Câu hỏi:
24/09/2024 102Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật
A. điều phối.
B. điều tiết.
C. bảo mật.
D. bảo vệ.
Trả lời:
Đáp án đúng là : D
- Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
→ D đúng.A,B,C sai.
* Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
a. Vi phạm pháp luật
- Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
- Các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật:
+ Thứ nhất, là hành vi trái pháp luật.
+ Thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
+ Thứ ba, người vi phạm pháp luật phải có lỗi.
b. Trách nhiệm pháp lí
- Là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.
- Mục đích:
+ Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt tình trạng vi phạm pháp luật.
+ Buộc họ phải chịu những thiệt hại, hạn chế nhất định.
+ Buộc họ phải làm những công việc nhất định để trừng phạt, khắc phục hậu quả.
+ Ngăn chặn họ tiếp tục vi phạm pháp luật.
+ Giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật, răn đe, củng cố niềm tin, khuyến khích mọi người tích cực đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật.
c. Các loại vi phạm pháp luật
- Vi phạm hình sự:
+ Là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ luật hình sự
+ Người vi phạm hành sự phải chịu trách nhiệm hình phát và các biện pháp tư pháp được quy định trong bộ luật hình sự.
- Vi phạm hành chính
+ Là các hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước
+ Người vi phạm hành chính phải chịu các hình thức xử lí hành chính do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng.
- Vi phạm dân sự
+ Là hành vi trái pháp luật xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ pháp luật dân sự khác.
+ Người vi phạm phịu các biện pháp nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của các quyền dân sự bị vi phạm.
- Vi phạm kỉ luật
+ Là hành vi trái với quy định quy tắc quy chế xác định trật tự kỉ cương trong nội bộ cơ quan trường học xí nghiệp.
+ Người vi phạm phải chịu các hình thức kỉ luật do thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp, trường học áp dụng đối với cán bộ - công nhân viên - học sinh - sinh viên của tổ chức mình.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết GDCD 12 Bài 2: Thực hiện pháp luật
Mục lục Giải GDCD 12 Bài 2: Thực hiện pháp luật
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Để may xong một cái áo, hao phí lao động của anh B tính theo thời gian mất 4 giờ lao động. Vậy 4 giờ lao động của anh B được gọi là
Câu 2:
Anh B là thợ mộc, anh đóng được chiếc tủ đẹp, chất liệu gỗ tốt. Do vậy, ngay sau khi anh B bày chiếc tủ ra cửa hàng để bán đã có người hỏi mua với giá cả hợp lí, anh B đã đồng ý bán. Vậy trong trường hợp này, thị trường đã thực hiện chức năng gì?
Câu 3:
Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
Câu 4:
Doanh nghiệp X đã lắp đặt hệ thống xử lí chất thải đạt quy chuẩn kĩ thuật môi trường và không bán những mặt hàng nằm ngoài danh mục được cấp phép. Doanh nghiệp X đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
Câu 5:
Chị N và anh M thưa chuyện với hai gia đình để được kết hôn với nhau, nhưng bố chị N là ông K không đồng ý và đã cản trở hai người vì chị N theo đạo Thiên Chúa, còn anh M lại theo đạo Phật. Hành vi của ông K là biểu hiện
Câu 6:
Anh G viết bài báo trích dẫn một số nội dung của tác giả Q mà không ghi chú thích. Hành vi của anh G vi phạm quyền nào dưới đây
Câu 7:
Nhờ chị S có hiểu biết về pháp luật nên tranh chấp về đất đai giữa gia đình chị với gia đình anh B đã được giải quyết ổn thỏa. Trường hợp này cho thấy pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây?
Câu 8:
Được chị M là đồng nghiệp cho biết việc chị N là kế toán đã lập hồ sơ khống rút hai trăm triệu đồng của cơ quan sở X, chị K đã đe dọa chị N, buộc chị phải chia cho mình một nửa số tiền đó. Biết chuyện, ông G là Giám đốc sở X đã kí quyết định điều chuyển chị M xuống đơn vị cơ sở ở xa và đưa anh T thay vào vị trí của chị M sau khi nhận của anh này một trăm triệu đồng. Nhân cơ hội đó, chị N đã cố ý trì hoãn việc thanh toán các khoản phụ cấp theo đúng quy định cho chị M. Những ai dưới đây là đối tượng vừa bị khiếu nại vừa bị tố cáo?
Câu 9:
Những quy tắc sử dụng chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là nội dung đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
Câu 10:
Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện khác với các hình thức còn lại?
Câu 11:
Tại điểm bầu cử X, vô tình thấy chị C lựa chọn ứng cử viên là người có mâu thuẫn với mình, chị B đã nhờ anh D người yêu của chị C thuyết phục chị gạch tên người đó. Phát hiện chị C đưa phiếu bầu của mình cho anh D sửa lại, chị N báo với ông K tổ trưởng tổ bầu cử. Vì đang viết hộ phiếu bầu cho cụ P là người không biết chữ ( viết theo ý của cụ), lại muốn nhanh chóng kết thúc công tác bầu cử nên ông K đã bỏ qua chuyện này. Những ai dưới đây không vi phạm nguyên tắc bỏ phiếu kín trong bầu cử?
Câu 12:
Nghi ngờ chị D viết bài nói xấu mình trên mạng xã hội nên ông H là Chủ tịch xã đã ngăn cản chị D phát biểu trong cuộc họp Hội đồng nhân dân. Thấy vậy, anh M lên tiếng bảo vệ chị D nhưng bị ông K chủ tọa cuộc họp ngắt lời không cho phát biểu. Chứng kiến sự việc, chị P rủ bà T ngồi bên cạnh bỏ họp cùng ra về. Những ai dưới đây vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân?
Câu 14:
Anh X cùng người dân xã T không trồng cây thuốc phiện. Anh X đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
Câu 15:
Nhà nước và người sử dụng lao động có chính sách ưu đãi đối với người lao động.