Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh
Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh
-
326 lượt thi
-
17 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
23/07/2024Cuộc khủng hoàng kinh tế ở nước Mĩ (1929-1933) bắt đầu từ lĩnh vực nào?
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 ở nước Mĩ bắt đầu từ lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Ngày 29-10-1929 là ngày hoảng loạn chưa từng có trong lịch sử thị trường chứng khoán Niu Oóc. Giá một loại cổ phiếu được coi là đảm bảo nhất sụt xuống 80%.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2:
23/07/2024Chính sách Tổng thống Ru-dơ-ven đưa ra nhằm đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng 1929-1933 là
Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, tổng thống Ru-dơ-ven đã thực hiện một hệ thống các chính sách, biện pháp của Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính và chính trị - xã hôi, được gọi chung là Chính sách mới
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3:
23/07/2024Nội dung chủ yếu của đạo luật phục hưng công nghiệp là gì?
Đạo luật phục hưng công nghiệp quy định việc tổ chức lại sản xuất công nghiêp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4:
23/07/2024Mục đích chính của chính sách “láng giềng thân thiện” do Chính phủ Rudơven đề ra và thực hiện trong những năm 1929-1939 là
Trong những năm 1929-1939 Chính phủ Ru-dơ-ven đề ra chính sách “láng giềng thân thiện” nhằm cải thiện quan hệ với các nước Mĩ Latinh nhằm xoa dịu cuộc đấu tranh chống Mĩ và củng cố vị trí của Mĩ ở khu vực này. Nói cách khác là để biến các nước Mỹ Latinh thành “sân sau êm đềm” của Mĩ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5:
23/07/2024Thời gian đương nhiệm của Tổng thống Ru-dơ-ven có điểm gì đặc biệt so với các tổng thống Hoa Kì trước đây?
Cho đến hiện nay, Ru-dơ-ven là người duy nhất trong lịch sử nước Mĩ trúng cử Tổng thống 4 nhiệm kì liên tiếp (1932-1945).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6:
23/07/2024Tháng 11 - 1933 đã diễn ra sự kiện quan trọng gì trong lịch sử ngoại giao nước Mĩ?
Sau 16 năm theo đuổi lập trường chống Liên Xô, tháng 11-1933, chính phủ Ru-dơ-ven đã chính thức công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Việc làm này xuất phát từ những lợi ích của nước Mĩ. Trên thực tế, chính quyền Mĩ vẫn không từ bỏ lập trường chống cộng sản.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7:
23/07/2024Đâu không phải là đạo luật nằm trong Chính sách mới của tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven?
Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, Ru-dơ-ven đã đề ra chính sách mới với các đạo luật: Ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp. Trong các đạo luật đó, đạo luật phục hưng công nghiệp là quan trọng nhất.
Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven không có đạo luật phát triển du lịch – dịch vụ.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8:
23/07/2024Chính sách mới đã giải quyết được nhiều vấn đề cơ bản của nước Mĩ, ngoại trừ vấn đề gì?
Chính sách mới đã giúp Nhà nước tăng cường vai trò của mình trong việc cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới, khôi phục sản xuất, xoa dịu mâu thuẫn và duy trì được chế độ dân chủ tư sản. Còn vấn đề phân biệt chủng tộc ở nước Mĩ vẫn chưa được giải quyết.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9:
23/07/2024Vì sao đạo luật phục hưng công nghiệp đóng vai trò là đạo luật quan trọng nhất trong “Chính sách mới” của tổng thống Ru-dơ-ven?
Bản chất của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là cuộc khủng thừa do việc sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận mà không đồng thời cải thiện đời sống cho người lao động. Để giải quyết vấn đề cân đối giữa cung và cầu, đạo luật phục hưng công nghiệp của “Chính sách mới” quy định việc tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ. Do giải quyết đúng vấn đề cơ bản nhất của cuộc khủng hoảng nên đạo luật phục hưng công nghiệp là đạo luật quan trọng nhất trong “Chính sách mới” của nước Mĩ.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10:
23/07/2024Thành quả lớn nhất của Chính sách mới mang lại cho Mĩ trong những năm 1932-1939 là
Chính sách mới của tổng thống Ru-dơ-ven thực hiện ở Mĩ trong những năm 1932-1939 đã khôi phục sản xuất, xoa dịu mâu thuẫn giai cấp =>đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, duy trì chế độ dân chủ tư sản - đây chính là thành quả lớn nhất của chính sách mới.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11:
23/07/2024Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mĩ với các vấn đề quốc tế trong những năm 1929-1939 là
Trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh bao trùm toàn thế giới, Quốc hội Mĩ đã thông qua hàng loạt đạo luật để giữ vai trò trung lập trước các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12:
23/07/2024Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven đề ra và thực hiện trong những năm 1932-1939 bản chất là
Bản chất của chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven đề ra và thực hiện ở nước Mĩ trong những năm 1932-1939 là tăng cường sự can thiệp tích cực của nhà nước vào nền kinh tế, dùng sức mạnh, biện pháp để điều tiết kinh tế, giải quyết các vấn đề kinh tế chính trị, xã hội
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13:
23/07/2024Thái độ trung lập trước các cuộc xung đột bên ngoài của nước Mĩ đã tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế trong những năm 1929-1939?
Trong những năm 1929-1939 chủ nghĩa phát xít xuất hiện, lên nắm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản, ráo riết chạy đua vũ trang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh thế giới. Trước nguy cơ chủ nghĩa phát xít và chiến tranh, Mĩ lại giữ thái độ trung lập, không can thiệp vào các vấn đề quốc tế ngoài châu Mĩ. Điều này đã tạo điều kiện cho chủ nghĩa phát xít tự do hành động =>Mĩ cũng phải chịu một phần trách nhiệm về việc để cho chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14:
23/07/2024Điểm giống nhau cơ bản giữa chính sách khôi phục, phát triển kinh tế Đức trong thời kì Hít le cầm quyền (1933-1939) với Chính sách mới của Ru-dơ-ven là
- Điểm giống nhau cơ bản giữa chính sách khôi phục, phát triển kinh tế Đức trong thời kì Hít le cầm quyền (1933-1939) với chính sách mới của Ru-dơ-ven ở Mĩ là tăng cường vai trò quản lý, điều tiết của nhà nước đối với nền kinh tế.
- Trước cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, nền kinh tế của Đức và Mĩ đều vận động theo quy luật thị trường, nhà nước không can thiệp vào các vấn đề kinh tế. Sự buông lỏng quản lý này chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khủng hoảng thừa (sản xuất ồ ạt, không gắn với cải thiện đời sống cho người lao động khiến cung vượt quá cầu). Do đó để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng cần phải tăng cường vai trò của nhà nước
Đáp án cần chọn là: C
Câu 15:
23/07/2024Cách thức thoát khỏi khủng hoảng của các nước tư bản trong những năm 1929-1933 đã mở ra một giai đoạn phát triển mới của chủ nghĩa tư bản, đó là
Điểm chung trong cách thức thoát khỏi khủng hoảng của các nước tư bản trong những năm 1929-1933 đều là tăng cường vai trò của nhà nước đối với nền kinh tế. Từ đó, mở ra một giai đoạn phát triển mới của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 16:
23/07/2024Chính sách mới của Mĩ để lại bài học nào cho Việt Nam trong công cuộc đổi mới kinh tế hiện nay?
Chính sách mới của Mĩ để lại bài học về thực hiện chính sách, biện pháp phát triển kinh tế phù hợp cho Việt Nam trong công cuộc đổi mới kinh tế hiện nay.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 17:
23/07/2024Hậu quả xã hội nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đối với nước Mĩ là
Khủng hoảng kinh tế ở Mĩ bắt đầu từ lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Vòng xoáy của khủng hoảng tiếp diễn không gì ngăn nổi, phá hủy nghiêm trọng các ngành sản xuất công nghiệp nông nghiệp và thương nghiệp. Từ cuộc khủng hoảng này đã ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội nước Mĩ với số người thất nghiệp lên đến hàng chục triệu, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lan rộng toàn nước Mĩ.
Đáp án cần chọn là: D
Có thể bạn quan tâm
- Bài tập phân tích sự kiện (558 lượt thi)
- Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 (420 lượt thi)
- Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh (332 lượt thi)
- Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh (313 lượt thi)
- Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh (325 lượt thi)
- Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh (316 lượt thi)
- Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh (269 lượt thi)
- Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) (327 lượt thi)
- Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949) (432 lượt thi)
- Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1991). Liên bang Nga (1991 – 2000) (341 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950 (4120 lượt thi)
- Tình hình Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (2558 lượt thi)
- Chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947 (1368 lượt thi)
- Hiệp định Pa-ri năm 1973 (1087 lượt thi)
- Chiến đấu chống chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (744 lượt thi)
- Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 (719 lượt thi)
- Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 (562 lượt thi)
- Phong trào cách mạng 1930 - 1935 (552 lượt thi)
- Phong trào Đồng khởi (500 lượt thi)
- Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 (495 lượt thi)