Tổng hợp 20 bộ đề thi thử THPTQG 2019 Sinh Học - Chinh phục điểm 9 điểm 10
Tổng hợp 20 bộ đề thi thử THPTQG 2019 Sinh Học - Chinh phục điểm 9 điểm 10 ( đề 7)
-
1839 lượt thi
-
41 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
18/07/2024Động lực của dòng mạch rây là do:
Đáp án B
Mạch rây được cấu tạo từ các tế bào sống, sự vận chuyển các chất qua tế bào sống dựa vào sự chênh lệch áp suất thẩm thấu từ nơi có nồng độ cao hơn (cơ quan nguồn) đến nơi có nồng độ thấp hơn (cơ quan chứa).
Câu 2:
18/07/2024Trong cùng một ao nuôi cá, người ta thường nuôi ghép các loài cá như mè trắng, cá mè hoa, cá trắm cỏ, cá trắm đen, cá rô phi,... có các ổ sinh thái dinh dưỡng khác nhau chủ yếu nhằm mục đích gì?
Đáp án C
Việc nuôi các loài cá có ổ sinh thái dinh dưỡng khác nhau có thể tận dụng được diện tích ao nuôi, tận thu các nguồn thức ăn khác nhau mà không sợ xảy ra sự cạnh tranh giữa các loài và không làm ảnh hưởng đến sản lượng cá của từng loài.
Câu 3:
23/07/2024Phát biểu đúng khi nói về mức phản ứng là:
(1) Tính trạng số lượng có mức phản ứng hẹp, tính trạng chất lượng có mức phản ứng rộng.
(2) Mỗi gen trong một kiểu gen có mức phản ứng riêng.
(3) Ở loài sinh sản vô tính, cá thể con có mức phản ứng khác với cá thể mẹ.
(4) Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen trong các điều kiện MT khác nhau.
(5) Phương pháp nuôi cấy mô ở thực vật được sử dụng nhằm tạo ra một số lượng lớn cây trồng có mức phản ứng giống.
Đáp án C
(1) Sai. Vì tính trạng chất lượng có mức phản ứng rộng.
(3) Sai. Vì loài sinh sản vô tính, các cá thể con có kiểu gen giống của mẹ. Mà mức phản do kiểu gen quy định nên các cá thể có mức phản ứng giống mẹ.
Câu 4:
18/07/2024Tiêu hoá thức ăn là quá trình:
Đáp án B
Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được. Trong thức ăn, có những chất cơ thể không thể hấp thụ được. Quá trình tiêu hóa biến những chất đó thành những chất cơ thể có thể hấp thụ (đồng thời cũng thải bỏ các chất bã). Quá trình này bao gồm hoạt động tiêu hóa cơ học (nhai, nghiền thức ăn…) và tiêu hóa hóa học (tiết enzim phân giải thức ăn).
Câu 5:
18/07/2024Ở người, hội chứng bệnh nào sau đây chỉ xuất hiện ở nữ giới?
Đáp án A
AIDS xuất hiện cả nam và nữ
Đao (3NST số 21) liên quan đến NST thường, xuất hiện ở cả hai giới
Claiphento (XXY) chỉ xuất hiện ở nam.
Câu 6:
18/07/2024Mối quan hệ giữa cường độ ánh sáng và nồng độ CO2 có ảnh hưởng đến quá trình quang hợp như thế nào?
Đáp án D
Sự ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đối với quang hợp phụ thuộc vào nồng độ CO2: khi nồng độ CO2 tăng, tăng cường độ ánh sáng thì làm tăng cường độ quang hợp.
Câu 7:
18/07/2024Opêron Lac ở vi khuẩn E.coli có các gen cấu trúc quy định tổng hợp các enzim tham gia phân giải đường
Đáp án B
Opêron Lac ở vi khuẩn E.coli có các gen cấu trúc Z, Y, A quy định tổng hợp các enzim tham gia phân giải đường lactôzơ.
Câu 8:
18/07/2024Phép lai P: , thu được F1. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen với tần số 40%. Theo lí thuyết, F1 có số cá thể mang kiểu hình trội về cả hai tính trạng chiếm tỉ lệ
Đáp án D
AB = ab = 20%
ab = 1
Ab = aB = 30%
Cá thể mang kiểu hình trội về cả hai tính trạng (A-B-) chiếm tỉ lệ = 20%
Câu 9:
21/07/2024Hệ tuần hoàn kín có ở những động vật nào?
Đáp án C
Hệ tuần hoàn kín có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và ĐVCXS. Trong hệ tuần hoàn kín máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.
Câu 10:
19/07/2024Khi nói về quá trình phát sinh sự sống trên Trái đất, kết luận nào sau đây là đúng?
Đáp án D
Phương án A sai vì đại Nguyên sinh chiếm thời gian dài nhất.
Phương án B sai vì đại Trung sinh được đặc trưng bởi hưng thịnh của bò sát khổng lồ nhưng bò sát khổng lồ được phát sinh ở đại Cổ sinh.
Phương án C sai vì thú và chim được phát sinh ở đại Tân sinh.
Câu 11:
18/07/2024Nơi diễn ra sự hô hấp ở thực vật là:
Đáp án D
Thực vật không có cơ quan hô hấp chuyên trách. Hô hấp diễn ra trong mọi cơ quan của cơ thể thực vật, đặc biệt là các cơ quan đang có các hoạt động sinh lý mạnh như hạt đang nảy mầm, hoa và quả đang sinh trưởng…
Câu 12:
18/07/2024Carôtenôit được xem là sắc tố phụ vì:
Đáp án B
Các sắc tố quang hợp hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng đã hấp thụ được vào phân tử diệp lục a ở trung tâm phản ứng quang hợp theo sơ đồ:
Carotenoit → diệp lục b → diệp lục a → diệp lục a ở trung tâm phản ứng.
Vậy carotenoid có khả năng hấp thụ năng lượng ánh sáng nhưng không trực tiếp tham gia vào quá trình biến đổi năng lượng mà truyền năng lượng đó cho diệp lục.
Câu 13:
18/07/2024Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào?
Đáp án C
- Phương án C không đúng vì ở kì giữa của giảm phân II, các nhiễm sắc thể kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.
Câu 14:
18/07/2024Côđon nào sau đây quy định tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã?
Đáp án D
Mã di truyền được đọc theo chiều 5’-3’ trên mARN.
Câu 15:
18/07/2024Chất hữu cơ được vận chuyển trong cây chủ yếu qua cơ quan nào?
Đáp án C
Chất hữu cơ được vận chuyển trong cây theo dòng mạch rây, mà mạch rây được cấu tạo từ các tế bào sống là ống rây (tế bào hình rây) và tế bào kèm.
Câu 16:
25/11/2024Vai trò của các nguyên tố đại lượng đối với thực vật là:
Đáp án đúng là: C
Giải thích: Các nguyên tố đa lượng chiếm thành phần lớn trong khối lượng khô của cây, chúng tham gia cấu tạo nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng của tế bào. Ví dụ N là thành phần của protein, acid nucleic…
*Tìm hiểu thêm: "Vai trò của các nguyên tố khoáng là gì"
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 11 Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật
Câu 17:
18/07/2024Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất
Đáp án B
- Phương án A sai vì kết thúc tiến hóa tiền sinh học là hình thành tế bào sơ khai, các tế bào sơ khai là khởi đầu của giai đoạn tiến hóa sinh học.
- Phương án C sai vì khi tế bào nguyên thủy được hình thành thì tiến hóa tiền sinh học sẽ kết thúc.
- Phương án D sai vì các chất hữu cơ đơn giản và các đại phân tử hữu cơ được hình thành trong giai đoạn tiến hóa hóa học.
Câu 18:
18/07/2024Kết luận nào sau đây không đúng khi nói về ung thư?
Đáp án B
Ung thư được gây ra bởi nhiều nguyên nhân, trong đó, có thể do các gen tiền ung thư bị đột biến trội. Những đột biến này thường xảy ra tại các tế bào sinh dưỡng nên ung thư không có khả năng di truyền nên phương án A đúng.
Khối u được chia thành u lành và u ác. Các tế bào của khối u lành tính không có khả năng di chuyển theo máu đến các nơi khác nhau trong cơ thể. Các tế bào của khối u ác tính có thể di chuyển theo máu và tạo ra nhiều khối u ở những vị trí khác nhau trong cơ thể. Do đó, phương án C và D đúng.
Ở phương án B, mặc dù ung thư xảy ra tại các tế bào sinh dưỡng, tuy nhiên, bệnh ung thư vẫn là bệnh di truyền vì khái niệm bệnh di truyền là những bệnh mà nguyên nhân gây ra chúng là những biến đổi trong bộ máy di truyền (đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể) chứ không liên quan đến khả năng truyền bệnh qua các thế hệ. Do vậy, phương án B là phương án không đúng.
Câu 19:
18/07/2024Quần xã nào sau đây có lưới thức ăn phức tạp nhất?
Đáp án B
Trong các quần xã trên thì rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng sinh học cao nhất → lưới thức ăn phức tạp nhất.
Câu 20:
18/07/2024Khi nói về vấn đề quản lí tài nguyên cho phát triển bền vững, phát biểu nào sau đây không đúng?
Đáp án D
Câu 21:
23/07/2024Điểm giống nhau giữa giao phối ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên là:
Đáp án A
Điểm giống nhau giữa giao phối ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên là đều có thể tạo ra biến dị tổ hợp, cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa
Giao phối ngẫu nhiên không phải là nhân tố tiến hóa, không làm thay đổi cả tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
Giao phối ngẫu nhiên là nhân tố tiến hóa, không làm thay đổi cả tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng đồng hợp, giảm dị hợp.
Câu 22:
18/07/2024Các cá thể động vật được tạo ra bằng công nghệ cấy truyền phôi có các đặc điểm là:
(1) Có kiểu gen đồng nhất
(2) Có kiểu hình hoàn toàn giống mẹ
(3) Không thể giao phối với nhau
(4) Có kiểu gen thuần chủng
Phương án đúng là:
Đáp án A
Các cá thể động vật được tạo ra bằng công nghệ cấy truyền phôi có kiểu gen trong nhân hoàn toàn giống nhau, do đó, chúng có các đặc điểm là: (1) có kiểu gen đồng nhất và (3) không thể giao phối với nhau vì giới tính giống nhau.
Phôi là kết quả của sự thụ tinh, do đó, các cá thể này được nhận vật chất di truyền từ hai nguồn khác nhau nên thường không giống mẹ nên đặc điểm (2) không phù hợp.
Sự thuần chủng của các cá thể này cũng tùy thuộc vào phôi ban đầu có kiểu gen thuần chủng hay không, do đó, đặc điểm (4) không phù hợp.
Câu 23:
18/07/2024Ở cây trưởng thành, quá trình thoát hơi nước diễn ra chủ yếu ở khí khổng vì:
I. Lúc đó, lớp cutin bị thoái hoá
II. Các tế bào khí khổng có số lượng lớn và được trưởng thành.
III. Có cơ chế điều chỉnh lượng nước thoát qua cutin
IV. Lúc đó lớp cutin dày, nước khó thoát qua.
Đáp án C
Chọn I và III sai vì khi cây trưởng thành, lớp cutin dày lên làm hạn chế sự thoát hơi nước
Quá trình thoát hơi nước thông qua bề mặt lá không được điều chỉnh bởi cơ chế.
Câu 24:
18/07/2024Bằng chứng trực tiếp chứng minh quá trình tiến hóa của sinh vật là
Đáp án B
- Bằng chứng gián tiếp chứng minh quá trình tiến hóa: Giải phẫu so sánh, phôi sinh học, địa lí sinh vật học, tế bào học và sinh học phân tử.
- Bằng chứng trực tiếp chứng minh quá trình tiến hóa: các hóa thạch.
Câu 25:
18/07/2024Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về chọn lọc tự nhiên?
(1) Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể.
(2) Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội làm biến đổi tần số alen của quần thể nhanh hơn so với chọn lọc chống lại alen lặn.
(3) Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và làm thay đổi tần số alen của quần thể.
(4) Chọn lọc tự nhiên có thể làm biến đổi tần số alen một cách đột ngột không theo một hướng xác định.
Đáp án B
(1) đúng.
(2) đúng
(3) sai. CLTN không làm xuất hiện các alen mới.
(4) sai. CLTN làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định.
Câu 26:
18/07/2024Cừu Đôly được tạo ra bằng phương pháp nào sau đây?
Đáp án A
Cừu Đoly được tạo ra bằng công nghệ nhân bản vô tính.
Câu 27:
18/07/2024Đặc trưng nào không phải là đặc trưng sinh thái của quần thể?
Đáp án D
Tần số tương đối của các alen về một gen nào đó được xem là đặc trưng di truyền của quần thể chứ không phải là đặc trưng sinh thái
Câu 28:
21/07/2024Phát biểu nào sau đây không đúng về mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã?
Đáp án B
- Phương án A đúng, quan hệ hỗ trợ bao gồm quan hệ cộng sinh, hợp tác và hội sinh.
- Phương án C đúng, quan hệ hợp tác và hội sinh có thể không mang tính thiết yếu đối với sự tồn tại của loài.
- Phương án D đúng, trong các mối quan hệ hỗ trợ, các loài đều không bị hại.
- Phương án B sai, trong quan hệ hội sinh, chỉ có một loài được lợi.
Câu 29:
21/07/2024Khi nói về gen ngoài nhân, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án B
- Phương án A sai, gen ngoài nhân biểu hiện kiểu hình ở giới đực và giới cái đều nhau.
- Phương án B đúng, gen ngoài nhân được di truyền theo dòng mẹ.
- Phương án C sai, trong phân bào, gen ngoài nhân phân chia không đều về các tế bào con.
- Phương án D sai, ngoài nhân một gen có thể có nhiều alen, mỗi alen có thể có nhiều bản sao, sự biểu hiện thành kiểu hình cũng tuân theo quy luật trội hoàn toàn, trội không hoàn toàn...
Câu 30:
21/07/2024Quan hệ giữa cây phong lan sống trên cây thân gỗ và cây thân gỗ này là quan hệ
Đáp án A
Hội sinh là mối quan hệ hỗ trợ giữa hai loài, trong đó 1 loài có lợi, loài còn lại không lợi, không hại. Trong trường hợp này phong lan có lợi, thân gỗ không lợi không hại (thân gỗ khô).
Câu 31:
20/07/2024Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là đúng?
Đáp án C
- Phương án A sai vì các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thường làm phát sinh đột biến gen thay thế một cặp nuclêôtit.
- Phương án B sai vì:
+ Nếu xét ở mức độ phân tử, phần nhiều đột biến điểm thường vô hại (trung tính).
+ Nếu xét ở mức độ cơ thể, đột biến gen thường có hại, một số có lợi hoặc vô hại.
+ Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường cũng như phụ thuộc vào tổ hợp gen.
- Phương án D sai vì đột biến gen ngoài phụ thuộc vào cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến còn phụ thuộc vào độ bền vững của gen, gen có cấu trúc bền vững thì ít bị đột biến hơn so với gen có cấu trúc kém bền vững.
- Phương án C đúng vì trong các dạng đột biến điểm thì dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit thường làm thay đổi ít nhất thành phần axit amin của chuỗi pôlipeptit do gen đó tổng hợp.
Câu 32:
18/07/2024Khi nói về bệnh phêninkêtô niệu (PKU) ở người. Một cặp vợ chồng không bệnh sinh con gái đầu lòng bị bệnh, con trai tiếp theo không bệnh. Hãy cho biết trong các nhận định dưới đây có bao nhiêu nhận định đúng.
(1) Người con gái này mất khả năng chuyển hoá phêninalanin thành tirôzin và có biểu hiện suy giảm trí nhớ.
(2) Bệnh phêninkêtô niệu thường xảy ra nữ vì nữ cần 2 alen lặn mới biểu hiện bệnh.
(3) Bé gái này có thể được chữa trị nếu phát hiện sớm và loại bỏ hoàn toàn axit amin phêninalanin khỏi khẩu phần thức ăn hằng ngày.
(4) Khả năng để họ sinh 4 người con tiếp theo trong đó gồm: 2 trai không bệnh, 1 gái không bệnh, 1 gái bị bệnh là 81/512
(5) Khả năng để họ sinh 4 người con tiếp theo trong đó gồm có 1 nam bệnh, 1 nam bình thường, 1 nữ bệnh, 1 nữ bình thường là 27/512
(6) Khả năng để họ sinh 5 người con tiếp theo trong đó gồm có nam bệnh, nam bình thường, nữ bệnh, nữ bình thường là 135/4096.
Đáp án C
(1) Đúng.
(2) Sai. Vì gen nằm trên NST thường tỉ lệ phân li kiểu hình ở hai giới là như nhau.
(3) Sai. Đây là aa thiết yếu nên không thể loại bỏ hoàn toàn.
(4) Sai. Vì sx = (1/2x 3/4) × (1/2 × 3/4) × (1/2x 3/4) × (1/2 × 1/4) × = 81/1024.
(5) Đúng. Vì sx = (1/2x 1/4) × (1/2 × 3/4) × (1/2x 1/4) × (1/2 × 3/4) × 4! = 27/512.
(6) Sai.
Cách 1:
Vì có 4 trường hợp xảy ra
TH1: 2 nam bình thường, 1 nam bệnh, 1 nữ bệnh, 1 nữ bình thường.
Sx = (1/2× 3/4) × (1/2 × 3/4) × (1/2×1/4) × (1/2× 1/4) × (1/2 × 3/4) × =
TH2: 2 nam bệnh, 1 nam bình thường, 1 nữ bệnh, 1 nữ bình thường.
Sx = (1/2× 1/4) × (1/2 × 1/4) × (1/2 × 3/4) × (1/2x 1/4) × (1/2 × 3/4) ´ =
TH3: 2 nữ bình thường, 1 nam bình thường, 1 nam bệnh, 1 nữ bệnh.
Sx = (1/2× 3/4) × (1/2 × 3/4) × (1/2 × 1/4) × (1/2× 1/4) × (1/2 × 3/4) × =
TH4: 2 nữ bệnh, 1 nam bình thường, 1 nam bệnh, 1 nữ bình thường.
Sx = (1/2× 1/4) × (1/2 × 1/4) × (1/2 × 3/4) × (1/2× 1/4) × (1/2 × 3/4) × =
Cộng kết quả 4 trường hợp: 135/1024.
Chú ý: Trường hợp 1 và 3 giống nhau, trường hợp 2 và 4 giống nhau. Lấy kết quả mỗi trường hợp nhân 2 lên sẽ nhanh hơn).
Cách 2:
Yêu cầu bài toán là 1 con trai bình thường, 1 trai bệnh, 1 gái bình thường, 1 gái bệnh, 1 con bất kì.
(1/2.3/4)2 × (1/2×1/4)2 × = 135/1024.
Câu 33:
18/07/2024Thalassemia là nhóm bệnh thiếu máu di truyền, xảy ra do sản xuất hemoglobin ở tủy xương bị rối loạn, hồng cầu sinh ra dễ tan và tan sớm, gây thiếu máu.
Quan sát hình và cho biết trong các nhận định sau đây, có bao nhiêu nhận định đúng?
(1) Bệnh Thalassemia do đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính quy định.
(2) Bệnh Thalassemia gây ứ đọng sắt ngày càng nhiều trong cơ thể và gây tổn thương đến nhiều cơ quan trong cơ thể.
(3) Cần ăn nhiều các thực phẩm như thịt bò, mộc nhĩ, … để bổ sung máu cho cơ thể.
(4) Sàng lọc phát hiện bệnh sớm cho thai nhi bằng phương pháp chọc dò dịch ối hoặc sinh thiết gai nhau và tìm đột biến gen.
Đáp án B
(1) Sai. Vì ĐB gen lặn trên NST thường.
(2) Đúng. Vì hồng cầu tan giải phóng sắt, làm tăng lượng sắt dẫn đến cơ thể bị ngộ
độc kim loại.
(3) Sai. Vì thịt bò là thực phẩm giàu sắt, ăn nhiều hậu quả càng nặng.
(4) Đúng.
Câu 34:
18/07/2024Một phân tử ADN mạch kép nhân đôi một số lần liên tiếp đã tạo ra được 62 mạch pôlinuclêôtit mới. Khẳng định nào sau đây không đúng?
Đáp án B
- Một phân tử ADN nhân đôi k lần tạo 2k phân tử ADN con, mỗi ADN con có 2 mạch đơn → tổng số mạch đơn trong các ADN con (gồm 62 mạch đơn mới được tổng hợp cộng với 2 mạch đơn cũ từ ADN mẹ): 2 × 2k = 62 + 2 → k = 5.
- Một phân tử ADN nhân đôi 5 lần tạo ra 32 phân tử ADN con, trong đó có 2 phân tử ADN có một mạch cũ và một mạch mới và 30 phân tử ADN con có nguyên liệu hoàn toàn mới từ môi trường nội bào.
Câu 35:
18/07/2024Ở một quần thể ngẫu phối đang cân bằng di truyền có tần số alen A là 0,7; b là 0,6. Biết các gen phân li độc lập, alen trội là trội hoàn toàn. Quần thể này
(1) có 4 loại kiểu hình. (2) có 8 loại kiểu gen.
(3) có tỉ lệ kiểu gen AaBb lớn nhất. (4) có tỉ lệ kiểu gen aaBB nhỏ nhất.
Số dự đoán đúng là
Đáp án B
A = 0,7; a = 0,3; B = 0,4; b = 0,6.
- Quần thể đang cân bằng di truyền: (0,49AA: 0,42Aa: 0,09aa)(0,16BB: 0,48Bb: 0,36bb) = 1.
(1) đúng, số loại kiểu hình = 2 × 2 = 4.
(2) sai, số loại kiểu gen = 3 × 3 = 9 kiểu gen.
(3) sai, tần số kiểu gen lớn nhất là AABb = 0,49 × 0,48 = 0,2352.
(4) đúng, tần số kiểu gen nhỏ nhất là aaBB = 0,09 × 0,16 = 0,0144.
Câu 36:
18/07/2024Biết A trội hoàn toàn so với a. Cho 2 cây thuần chủng tương phản giao phấn. Xử lí hạt của P bằng dung dịch cosixin 0,1 – 0,2%. Cho các cây F1 giao phấn với các cây lưỡng bội. Theo lí thuyết, kết quả F2 chắc chắn không có bao nhiêu tỉ lệ KH trong các tỉ lệ sau đây.
(1) 35 trội : 1 lặn (2) 3 trội : 1 lặn (3) 11 trội : 1 lặn (4) 1 trội : 1 lặn
Đáp án B
P: AA × aa
F1: Aa (hạt cây P)
Xử lí consixin → AAaa và Aa.
Các cây lưỡng bội: AA, Aa, aa.
Chỉ AAaa × AAaa mới làm xuất hiện TLKH 35:1.
Câu 37:
18/07/2024Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng, gen quy định màu mắt nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Cho giao phối giữa ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ với ruồi đực thân đen, cánh cụt, mắt trắng thu được F1 100% ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ. Cho F1 giao phối với nhau được F2 xuất hiện tỉ lệ kiểu hình ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ và kiểu hình ruồi thân xám, cánh cụt, mắt trắng là 51,25%. Nếu không có đột biến thì tần số hoán vị gen ở ruồi cái F1 là
Cho các kết luận sau:
(1) Con ruồi cái F1 có tần số hoán vị gen là 30%.
(2) Con ruồi cái F1 có kiểu gen
(3) Tỉ lệ ruồi cái dị hợp 3 cặp gen ở F2 là 15%.
(4) Tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội và một tính trạng lặn ở F2 là 31,25%.
(5) Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể thân xám, cánh dài, mắt đỏ ở F2, xác suất lấy được một con cái thuần chủng là 14,2%.
Số kết luận đúng là:
Đáp án C
- Ở ruồi giấm con đực không có hoán vị gen.
- P: ♀ Xám, dài, đỏ × ♂ đen, cụt, trắng → F1: 100% xám, dài, đỏ.
→ F1 dị hợp 3 cặp gen và P thuần chủng.
- F1 × F1: (Aa,Bb)XDXd × (Aa,Bb)XDY → F2: (A-,B-)XD- + (A-,bb)XdY = 0,5125.
→
→ A-,B- = 0,65; A-,bb = aa,B- = 0,1; aa,bb = 0,15.
(1) sai: aa,bb = ♀ab × ♂ab = 0,15 = 0,3 × 0,5 → ♀ab = 0,3 (giao tử liên kết).
→ Tần số hoán vị gen f = 1 – 2 × 0,3 = 0,4 (40%).
(2) đúng: F1 × F1: XDXd (f = 0,4) × XDY (f = 0).
(3) sai: Tỉ lệ con cái F2 dị hợp 3 cặp gen XDXd = (0,3 × 0,5 × 2) × 1/4 = 7,5%.
(4) đúng: Tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn ở F2:
(A-,B-) XdY + (A-,bb + aa,B-)XD- = 0,65 × 1/4 + (0,1 + 0,1) × 3/4 = 31,25%.
(5) đúng: Ở F2:
- Trong số các cá thể (A-,B-)XD-, tỉ lệ cá thể XDXD = = 1/13; tỉ lệ cá thể không phải XDXD = 1 – 1/13 = 12/13.
- Xác suất = (1/13)1 × (12/13)1 × = 24/169 = 14,2%.
Câu 38:
21/07/2024Một tài xế taxi cân nặng 55kg nếu uống 100g rượu thì hàm lượng rượu trong máu anh ta là 2‰. Có khoảng 1,5g rượu được bài tiết ra khỏi cơ thể trong 1 giờ cho 10kg khối lượng cơ thể. Ngay sau khi uống rượu, người đó lái xe và gây ra tai nạn giao thông rồi bỏ chạy. Cảnh sát đã bắt được anh ta sau đó 3 giờ và khi thử mẫu máu của anh ta lúc đó có hàm lượng rượu là 1‰
Có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng?
(1) Lúc người tài xế này gây tai nạn thì hàm lượng rượu trong máu anh ta là 1,49‰
(2) Khi một người uống quá nhiều rượu thì tế bào gan hoạt động để cơ thể không bị đầu độc.
(3) Trong tế bào gan, Lizoxom và bộ máy Golgi tạo những túi tiết để bài xuất chất độc ra khỏi tế bào.
(4) Gan nhiễm mỡ là hiện tượng tích mỡ trong tế bào gan, xảy ra ở những người uống rượu nhiều.
Đáp án B
(1) sai
Trong 1 giờ: 10 kg khối lượng cơ thể → bài tiết 1,5 g rượu
55 kg → bài tiết 8,25 g rượu.
Trong 3 giờ: Người tài xế bài tiết 8,25 × 3 = 24,75 g rượu.
Hàm lượng rượu trong máu: 2‰→ 100 g rượu
1‰→ 50 g rượu
→ Ngay khi xảy ra tai nạn, người tài xế chứa 24,75 + 50= 74,75 gam rượu.
→ Hàm lượng rượu trong máu của người tài xế lúc gây tai nạn:
(74,75 : 100) × 2 = 1,495
(2) Đúng
(3) Sai. Lưới nội chất trơn tham gia đào thải chất độc.
(4) Đúng.
Câu 39:
18/07/2024Ở một loài động vật, lôcut A nằm trên NST thường qui định tính trạng màu mắt có 4 alen có quan hệ trội lặn hoàn toàn. Tiến hành hai phép lai như sau:
Phép lai 1 |
P: mắt đỏ ´ mắt nâu |
F1: 25% đỏ: 50% nâu: 25% vàng |
Phép lai 2 |
P: vàng ´ vàng |
F1: 75% vàng : 25% trắng. |
Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Thứ tự từ trội đến lặn là đỏ → nâu →vàng →trắng.
(2) Các cá thể trong hai phép lai P đều mang kiểu gen dị hợp.
(3) F1 trong cả hai phép lai đều có 3 kiểu gen với tỉ lệ 1 : 2 : 1.
(4) Nếu lấy con mắt nâu P phép lai 1 lai với một trong hai con mắt vàng P ở phép lai 2 thì tỉ lệ mắt nâu thu được là 50%.
Đáp án B
Phép lai 1 xuất hiện tỉ lệ 25% đỏ: 50% nâu: 25% vàng = 4 tổ hợp = 2 × 2, chứng tỏ mỗi bên P trong phép lai này đều mang kiểu gen dị hợp. Nâu chiếm tỉ lệ 2/4 nên nâu là tính trạng trội so với đỏ. Phép lai nâu × đỏ xuất hiện vàng chứng tỏ vàng là tính trạng lặn so với nâu và đỏ.
Vậy, có thể xác định thứ tự từ trội đến lặn là: nâu (A1) → đỏ (A2) →vàng(A3).
Phép lai 2 xuất hiện tỉ lệ 75% vàng: 25% trắng.= 4 tổ hợp = 2 × 2, chứng tỏ mỗi bên P trong phép lai này đều mang kiểu gen dị hợp. Vàng chiếm tỉ lệ 3/4 nên vàng là tính trạng trội so với trắng.
Vậy, có thể xác định thứ tự từ trội đến lặn là: vàng(A3) →vàng(A4).
(1) sai.
Thứ tự từ trội đến lặn là nâu → đỏ →vàng →trắng.
(2) đúng. Các cá thể trong hai phép lai P đều mang kiểu gen dị hợp. Phép lai 1: A1A3 × A2A3 hoặc A1A3 × A2A4 hoặc A1A4 × A2A3 ; Phép lai 2: A3A4 × A3A4.
(3) sai. Trong phép lai 1, F1 có 4 kiểu gen với tỉ lệ 1: 1: 1: 1, trong phép lai 2, F1 có 3 kiểu gen với tỉ lệ 1: 2: 1.
(4) đúng. Nếu lấy con mắt nâu P phép lai 1 lai với một trong hai con mắt vàng P ở phép lai 2 thì phép lai sẽ là A1A3 × A3A4 hoặc A1A4 × A3A4 nên tỉ lệ mắt nâu thu được là 50% (1/4 A1A3 + 1/4 A1A4).
Câu 40:
21/07/2024Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả về khả năng uốn cong được lưỡi ở người ở người do một trong hai alen của gen quy định.
Biết rằng quần thể này trạng thái cân bằng và tỉ lệ người có khả năng uốn cong lưỡi trong quần thể là 64%. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Trong phả hệ có tối đa 4 người có khả năng uốn cong lưỡi mang kiểu gen đồng hợp.
(2) Xác suất cặp vợ chồng I3 và I4 mang kiểu gen khác nhau là 18,75%.
(3) Xác suất để người II8 và II9 có kiểu gen giống nhau là 56,25%.
(4) Nếu đứa con gái III10 lấy một người chồng có khả năng uống cong lưỡi thì khả năng họ sinh được hai đứa con khác giới tính và ít nhất có 1 đứa không có khả năng uốn cong lưỡi là 7,66%.
Đáp án B
- Bố mẹ I1, I2 uốn cong lưỡi sinh con gái II5 không uốn cong lưỡi → tính trạng uốn cong lưỡi do gen trội nằm trên NST thường quy định (A – uốn cong lưỡi, a – không uốn cong lưỡi).
- Quần thể cân bằng di truyền: p2AA + 2pqAa + q2aa = 1 → q2 = 0,36 → q = 0,6, p = 0,4
- Cấu trúc di truyền của quần thể: 0,16AA + 0,48Aa + 0,36aa = 1.
|
(I1) Aa |
(I2) Aa |
|
(I3) 1/4AA:3/4Aa |
(I4) 1/4AA:3/4Aa |
(II5) aa |
(II6) aa |
(II7) 1/3AA:2/3Aa |
|
(I8) 5/11AA:6/11Aa |
(I9) 5/11AA:6/11Aa |
|
|
|
(II10) 8/15AA:7/15Aa |
|
|
(1) sai, trong phả hệ có tối đa 6 người có khả năng uốn cong lưỡi mang kiểu gen đồng hợp
là I3, I4, II7, II8, II9, III10.
(2) sai, xác suất cặp vợ chồng I3 và I4 mang kiểu gen khác nhau:
1- 1/4 × 1/4 – 3/4 × 3/4 = 0,375.
Chú ý: I3 và I4 không phải là anh em ruột và ở trong cùng một quần thể.
(3) đúng: (I3): 1/4AA:3/4Aa × (I4): 1/4AA : 3/4Aa
+ TH1: 1/4AA × 1/4AA → con: (1/4 × 1/4)(1AA)
→ XS sinh 2 con II8, II9 có kiểu gen giống nhau = (1/4 × 1/4) × 1 = 1/16.
+ TH2: 1/4AA × 3/4Aa → con: (1/4 × 3/4)(1/2AA : 1/2Aa)
→ XS sinh 2 con II8, II9 có kiểu gen giống nhau = (1/4 × 3/4) × (1/2 × 1/2 + 1/2 × 1/2) = 3/32.
+ TH3: 3/4Aa × 1/4AA → con: (3/4 × 1/4)(1/2AA:1/2Aa)
→ XS sinh 2 con II8, II9 có kiểu gen giống nhau = (3/4 × 1/4) × (1/2 × 1/2 + 1/2 × 1/2) = 3/32.
+ TH4: 3/4Aa × 3/4Aa → con: (3/4 × 3/4)(1/4AA:2/4Aa:1/4aa).
→ XS sinh 2 con II8, II9 có kiểu gen giống nhau = (3/4 × 3/4) × (1/3 × 1/3 + 2/3 × 2/3) = 5/16.
→ XS II8 và II9 có kiểu gen giống nhau = 1/16 + 3/32 + 3/32 + 5/16 = 9/16 = 56,25%.
Chú ý: II8 và II9 được sinh ra từ một cặp bố mẹ nên chúng phải là anh em ruột.
(4) đúng: (III10): 8/15AA:7/15Aa × 1/4AA:3/4Aa
→ vì sinh 2 con, trong đó ít nhất có 1 con aa nên bố mẹ phải có kiểu gen Aa:
7/15Aa × 3/4Aa → con: (7/15 × 3/4)(3/4A- : 1/4aa)
→ hai đứa con khác giới tính và ít nhất có 1 đứa không có khả năng uốn cong lưỡi là:
(tỉ lệ bố mẹ)(1 – 2 con A-)(tỉ lệ giới tính) = (7/15 × 3/4)(1- 3/4 × 3/4)(1 – 1/2 × 1/2 – 1/2 × 1/2) = 49/640 = 7,66%.
Câu 41:
18/07/2024Quan hệ giữa cây phong lan sống trên cây thân gỗ và cây thân gỗ này là quan hệ
Đáp án A
Hội sinh là mối quan hệ hỗ trợ giữa hai loài, trong đó 1 loài có lợi, loài còn lại không lợi, không hại. Trong trường hợp này phong lan có lợi, thân gỗ không lợi không hại (thân gỗ khô)
Bài thi liên quan
-
Tổng hợp 20 bộ đề thi thử THPTQG 2019 Sinh Học - Chinh phục điểm 9 điểm 10 ( đề 1)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Tổng hợp 20 bộ đề thi thử THPTQG 2019 Sinh Học - Chinh phục điểm 9 điểm 10 ( đề 2)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Tổng hợp 20 bộ đề thi thử THPTQG 2019 Sinh Học - Chinh phục điểm 9 điểm 10 ( đề 3)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Tổng hợp 20 bộ đề thi thử THPTQG 2019 Sinh Học - Chinh phục điểm 9 điểm 10 ( đề 4)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Tổng hợp 20 bộ đề thi thử THPTQG 2019 Sinh Học - Chinh phục điểm 9 điểm 10 ( đề 5)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Tổng hợp 20 bộ đề thi thử THPTQG 2019 Sinh Học - Chinh phục điểm 9 điểm 10 ( đề 6)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Tổng hợp 20 bộ đề thi thử THPTQG 2019 Sinh Học - Chinh phục điểm 9 điểm 10 ( đề 8)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Tổng hợp 20 bộ đề thi thử THPTQG 2019 Sinh Học - Chinh phục điểm 9 điểm 10 ( đề 9)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Tổng hợp 20 bộ đề thi thử THPTQG 2019 Sinh Học - Chinh phục điểm 9 điểm 10 ( đề 10)
-
41 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Tổng hợp 20 bộ đề thi thử THPTQG 2019 Sinh Học - Chinh phục điểm 9 điểm 10 ( đề 11)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-