[Năm 2022] Đề minh họa môn Giáo dục công dân THPT Quốc gia có lời giải (20 đề)
Đề minh họa môn Giáo dục công dân THPT Quốc gia có lời giải (Đề số 6)
-
4389 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
21/07/2024Việc Nhà nước áp dụng hình thức điều trị y tế miễn phí cho toàn bộ người dân Việt Nam bị nhiễm Covid-19 là thể hiện nội dung quyền nào sau đây của công dân?
Bài 8-GDCD 12 trang 86
Quyền được phát triển là quyền của công dân được sống trong môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức; có mức sống đầy đủ về vật chất; được học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa; được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe; được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.
Câu 2:
21/07/2024Ông N mất một chiếc đồng hồ, do nghi ngờ ông S lấy trộm nên ông N yêu cầu vào khám xét nhà ông S. Ông S không đồng ý nhưng bố con ông N vẫn xông vào nhà khám. Trường hợp này bố con ông N đã vi phạm quyền tự do cơ bản nào của công dân?
Vận dụng kiến thức bài 6-GDCD 12 trả lời
Ông N mất một chiếc đồng hồ, do nghi ngờ ông S lấy trộm nên ông N yêu cầu vào khám xét nhà ông S. Ông S không đồng ý nhưng bố con ông N vẫn xông vào nhà khám. Trường hợp này bố con ông N đã vi phạm: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
Câu 3:
21/07/2024Những quy tắc sử dụng chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là nội dung đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
Bài 1- GDCD 12 trang 5
Tính quy phạm phổ biến là những quy tắc sử dụng chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là
Câu 4:
21/07/2024Nhờ chị S có hiểu biết về pháp luật nên tranh chấp về đất đai giữa gia đình chị với gia đình anh B đã được giải quyết ổn thỏa. Trường hợp này cho thấy pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây?
Bài 1- GDCD 12 trang 11
Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân
- Hiến pháp quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân ; các luật về dân sự, hôn nhân và gia đình , thương mại , thuế, đất đai , giáo dục ,...cụ thể hóa nội dung, cách thức thực hiện các quyền của công dân trong từng lĩnh vực cụ thể. Trên cơ sở ấy, công dân thực hiện quyền của mình.
- Các luật về hành chính, hình sự, tố tụng,... quy định thẩm quyền, nội dung, hình thức, thủ tục giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử lí các vi phạm pháp luật. Nhờ thế, công dân sẽ bảo vệ được cácquyền và lợi ích hợp pháp của mình
Câu 5:
21/07/2024Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
Bài 2- GDCD 12 trang 17
Sử dụng pháp luật là các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm.
Câu 6:
22/07/2024Để may xong một cái áo, hao phí lao động của anh B tính theo thời gian mất 4 giờ lao động. Vậy 4 giờ lao động của anh B được gọi là
Bài 2- GDCD 11
Để may xong một cái áo, hao phí lao động của anh B tính theo thời gian mất 4 giờ lao động. Vậy 4 giờ lao động của anh B được gọi là thời gian lao động cá biệt.
Câu 7:
21/07/2024Gia đình N nhận được quyết định của xã về việc thu hồi một phần đất của gia đình để làm đường giao thông. Gia đình ông N không đồng ý cho rằng việc thu hồi đất của xã là không đúng. Ông N đã viết đơn khiếu nại lên chủ tịch UBND Huyện. Theo em việc ông N viết đơn khiếu nại như vậy là
Bài 7- GDCD 12 trang 74, 75
Gia đình N nhận được quyết định của xã về việc thu hồi một phần đất của gia đình để làm đường giao thông. Gia đình ông N không đồng ý cho rằng việc thu hồi đất của xã là không đúng. Ông N đã viết đơn khiếu nại lên chủ tịch UBND Huyện. Theo em việc ông N viết đơn khiếu nại như vậy là không đúng quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Để viết đơn khiếu nại ông N phải khiếu nại ở cấp cơ sở tức là gửi đơn đến chủ tịch UBND xã.
Câu 8:
21/07/2024Anh G viết bài báo trích dẫn một số nội dung của tác giả Q mà không ghi chú thích. Hành vi của anh G vi phạm quyền nào dưới đây
Bài 8-GDCD 12 trang 85
Anh G viết bài báo trích dẫn một số nội dung của tác giả Q mà không ghi chú thích. Hành vi của anh G vi phạm quyền :Quyền sáng tạo của công dân
Câu 9:
21/07/2024Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện khác với các hình thức còn lại?
Bài 2- GDCD 12 trang 18
Áp dụng pháp luật hình có chủ thể thực hiện khác với các hình thức còn lại
Vì áp dụng pháp luật chủ thể áp dụng là cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền. Các hình thức khác là cá nhân, tổ chức
Câu 10:
21/07/2024Ở phạm vi cơ sở, dự thảo qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội của xã, phường là những việc
Bài 7- GDCD 12-trang 73,74
Ở phạm vi cơ sở, dự thảo qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội của xã, phường là những việc dân được tham gia thảo luận góp ý
Câu 11:
21/07/2024Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây không thuộc quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ?
Bài 4- GDCD 12 trang 36
Lao động nam và lao động nữ được bình đẳng về quyền trong lao động đó là bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm; bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng; được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện khác.
Câu 12:
05/09/2024Chị N và anh M thưa chuyện với hai gia đình để được kết hôn với nhau, nhưng bố chị N là ông K không đồng ý và đã cản trở hai người vì chị N theo đạo Thiên Chúa, còn anh M lại theo đạo Phật. Hành vi của ông K là biểu hiện
Đáp án đúng là : C
- Hành vi của ông K là biểu hiện phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo
Vì các tôn giáo được nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.
Công dân thuộc các tôn giáo khác nhau, người có tôn giáo hoặc không có tôn giáo đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân, không phân biệt đối xử vì lí do tôn giáo.
- Lạm dung chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản là hành vi vượt quá quyền hạn, chức trách, nhiệm vụ được giao hoặc tuy không được giao, không được phân công nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực đó nhưng vẫn thực hiện để nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác (bao gồm tài sản của Nhà nước, tổ chức và mọi công dân).
→ A sai.
-Phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo,không đoàn kết giữa các tôn giáo đều là hành vi phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo.
→ B,D sai.
* Bình đẳng giữa các tôn giáo
a. Khái niệm bình đẳng giữa các tôn giáo
- Các tôn giáo ở Việt Nam đều có hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của Pháp luật, đều bình đẳng trước pháp luật, những nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo vệ.
b. Nội dung cơ bản quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
- Các tôn giáo được nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.
+ Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, phải tôn trọng lẫn nhau và không bị phân biệt đối xử vì lí do tôn giáo;
+ Các tín đồ có trách nhiệm sống tốt đời đẹp đạo, yêu nước, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp, chấp hành pháp luật,...
- Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được nhà nước bảo đảm; các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ.
+ Các tôn giáo bình đẳng như nhau, tự do hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.
+ Các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm việc xâm phạm.
c. Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
- Là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc
- Thúc đẩy tình đoàn kết keo sơn gắn bó nhân dân Việt Nam,
- Tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc ta trong công cuộc xây dựng đất nước phồn vinh.
d. Chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
- Nhà nước đảm bảo quyền hoạt động tín ngưỡng tôn giáo theo quy định của pháp luật
- Nhà nước thừa nhận và đảm bảo cho công dân có hoặc không có tôn giáo được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân.
- Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo không theo tôn giáo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
- Nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo, lợi dụng các vấn đề dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết GDCD 12 Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc tôn giáo
Mục lục Giải GDCD 12 Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
Câu 13:
22/07/2024Anh B là thợ mộc, anh đóng được chiếc tủ đẹp, chất liệu gỗ tốt. Do vậy, ngay sau khi anh B bày chiếc tủ ra cửa hàng để bán đã có người hỏi mua với giá cả hợp lí, anh B đã đồng ý bán. Vậy trong trường hợp này, thị trường đã thực hiện chức năng gì?
Bài 2- GDCD 11
Anh B là thợ mộc, anh đóng được chiếc tủ đẹp, chất liệu gỗ tốt. Do vậy, ngay sau khi anh B bày chiếc tủ ra cửa hàng để bán đã có người hỏi mua với giá cả hợp lí, anh B đã đồng ý bán. Vậy trong trường hợp này, thị trường đã thực hiện chức năng: Chức năng thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa.
Câu 14:
06/08/2024Anh X cùng người dân xã T không trồng cây thuốc phiện. Anh X đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
Đáp án đúng là : A
Anh X đã thực hiện pháp luật theo hình thức Tuân thủ pháp luật
Trồng cây có chứa chất ma túy là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định.
→ A đúng.B,C,D sai
* Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
a. Vi phạm pháp luật
- Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
- Các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật:
+ Thứ nhất, là hành vi trái pháp luật.
+ Thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
+ Thứ ba, người vi phạm pháp luật phải có lỗi.
b. Trách nhiệm pháp lí
- Là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.
- Mục đích:
+ Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt tình trạng vi phạm pháp luật.
+ Buộc họ phải chịu những thiệt hại, hạn chế nhất định.
+ Buộc họ phải làm những công việc nhất định để trừng phạt, khắc phục hậu quả.
+ Ngăn chặn họ tiếp tục vi phạm pháp luật.
+ Giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật, răn đe, củng cố niềm tin, khuyến khích mọi người tích cực đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật.
c. Các loại vi phạm pháp luật
- Vi phạm hình sự:
+ Là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ luật hình
+ Người vi phạm hành sự phải chịu trách nhiệm hình phát và các biện pháp tư pháp được quy định trong bộ luật hình sự.
- Vi phạm hành chính
+ Là các hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước
+ Người vi phạm hành chính phải chịu các hình thức xử lí hành chính do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng.
- Vi phạm dân sự
+ Là hành vi trái pháp luật xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ pháp luật dân sự khác.
+ Người vi phạm phịu các biện pháp nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của các quyền dân sự bị vi phạm.
- Vi phạm kỉ luật
+ Là hành vi trái với quy định quy tắc quy chế xác định trật tự kỉ cương trong nội bộ cơ quan trường học xí nghiệp.
+ Người vi phạm phải chịu các hình thức kỉ luật do thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp, trường học áp dụng đối với cán bộ - công nhân viên - học sinh - sinh viên của tổ chức mình.
Xem các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Câu 15:
21/07/2024Bạn A được miễn học phí do có hoàn cảnh khó khăn là biểu hiện của quyền bình đẳng nào dưới đây ?
Bài 3- GDCD 12
Bạn A được miễn học phí do có hoàn cảnh khó khăn là biểu hiện của quyền bình đẳng: Quyền và nghĩa vụ .
Câu 16:
24/09/2024Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật
Đáp án đúng là : D
- Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
→ D đúng.A,B,C sai.
* Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
a. Vi phạm pháp luật
- Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
- Các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật:
+ Thứ nhất, là hành vi trái pháp luật.
+ Thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
+ Thứ ba, người vi phạm pháp luật phải có lỗi.
b. Trách nhiệm pháp lí
- Là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.
- Mục đích:
+ Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt tình trạng vi phạm pháp luật.
+ Buộc họ phải chịu những thiệt hại, hạn chế nhất định.
+ Buộc họ phải làm những công việc nhất định để trừng phạt, khắc phục hậu quả.
+ Ngăn chặn họ tiếp tục vi phạm pháp luật.
+ Giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật, răn đe, củng cố niềm tin, khuyến khích mọi người tích cực đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật.
c. Các loại vi phạm pháp luật
- Vi phạm hình sự:
+ Là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ luật hình sự
+ Người vi phạm hành sự phải chịu trách nhiệm hình phát và các biện pháp tư pháp được quy định trong bộ luật hình sự.
- Vi phạm hành chính
+ Là các hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước
+ Người vi phạm hành chính phải chịu các hình thức xử lí hành chính do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng.
- Vi phạm dân sự
+ Là hành vi trái pháp luật xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ pháp luật dân sự khác.
+ Người vi phạm phịu các biện pháp nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của các quyền dân sự bị vi phạm.
- Vi phạm kỉ luật
+ Là hành vi trái với quy định quy tắc quy chế xác định trật tự kỉ cương trong nội bộ cơ quan trường học xí nghiệp.
+ Người vi phạm phải chịu các hình thức kỉ luật do thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp, trường học áp dụng đối với cán bộ - công nhân viên - học sinh - sinh viên của tổ chức mình.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết GDCD 12 Bài 2: Thực hiện pháp luật
Mục lục Giải GDCD 12 Bài 2: Thực hiện pháp luật
Câu 17:
21/07/2024Quyền bình đẳng giữa các dân tộc không bao gồm nội dung nào dưới đây ?
Bài 5- GDCD 12
Quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên các lĩnh vực: bình đẳng về chính trị, bình đẳng về kinh tế, bình đẳng về văn hóa, giáo dục
Câu 18:
21/07/2024Trong thời kì hôn nhân, ông E và bà F có mua một căn nhà. Khi li hôn, ông E tự ý bán căn nhà đó mà không hỏi ý kiến vợ. Việc làm đó của ông E đã vi phạm quan hệ
Bài 4- GDCD 12
Việc làm đó của ông E đã vi phạm quan hệ tài sản. Vì tài sản chung của vợ và chồng, khi cho, tặng, mua bán phải có sự thống nhất, bàn bạc giữa vợ và chồng.
Câu 19:
21/07/2024Tại điểm bầu cử X, vô tình thấy chị C lựa chọn ứng cử viên là người có mâu thuẫn với mình, chị B đã nhờ anh D người yêu của chị C thuyết phục chị gạch tên người đó. Phát hiện chị C đưa phiếu bầu của mình cho anh D sửa lại, chị N báo với ông K tổ trưởng tổ bầu cử. Vì đang viết hộ phiếu bầu cho cụ P là người không biết chữ ( viết theo ý của cụ), lại muốn nhanh chóng kết thúc công tác bầu cử nên ông K đã bỏ qua chuyện này. Những ai dưới đây không vi phạm nguyên tắc bỏ phiếu kín trong bầu cử?
Bài 7- GDCD 12
Chị N và cụ P không vi phạm nguyên tắc bầu cử trực tiếp
Câu 20:
21/07/2024Công dân vi phạm pháp luật hình sự khi thực hiện hành vi nào dưới đây?
Bài 2- GDCD 12
A.Tranh chấp tài sản thừa kế- Vi phạm dân sự
B. Đi sai làn đường quy định- Vi phạm hành chính
C. Vận chuyển ma túy trái phép- Vi phạm hình sự
D. Tự ý nghỉ việc dài ngày- Vi phạm kỷ luật
Câu 21:
21/07/2024Chị B giám đốc doanh nghiệp X quyết định cho toàn thể nhân viên dưới quyền đi du lịch nước ngoài khi nhận thấy các công ty lữ hành đồng loạt giảm giá. Chị B đã vận dụng nội dung nào dưới đây của quan hệ cung – cầu?
Bài 4- GDCD 11
Chị B giám đốc doanh nghiệp X quyết định cho toàn thể nhân viên dưới quyền đi du lịch nước ngoài khi nhận thấy các công ty lữ hành đồng loạt giảm giá. Chị B đã vận dụng nội dung: Giá cả giảm thì cầu tăng của quan hệ cung – cầu
Câu 22:
21/07/2024Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân?
Bài 6- GDCD 12
Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân: Xúc phạm người khác.
Câu 23:
21/07/2024Nghi ngờ anh P sản xuất rượu giả, ông M là công an tự ý xông vào nhà anh P lục soát. Ông M vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
Bài 6- GDCD 12
Nghi ngờ anh P sản xuất rượu giả, ông M là công an tự ý xông vào nhà anh P lục soát. Ông M vi phạm quyền: Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Câu 24:
21/07/2024Nhà nước và người sử dụng lao động có chính sách ưu đãi đối với người lao động.
Bài 4- GDCD 12
Nhà nước và người sử dụng lao động có chính sách ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao.
Câu 25:
21/07/2024Trong đợt bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc Hội và Hội đồng nhân dân các cấp, tổ bầu cử đã phát cho ông P hai phiếu bầu vì ông là cán bộ của phường. Hành vi của tổ bầu cử vi phạm nguyên tắc nào dưới đây?
Bài 7- GDCD 12
Trong đợt bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc Hội và Hội đồng nhân dân các cấp, tổ bầu cử đã phát cho ông P hai phiếu bầu vì ông là cán bộ của phường. Hành vi của tổ bầu cử vi phạm nguyên tắc: Bình đẳng
Câu 26:
21/07/2024Công ty X thường xuyên tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao cho nhân viên. Công ty X đã tạo điều kiện để nhân viên của họ thực hiện quyền được phát triển ở nội dung nào dưới đây?
Bài 8- GDCD 12
Công ty X thường xuyên tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao cho nhân viên. Công ty X đã tạo điều kiện để nhân viên của họ thực hiện quyền được phát triển ở nội dung : Được hưởng đời sống tinh thần đầy đủ.
Câu 27:
22/07/2024Nghi ngờ chị D viết bài nói xấu mình trên mạng xã hội nên ông H là Chủ tịch xã đã ngăn cản chị D phát biểu trong cuộc họp Hội đồng nhân dân. Thấy vậy, anh M lên tiếng bảo vệ chị D nhưng bị ông K chủ tọa cuộc họp ngắt lời không cho phát biểu. Chứng kiến sự việc, chị P rủ bà T ngồi bên cạnh bỏ họp cùng ra về. Những ai dưới đây vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân?
Vận dụng kiến thức bài 6-GDCD 12 để trả lời
Ông H và K là người vi phạm quyền tự do ngôn luận
H là Chủ tịch xã đã ngăn cản chị D phát biểu trong cuộc họp Hội đồng nhân dân
Câu 28:
22/07/2024Được chị M là đồng nghiệp cho biết việc chị N là kế toán đã lập hồ sơ khống rút hai trăm triệu đồng của cơ quan sở X, chị K đã đe dọa chị N, buộc chị phải chia cho mình một nửa số tiền đó. Biết chuyện, ông G là Giám đốc sở X đã kí quyết định điều chuyển chị M xuống đơn vị cơ sở ở xa và đưa anh T thay vào vị trí của chị M sau khi nhận của anh này một trăm triệu đồng. Nhân cơ hội đó, chị N đã cố ý trì hoãn việc thanh toán các khoản phụ cấp theo đúng quy định cho chị M. Những ai dưới đây là đối tượng vừa bị khiếu nại vừa bị tố cáo?
Vận dụng kiến thức bài 7- GDCD 12 để trả lời
Đối tượng vừa bị tố cáo, vừa bị khiếu nại là Chị N và ông G
Chị N: N là kế toán đã lập hồ sơ khống rút hai trăm triệu đồng của cơ quan sở X, chị N đã cố ý trì hoãn việc thanh toán các khoản phụ cấp theo đúng quy định cho chị M.
Ông G: là Giám đốc sở X đã kí quyết định điều chuyển chị M xuống đơn vị cơ sở ở xa và đưa anh T thay vào vị trí của chị M sau khi nhận của anh này một trăm triệu đồng. Mặt khác ông G biết hành vi vi phạm của chị N nhưng vẫn bao che.
Câu 29:
23/10/2024Khẳng định nào dưới đây là không đúng?
Đáp án đúng là : A
- Khẳng định "Mọi đồng tiền là phương tiện cất trữ hiệu quả" là không đúng.
Vì chỉ có tiền vàng mới là phương tiện cất trữ hiệu quả.
→ A đúng.B,C,D sai.
* Tiền tệ
a. Nguồn gốc tiền tệ
- Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và các hình thái giá trị.
- Có bốn hình thái giá trị phát triển từ thấp lên cao dẫn đến sự ra đời của tiền tệ.
- Bốn hình thái giá trị (đọc thêm)
+ Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên.
+ Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng.
+ Hình thái giá trị chung.
+ Hình thái tiền tệ.
b. Các chức năng của tiền tệ
- Thước đo giá trị
+ Tiền được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa (giá cả).
+ Giá cả hàng hóa quyết định bởi các yếu tố: giá trị hàng hóa, giá trị của tiền tệ, quan hệ cung – cầu hàng hóa.
- Phương tiện lưu thông
+ Tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa theo công thức: Hàng – tiền – hàng.
+ Người ta bán hàng hóa lấy tiền rồi dùng tiền để mua hàng hóa mình cần.
- Phương tiện cất trữ
+ Tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ, khi cần đem ra mua hàng.
+ Tiền là đại biểu cho của cải của xã hội dưới hình thái giá trị, nên việc cất trữ tiền là hình thức cất trữ của cải.
- Phương tiện thanh toán
+ Tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán (trả tiền mua chịu hàng hóa, trả nợ, nộp thuế…)
+ Chức năng này làm cho quá trình mua bán diễn ra nhanh hơn, nhưng cũng khiến người sản xuất và trao đổi hàng hóa phụ thuộc vào nhau nhiều hơn.
- Tiền tệ thế giới
+ Khi trao đổi hàng hóa vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì tiền làm nhiệm vụ di chuyển của cải từ trước đến nay sang nước khác.
+ Việc trao đổi tiền từ nước này sang nước khác tiến hành theo tỉ giá hối đoái.
=> Năm chức năng của tiền tệ có quan hệ mật thiết với nhau. Sự phát triển các chức năng của tiền tệ phản ánh sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Câu 30:
21/07/2024Công dân được khuyến khích để phát triển tài năng là thể hiện
Bài 8- GDCD 12
Công dân được khuyến khích để phát triển tài năng là thể hiện quyền được phát triển của công dân.
Câu 31:
22/07/2024Doanh nghiệp X đã lắp đặt hệ thống xử lí chất thải đạt quy chuẩn kĩ thuật môi trường và không bán những mặt hàng nằm ngoài danh mục được cấp phép. Doanh nghiệp X đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
Bài 2- GDCD 12
Doanh nghiệp X đã lắp đặt hệ thống xử lí chất thải đạt quy chuẩn kĩ thuật môi trường-Thi hành pháp luật
-Không bán những mặt hàng nằm ngoài danh mục được cấp phép-Tuân thủ pháp luật
Câu 32:
21/07/2024Việc nhân viên bưu điện làm thất lạc thư của công dân là vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và
Bài 6- GDCD 12
Việc nhân viên bưu điện làm thất lạc thư của công dân là vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện tín.
Câu 33:
21/07/2024Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội không được thể hiện ở việc
Bài 9- GDCD 12
Các quy định của pháp luật về xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm là nội dung pháp luật thuộc lĩnh vực xã hội
Câu 34:
21/07/2024Cửa hàng bán đồ ăn đêm của bà A thường xuyên bị phản ánh về việc ồn ào, mất trật tự nơi công cộng. Hành vi của bà A thuộc loại vi phạm nào dưới đây?
Bài 2- GDCD 12
Cửa hàng bán đồ ăn đêm của bà A thường xuyên bị phản ánh về việc ồn ào, mất trật tự nơi công cộng. Hành vi của bà A thuộc loại vi phạm hành chính
Câu 35:
21/07/2024Được anh T thông tin việc anh P nhờ anh C hoàn thiện hồ sơ để đăng ký bản quyền đề tài Y, chị H đã đề nghị anh T bí mật sao chép lại toàn bộ nội dung đề tài này rồi cùng mang bán cho chị Q. Sau đó, chị Q thay đổi tên đề tài, lấy tên mình là tác giả rồi gửi tham dự cuộc thi tìm kiếm tài năng tỉnh X. Những ai dưới đây vi phạm quyền sáng tạo của công dân?
Bài 8- GDCD 12
Được anh T thông tin việc anh P nhờ anh C hoàn thiện hồ sơ để đăng ký bản quyền đề tài Y, chị H đã đề nghị anh T bí mật sao chép lại toàn bộ nội dung đề tài này rồi cùng mang bán cho chị Q. Sau đó, chị Q thay đổi tên đề tài, lấy tên mình là tác giả rồi gửi tham dự cuộc thi tìm kiếm tài năng tỉnh X.
Người vi phạm là Chị H, anh T và chị Q ( Chị H là người đề nghị sao chép, anh T người sao chép tài liệu, chị Q đổi tên đề tài).
Câu 36:
22/07/2024Trường hợp nào dưới đây người bị bắt khẩn cấp được trả tự do
Bài 6- GDCD 12
Trường hợp: Quyết định bắt người không được Viện kiểm sát phê chuẩn được trả tự do
Vì không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
Câu 37:
21/07/2024Học sinh A viết bài đề xuất phương án giải tỏa ách tắc giao thông ở cổng trường mình sau giờ tan học. Học sinh A đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
Bài 6- GDCD 12
Học sinh A viết bài đề xuất phương án giải tỏa ách tắc giao thông ở cổng trường mình sau giờ tan học. Học sinh A đã thực hiện quyền .Tự do ngôn luận. ( Quyền tự do ngôn luận công dân bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước)
Câu 38:
23/07/2024Công ti G quyết định sa thải và yêu cầu anh T phải nộp bồi thường vì anh T tự ý nghỉ việc không có lí do khi chưa hết hạn hợp đồng. Quyết định của công ti G không vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?
Bài 4- GDCD 12
Quyết định của công ti G không vi phạm quyền: Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
Câu 39:
21/07/2024Thấy G bị một nhóm học sinh đánh, K không can ngăn mà còn quay video đưa lên mạng xã hội facebook cùng những lời bình luận xấu về G. Hành vi của K đã vi phạm quyền nào của công dân?
Vận dụng kiến thức bài 6-GDCD 12 để trả lời
Thấy G bị một nhóm học sinh đánh, K không can ngăn mà còn quay video đưa lên mạng xã hội facebook cùng những lời bình luận xấu về G. Hành vi của K đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm
Câu 40:
22/07/2024Nội dung nào dưới đây là một trong những nghĩa vụ của nhà sản xuất, kinh doanh?
Bài 9- GDCD 12 trang 98
Bảo vệ môi trường là một trong những nghĩa vụ của nhà sản xuất, kinh doanh
Bài thi liên quan
-
Đề minh họa môn Giáo dục công dân THPT Quốc gia có lời giải (Đề số 1)
-
40 câu hỏi
-
40 phút
-
-
Đề minh họa môn Giáo dục công dân THPT Quốc gia có lời giải (Đề số 2)
-
40 câu hỏi
-
40 phút
-
-
Đề minh họa môn Giáo dục công dân THPT Quốc gia có lời giải (Đề số 3)
-
40 câu hỏi
-
40 phút
-
-
Đề minh họa môn Giáo dục công dân THPT Quốc gia có lời giải (Đề số 4)
-
40 câu hỏi
-
40 phút
-
-
Đề minh họa môn Giáo dục công dân THPT Quốc gia có lời giải (Đề số 5)
-
40 câu hỏi
-
40 phút
-
-
Đề minh họa môn Giáo dục công dân THPT Quốc gia có lời giải (Đề số 7)
-
40 câu hỏi
-
40 phút
-
-
Đề minh họa môn Giáo dục công dân THPT Quốc gia có lời giải (Đề số 8)
-
40 câu hỏi
-
40 phút
-
-
Đề minh họa môn Giáo dục công dân THPT Quốc gia có lời giải (Đề số 9)
-
40 câu hỏi
-
40 phút
-
-
Đề minh họa môn Giáo dục công dân THPT Quốc gia có lời giải (Đề số 10)
-
40 câu hỏi
-
40 phút
-
-
Đề minh họa môn Giáo dục công dân THPT Quốc gia có lời giải (Đề số 11)
-
40 câu hỏi
-
40 phút
-