giá tác động đến môi trường nước cho các dự án khu công nghiệp.
(7) Xây dựng các hồ chứa nước lớn kết hợp lợi ích nông lâm nghiệp với thuỷ điện và bảo vệ rừng đầu nguồn.
Đáp án D
Hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên nước: (1), (2), (4), (5), (6).
(1) đúng vì xây đựng các hồ nước giúp tích trữ nước vào mùa mưa để dùng cho mùa khô, kết hợp với hệ thống thủy lợi giúp chống khô hạn đất.
(3) sai vì các loại chất hóa học sẽ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
(7) sai vì xây dựng thủy điện sẽ làm mất cân bằng hệ sinh thái rừng đầu nguồn, mặc dù đây là biện pháp sử dụng tài nguyên nước hiệu quả nhưng không phải là biện pháp sử dụng bền vững.
Câu 29:
18/07/2024Có bao nhiêu sự kiện sau đây được xem bằng chứng sinh học phân tử về quá trình tiến hóa của sinh giới?
(1) Axit nucleic và protein của mỗi loài đều có các đơn phân giống nhau.
(2) Thành phần axit amin ở chuỗi β –Hb của người và tinh tinh giống nhau.
(3) Tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến động vật, thực vật đều được cấu tạo từ tế bào.
(4) Mã di truyền mang tính thống nhất trong toàn bộ sinh giới (trừ một vài ngoại lệ).
Đáp án C
- Các sự kiện (1), (2), (4) được xem là bằng chứng sinh học phân tử, sự kiện (2) là bằng chứng tế bào học.
Câu 30:
18/07/2024Cho các bệnh tật di truyền sau:
(1) Bệnh máu khó đông. (2) Bệnh bạch tạng. (3) Bệnh ung thư máu.
(4) Hội chứng Đao. (5) Hội chứng Claiphentơ. (6) Bệnh pheninkêtô niệu.
Bằng phương pháp tế bào học có thể phát hiện được các bệnh tật di truyền nào sau đây?
Đáp án A
Bằng phương pháp tế bào học chỉ có thể phát hiện được các bệnh tật di truyền liên quan đến đột biến cấu trúc hoặc số lượng NST.
(1) Bệnh máu khó đông do đột biến gen lặn trên NST X.
(2) Bệnh bạch tạng do đột biến gen lặn trên NST thường.
(3) Bệnh ung thư máu do đột biến mất đoạn NST 21.
(4) Hội chứng Đao do đột biến số lượng 3 NST 21.
(5) Hội chứng Claiphentơ do đột biến số lượng ở cặp NST giới tính (XXY)
(6) Bệnh pheninkêtô niệu do đột biến gen lặn trên NST thường.
Câu 31:
18/07/2024Xét một cặp vợ chồng, vợ bình thường và chồng bị mù màu. Cặp vợ chồng này sinh được con trai đầu lòng vừa bị mù màu, vừa mắc hội chứng Claiphentơ. Cho biết quá trình giảm phân ở bố và mẹ không xảy ra đột biến gen và cấu trúc nhiễm sắc thể. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
Đáp án B
- Gen gây bệnh mù màu là do gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST × quy định:
+ Quy ước: A (không bệnh) trội hoàn toàn với a (mù màu).
+ Các kiểu gen về bệnh mù màu: XAXA, XAXa, XaXa, XAY, XaY.
- Hội chứng Claiphentơ có cặp NST giới tính là XXY.
- Người vợ bình thường có thể có kiểu gen: XAXA hoặc XAXa, nếu người vợ có kiểu gen XAXA thì con trai 100% bình thường (loại) → kiểu gen của người vợ là XAXa.
- Người chồng mù màu có kiểu gen XaY.
- P: XAXa × XaY → sinh con trai vừa bị mù màu, vừa bị Claiphentơ: XaXaY.
- TH1: XaXaY được sinh ra từ sự thụ tinh của giao tử XaXa với giao tử Y → mẹ rối loạn giảm phân II, bố giảm phân bình thường.
- TH2: XaXaY được sinh ra từ sự thụ tinh của giao tử Xa với giao tử XaY → mẹ giảm phân bình thường, bố rối loạn giảm phân I.
→ Các phương án A, C, D đúng; phương án B sai.
Câu 32:
18/07/2024Quan sát biểu đồ sau đây về sự biến động số lượng cá thể của hai quần thể thỏ và linh miêu:
(1) Đường số 1 biểu thị sự biến động số lượng của quần thể thỏ và đường số 2 biểu thị sự biến động số lượng của linh miêu.
(2) Sự biến động số lượng của cả hai loài đều là dạng biến động theo chu kỳ 9 – 10 năm.
(3) Sự biến số lượng của quần thể thỏ kéo theo sự biến động của quần thể linh miêu và ngược lại.
(4) Cả hai loài đều đạt đến kích thước tối đa vào cùng một thời điểm.
(5) Giá trị kích thước lớn nhất mà quần thể thỏ đạt đến gần gấp đôi so với giá trị kích thước lớn nhất của quần thể linh miêu.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án D
(1) đúng, đường số 1 biểu thị sự biến động số lượng của quần thể thỏ và đường số 2 biểu thị sự biến động số lượng của linh miêu do đường số 1 cho thấy số lượng cá thể lớn hơn và thường biến động trước so với đường số 2 nên đặc trưng cho sự biến đổi của quần thể con mồi.
(2) đúng, sự biến động số lượng của cả hai loài đều là dạng biến động theo chu kỳ 9 – 10 năm.
(3) đúng, sự biến số lượng của quần thể thỏ kéo theo sự biến động của quần thể linh miêu và ngược lại, do mối quan hệ giữa hai loài là mối quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi nên xảy ra hiện tượng khống chế sinh học.
(4) sai, quần thể thỏ thường đạt đến kích thước tối đa trước so với quần thể linh miêu.
(5) đúng, giá trị kích thước lớn nhất mà quần thể thỏ đạt đến khoảng 155 nghìn con (năm 1865) gần gấp đôi so với giá trị kích thước lớn nhất của quần thể linh miêu (hơn 80 nghìn con vào năm 1885).
Câu 33:
22/07/2024Ở lúa Mì Triticum aestivum, xét phép lai ♂AaBbdd × ♀AabbDd. Trong quá trình giảm phân ở cơ thể đực diễn ra bình thường. Ở cơ thể cái có một số cá thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân II, giảm phân I diễn ra bình thường. Theo lý thuyết phép lai trên có thể tạo ra tối đa số loại hợp tử lệch bội là:
Đáp án C
- Ở cơ thể cái có một số tế bào không phân li trong GP II nên ta có kiểu giao tử bất thường là AA, aa, O; các tế bào còn lại giảm phân bình thường cho A, a.
- Phép lai: ♂AaBbdd × ♀AabbDd
Ta có giao tử ♂(A, a)(B, b)(d) × ♀(AA, aa, O, A, a)(b)(D, d)
→ Con: (AAA, AAa, Aaa, aaa, A, a, AA, Aa, aa)(Bb, bb)(Dd, dd).
→ Số loại hợp tử đột biến = 9 × 2 × 2 – 3 × 2 × 2 = 24
Câu 34:
18/07/2024Ở dê tính trạng râu xồm do 1 gen gồm 2 alen quy định nằm trên NST thường. Nếu cho dê đực thuần chủng (AA) có râu xồm giao phối với dê cái thuần chủng (aa) không có râu xồm thì F1 thu được 1 đực râu xồm : 1 cái không râu xồm. Cho F1 giao phối với nhau thu được ở F2 có tỉ lệ phân li 1 râu xồm : 1 không râu xồm. Nếu chỉ chọn những con đực râu xồm ở F2 cho tạp giao với các con cái không râu xồm ở F2 thì tỉ lệ dê cái không râu xồm ở đời lai thu được là bao nhiêu?
Đáp án C
- P thuần chủng, F1 và F2 đều có tỉ lệ 1:1 nhưng F1 phân li không đều ở 2 giới ⇒ đây là dấu hiệu đặc trưng của di truyền tính trạng chịu ảnh hưởng của giới tính.
- Quy ước: Aa râu xồm ở đực và không râu xồm ở cái.
- P: AA × aa
F1: 1 đực Aa : 1 cái Aa (kiểu hình: 1 đực râu xồm : 1 cái không râu xồm).
F2: 1AA : 2Aa : 1aa.
+ Đực F2 có 1AA : 2Aa : 1aa ⇒ kiểu hình đực: 3 râu xồm : 1 không râu xồm.
+ Cái F2 có 1AA : 2Aa : 1aa ⇒ kiểu hình cái: 1 râu xồm : 3 không râu xồm.
⇒ Con đực râu xồm ở F2 có 1AA : 2Aa ; Con cái không râu xồm ở F2 có 2Aa : 1aa.
- Phép lai: ♂ râu xồm F2 (1/3AA:2/3Aa) × ♀ râu không xồm F2 (2/3Aa:1/3aa)
⇒ con: 2/9AA : 5/9Aa : 2/9aa. Trong đó dê cái có tỉ lệ kiểu gen 2/18 AA∶5/18 Aa∶2/18 aa
⇒ dê cái không râu xồm = 5/18Aa +2/18aa =7/18.
Câu 35:
18/07/2024Nếu trong quá trình giảm phân ở tất cả các tế bào sinh trứng của châu chấu cái (2n = 24) đều hoàn toàn bình thường, còn ở tất cả các tế bào sinh tinh của châu chấu đực đều không có sự phân li của nhiễm sắc thể giới tính thì tính theo lí thuyết, khi 2 con châu chấu này giao phối với nhau sẽ tạo ra loại hợp tử chứa 23 nhiễm sắc thể với tỉ lệ là:
Đáp án C
- Ở châu chấu, con cái có cặp NST giới tính là XX, con đực có cặp NST giới tính XO.
+ Con cái có bộ NST 2n = 24 giảm phân bình thường cho các giao tử đơn bội n = 12.
+ Con đực có bộ NST 2n = 23, giảm phân có cặp NST giới tính XO không phân li trong giảm phân cho giao tử n + 1 = 13 (chứa NST giới tính XX) với tỉ lệ 1/4 và giao tử n – 1 = 11 (không chứa nhiễm sắc thể giới tính) với tỉ lệ 3/4.
- Tỉ lệ hợp tử chứa 23 NST = giao tử ♀ (12 NST) × ♂ (11 NST) = 1 × 3/4 = 3/4.
Câu 36:
20/07/2024Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do một gen có 2 alen qui định. Thực hiện một phép lai P giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng thuần chủng, thế hệ F1 thu được toàn cây hoa hồng. Cho các cây hoa hồng F1tự thụ phấn thu được các hạt F2. Người ta chọn ngẫu nhiên từ F2 một hỗn hợp x hạt, gieo thành cây chỉ thu được các cây hoa đỏ và hoa hồng, cho các cây này tự thụ phấn liên tục qua 3 thế hệ, trong số các cây thu được ở thế hệ cuối cùng, tỉ lệ cây hoa trắng thu được là 7/20. Tỉ lệ của hạt mọc thành cây hoa hồng trong hỗn hợp x là:
Đáp án A
- Quy ước kiểu gen: AA – hoa đỏ; Aa – hoa hồng; aa – hoa trắng.
- P: AA × aa → F1: Aa, tự thụ → F2: 1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa.
- Ở F2 chọn ngẫu nhiên x hạt, các hạt này mọc thành cây hoa đỏ và hoa hồng → trong x hạt chọn ngẫu nhiên gồm những cây AA và Aa với tỉ lệ: xAA + yAa = 1.
- Cho x hạt tự thụ qua ba thế hệ, ở thế hệ cuối cùng có cây hoa trắng (aa) chiếm tỉ lệ = 7/20 = y(1 – 0,53)/2 → y = 0,8.
- Vậy trong × hạt thu được, tỉ lệ của hạt mọc thành cây hoa hồng trong hỗn hợp x là 80%.
Câu 37:
18/07/2024Cho phép lai P ở ruồi giấm: ♀ × ♂, đời con có thể có tối đa số loại kiểu gen và số loại kiểu hình lần lượt là bao nhiêu? Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn, không xảy ra đột biến.
Đáp án D
- Ở ruồi giấm con đực không có hoán vị gen.
- Đề cho các gen trội là trội hoàn toàn.
+ ♀ × ♂ cho đời con tối đa 7 loại kiểu gen và 3 loại kiểu hình.
+ Cc × Cc cho đời con tối đa 3 loại kiểu gen và 2 loại kiểu hình.
+ DD × Dd cho đời con tối đa 2 loại kiểu gen và 1 loại kiểu hình.
+ XEXe × XeY cho đời con tối đa 4 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.
- P:♀ × ♂
- F1: Cho tối đa 7 × 3 × 2 × 4 = 168 loại kiểu gen và 3 × 2 × 4 = 24 loại kiểu hình.
Câu 38:
18/07/2024Cho cây P có kiểu hình hoa tím, thân cao lai với nhau được F1 gồm các kiểu hình với tỉ lệ: 37,5% cây hoa tím, thân cao: 18,75% cây hoa tím, thân thấp: 18,75% cây hoa đỏ, thân cao: 12,5% cây hoa vàng, thân cao: 6,25% cây hoa vàng, thân thấp: 6,25% cây hoa trắng, thân cao. Biết tính trạng chiều cao cây do một cặp gen quy định. Kết luận nào sau đây là đúng?
Đáp án A
* Phân tích đề:
- Ở F1:
+ Tỉ lệ hoa tím : hoa đỏ : hoa vàng : hoa trắng = 9: 3 : 3 : 1
→ Tính trạng quy định màu sắc hoa di truyền theo quy luật tương tác bổ sung 9:3:3:1.
→ Quy ước gen: A – B – (hoa tím); A-bb (hoa đỏ); aaB- (hoa vàng); aabb (hoa trắng); các cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau → phân li độc lập trong quá trình giảm phân tạo giao tử.
+ Tỉ lệ cao : thấp = 3:1.
→ Tính trạng quy định chiều cao cây di truyền theo quy luật phân li.
→ Quy ước: D – thân cao trội hoàn toàn với d – thân thấp.
- Tích các tính trạng = (9:3:3:1)(3:1) → phép lai ở P cho tối đa 8 loại kiểu hình, nhưng ở F1 chỉ có 6 loại kiểu hình → cặp gen Aa hoặc Bb cùng nằm trên 1 cặp NST với cặp Dd và liên kết gen hoàn toàn.
* Kết luận:
- Phương án A đúng,Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau → phân li độc lập trong quá trình giảm phân tạo giao tử.
- Phương án B sai, có hiện tượng liên kết hoàn toàn giữa một trong hai gen quy định tính trạng màu sắc hoa vớigen quy định chiều cao cây.
- Phương án C sai, Aa và Bb tương tác bổ sung theo tỉ lệ 9:3:3:1 → Aa và Bb phân li độc lập nhau.
- Phương án D sai, F1 cho thiếu kiểu hình → cặp gen Aa hoặc Bb cùng nằm trên 1 cặp NST với cặp Dd và liên kết gen hoàn toàn.
Câu 39:
18/07/2024Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng. Sự biểu hiện màu sắc của hoa còn phụ thuộc vào một gen có 2 alen (B và b) nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thứ 2. Khi trong kiểu gen có alen B thì hoa có màu, khi trong kiểu gen không có alen B thì hoa không có màu (hoa trắng). Cho cây có kiểu hình hoa đỏ (P) tự thụ phấn được F1 có 3 loại kiểu hình: hoa đỏ, hoa vàng và hoa trắng. Có bao nhiêu trường hợp sau đây có thể giúp xác định chính xác kiểu gen của cây hoa đỏ ở F1?
(1) Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn.
(2) Cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa vàng có kiểu gen đồng hợp.
(3) Cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa vàng có kiểu gen dị hợp.
(4) Cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp.
(5) Cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa trắng có kiểu gen dị hợp.
Đáp án C
- Quy ước: A-B- (hoa đỏ); aaB- (hoa vàng); A-bb và aabb (hoa trắng).
- P: A-B- tự thụ, F1 có A-B-; aaB-; A-bb; aabb → P dị hợp 2 cặp gen: AaBb.
- Cây đỏ F1 có 4 kiểu gen: AABB; AaBB; AABb, AaBb.
(1) Cho các cây hoa đỏ tự thụ → xác định được chính xác kiểu gen của cây hoa đỏ F1
+ AABB × AABB → 100% hoa đỏ.
+ AaBB × AaBB → 75% hoa đỏ: 25% hoa vàng.
+ AABb × AABb → 75% hoa đỏ: 25% hoa trắng.
+ AaBb × AaBb → 56,25% hoa đỏ: 18,75% hoa vàng : 25% hoa trắng.
(2) Cho các cây hoa đỏ giao phấn với cây aaBB→ không xác định được chính xác kiểu gen của cây hoa đỏ F1
+ AABB × aaBB → 100% hoa đỏ.
+ AaBB × aaBB → 50%hoa đỏ : 50%hoa vàng.
+ AABb × aaBB → 100% hoa đỏ.
+ AaBb × aaBB → 50% hoa đỏ: 50% hoa vàng.
(3) Cho các cây hoa đỏ giao phấn với cây aaBb→ xác định được chính xác kiểu gen của cây hoa đỏ F1
+ AABB × aaBb → 100% hoa đỏ.
+ AaBB × aaBb → 50% hoa đỏ:50% hoa vàng.
+ AABb × aaBb → 50% hoa đỏ:50% hoa trắng.
+ AaBb × aaBb → 37,5% hoa đỏ: 37,5% hoa vàng: 25% hoa trắng.
(4) Cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa trắng thuần chủng → không xác định được chính xác kiểu gen của cây hoa đỏ F1 vì đề không cho biết rõ cây hoa trắng thuần chủng là AAbb hay aabb.
- TH1: Cho giao phấn với cây AAbb.
+ AABB × AAbb → 100% hoa đỏ.
+ AaBB × AAbb → 100% hoa đỏ.
+ AABb × AAbb → 50% hoa đỏ:50% hoa trắng.
+ AaBb × AAbb → 50% hoa đỏ:50% hoa trắng.
- TH2: Cho giao phấn với cây aabb.
+ AABB × aabb → 100% hoa đỏ.
+ AaBB × aabb → 50% hoa đỏ: 50% hoa vàng.
+ AABb × aabb → 50% hoa đỏ: 50% hoa trắng.
+ AaBb × aabb → 25% hoa đỏ: 25% hoa vàng: 50% hoa trắng.
(5) Cho cây hoa đỏ giao phấn với cây Aabb → xác định được chính xác kiểu gen của cây hoa đỏ F1
+ AABB × Aabb → 100% hoa đỏ.
+ AaBB × Aabb → 75% hoa đỏ: 25% hoa vàng.
+ AABb × Aabb → 50% hoa đỏ : 50% hoa trắng.
+ AaBb × Aabb → 37,5% hoa đỏ: 12,5% hoa vàng : 50% hoa trắng.
→ Vậy để xác định chính xác kiểu gen của cây hoa đỏ ở F1 chỉ có (1), (3), (5).
Câu 40:
18/07/2024Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của hai bệnh P, Q. Cả hai bệnh này đều do 1 trong 2 gen quy định. Trong đó bệnh Q do gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính quy định.
Biết rằng không có phát sinh đột biến mới ở tất cả các thế hệ, nhận định nào sau đây đúng?
Đáp án C
- Từ dữ kiện của đề và từ phả hệ ta thấy:
(I) |
(1)
|
|
(2) Aa XBXb |
(3) A- XBY |
(4) aa XBX- |
|
|
(II) |
(5) |
(6) A-
|
(7) (1/3AA:2/3Aa) XbY |
(8) Aa XBX- |
(9) Aa XBY |
(10) Aa XBY |
(11) Aa XBXb |
(III) |
|
|
(12) A-XBXb |
(13) (2/5AA:3/5Aa) XBY |
(14) (1/3AA:2/3Aa) (1/2XBXB:1.2XBXb) |
(15) aa XBX- |
(16) A- XbY |
+ Bố mẹ 10 và 11 không bị bệnh P sinh con gái 15 bị bệnh P → bệnh P do gen lặn nằm trên NST thường quy định → A – không bệnh; a – bệnh P.
+ Bố mẹ 10 và 11 không bị bệnh Q sinh con trai 16 bị bệnh Q → bệnh Q do gen lặn nằm trên NST × không có alen tương ứng trên Y.
- Phương án B sai vì có 6 người chắc chắn xác định được kiểu gen là (1), (2), (5), (9), (10), (11).
- Phương án A sai vì cặp alen quy định bệnh P nằm trên NST thường, cặp alen quy định bệnh Q nằm trên NST giới tính.
- Phương án C đúng vì XS sinh con đầu lòng không bị bệnh của cặp vợ chồng 13 và 14 = A-XB- = (1 – 3/10 × 1/3)(1- 1/2 × 1/4) = 63/80.
- Phương án D sai vì gen gây bệnh P và gen gây bệnh Q đều là gen lặn.
Bài thi liên quan
-
Tổng hợp 20 bộ đề thi thử THPTQG 2019 Sinh Học - Chinh phục điểm 9 điểm 10 ( đề 1)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Tổng hợp 20 bộ đề thi thử THPTQG 2019 Sinh Học - Chinh phục điểm 9 điểm 10 ( đề 2)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Tổng hợp 20 bộ đề thi thử THPTQG 2019 Sinh Học - Chinh phục điểm 9 điểm 10 ( đề 3)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Tổng hợp 20 bộ đề thi thử THPTQG 2019 Sinh Học - Chinh phục điểm 9 điểm 10 ( đề 4)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Tổng hợp 20 bộ đề thi thử THPTQG 2019 Sinh Học - Chinh phục điểm 9 điểm 10 ( đề 5)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Tổng hợp 20 bộ đề thi thử THPTQG 2019 Sinh Học - Chinh phục điểm 9 điểm 10 ( đề 6)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Tổng hợp 20 bộ đề thi thử THPTQG 2019 Sinh Học - Chinh phục điểm 9 điểm 10 ( đề 7)
-
41 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Tổng hợp 20 bộ đề thi thử THPTQG 2019 Sinh Học - Chinh phục điểm 9 điểm 10 ( đề 8)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Tổng hợp 20 bộ đề thi thử THPTQG 2019 Sinh Học - Chinh phục điểm 9 điểm 10 ( đề 9)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Tổng hợp 20 bộ đề thi thử THPTQG 2019 Sinh Học - Chinh phục điểm 9 điểm 10 ( đề 10)
-
41 câu hỏi
-
50 phút
-