Giải VTH Địa lí 8 KNTT Bài 6: Thuỷ văn Việt Nam
Giải VTH Địa lí 8 KNTT Bài 6: Thuỷ văn Việt Nam
-
232 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
16/11/2024* Trả lời:
- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước:
+ Việt Nam có 2360 con sông có chiều dài dài trên 10km.
+ 93% các sông nhỏ và ngắn. Một số sông lớn là: sông Hồng, sông Mê Công,…
- Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và hướng vòng cung; một số sông chảy theo hướng tây - đông.
- Chế độ dòng chảy của sông ngòi nước ta có hai mùa rất rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. Trung bình lượng nước trong mùa lũ chiếm 70 - 80% lượng nước cả năm.
- Sông ngòi nước ta có nhiều nước và lượng phù sa khá lớn.
* Mở rộng:
Sông ngòi
a) Đặc điểm chung
- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, gồm 2 360 con sông có chiều dài trên 10 km.
- Sông ngòi chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung, một số sông chảy theo hướng tây – đông.
- Chế độ dòng chảy của sông ngòi nước ta phân hai mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn, trung bình lượng nước trong mùa lũ chiếm tới 70 – 80% tổng lượng nước cả năm.
- Nước ta có nhiều nước (hơn 800 tỉ m’/năm) và lượng phù sa khoảng 200 triệu tấn/năm.
b) Một số hệ thống sông lớn
- Hệ thống sông Hồng:
Hệ thống sông lớn thứ hai ở Việt Nam, có hai phụ lưu chính là sông Đà và sông Lô, tạo thành mạng lưới sông hình nan quạt, chế độ nước có hai mùa, dễ gây lũ lụt.
- Hệ thống sông Mê Công:
Mê Công là hệ thống sông lớn chảy qua 6 quốc gia, trong đó Việt Nam có phần lưu vực dài hơn 230 km. Có 286 phụ lưu, lớn nhất là sông Srê Pốk, và hai chi lưu lớn là sông Tiền và sông Hậu.
- Chế độ nước sông:
Chế độ nước có hai mùa: mùa lũ chiếm 80% tổng lượng nước cả năm từ tháng 7 đến tháng 11, mùa cạn chỉ chiếm 20% từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau. Mạng lưới sông dạng lông chim được điều tiết bởi hồ Tôn-lê Sáp (Cam-pu-chia), giúp nước lên và xuống chậm vào mùa lũ.
2. Hồ, đầm
Việt Nam có nhiều hồ, đầm tự nhiên và nhân tạo. Chúng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và sinh hoạt.
- Đối với sản xuất:
+ Nông nghiệp: Hồ, đầm nước ngọt cung cấp nước cho trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản.
+ Công nghiệp: Hồ thuỷ điện trữ nước cho nhà máy thuỷ điện, cung cấp nước cho các ngành công nghiệp khác.
+ Dịch vụ: Hồ, đầm với giá trị về giao thông và du lịch.
- Đối với sinh hoạt: Nguồn dự trữ nước ngọt lớn, đảm bảo an ninh nguồn nước.
3. Nước ngầm
Nước ngầm phong phú, phân bố khắp cả nước, đóng vai trò quan trọng đối với sản xuất và sinh hoạt.
- Đối với sản xuất:
+ Nông nghiệp: Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các vùng khan hiếm nước mặt.
+ Công nghiệp: Sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, như chế biến thực phẩm, sản xuất giấy.
+ Dịch vụ: Khai thác để chữa bệnh và phát triển du lịch nghỉ dưỡng.
- Đối với sinh hoạt: Là nguồn nước quan trọng phục vụ cho sinh hoạt của người dân.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Câu 3:
22/07/2024Điền cụm từ vào chố trống để hoàn thành thông tin về đặc điểm của mạng lưới sông Hồng
Hệ thống sông Hồng là hệ thống sông……………….ở nước ta sau hệ thống sông Mê Công. Dòng chính chảy trên lãnh thổ Việt Nam dài……………, có hai phụ lưu chính là……………………. Mạng lưới sông có dạng……………………………..
Hệ thống sông Hồng là hệ thống sông lớn thứ 2 ở nước ta sau hệ thống sông Mê Công. Dòng chính chảy trên lãnh thổ Việt Nam dài 556km, có hai phụ lưu chính là Sông Đà và sông Lô Mạng lưới sông có dạng nan quạt
Câu 4:
20/07/2024Nêu đặc điểm chế độ nước sông của hệ thống sông Hồng
+ Mùa lũ………………………………………………………..
+ Mùa cạn……………………………………………………….
+ Mùa lũ: bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 10 phù hợp với mùa mưa. Lượng nước mùa lũ chiếm khoảng 75% tổng lượng nước cả năm.
+ Mùa cạn: bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 5 năm sau, lượng nước mùa cạn chỉ chiếm khoảng 25% tổng lượng nước cả năm.
Câu 5:
20/07/2024- Vào mùa mũ hệ thống sông Hồng dễ gây lũ lụt là vì:
+ Vùng thềm lục địa ở đồng bằng sông Hồng bị xâm nhập mặn, lấn sâu vào đất liền, thành các bờ biển mài mòn, hệ thống đê chưa được xây dựng chắc chắn.
+ Khu vực này là một vùng trũng nên rất dễ bị ngập úng
+ Do mạng lưới sông có dạng nan quạt, nên khi mưa lớn, nước tập trung nhanh, dễ gây lũ lụt.
Câu 6:
22/07/2024Hãy trình bày đặc điểm mạng lưới sông và chế độ nước sông của hệ thống sông Thu Bồn
Đặc điểm mạng lưới sông:…………………………………..
Chế độ nước sông…………………………………………….
Mùa lũ………………………………………………………….
Mùa cạn………………………………………………………
- Đặc điểm mạng lưới:
+ Có 78 phụ lưu chiều dài trên 10 km.
+ Các sông, suối trong hệ thống sông thường ngắn và dốc, phân thành nhiều lưu vực nhỏ độc lập.
+ Mạng lưới sông có dạng nan quạt.
- Chế độ nước sông: chia làm hai mùa rõ rệt (mùa lũ và mùa cạn)
+ Mùa lũ diễn ra từ tháng 10 đến tháng 12 phù hợp với mùa mưa thu đông và mùa bão, lượng nước mùa lũ chiếm khoảng 65% tổng lượng nước cả năm. Lũ tại hệ thống sông Thu Bồn lên rất nhanh và đột ngột, nhất là khi gặp bão và mưa lớn.
+ Mùa cạn kéo dài từ tháng 1 đến tháng 9, chiếm khoảng 35% tổng lượng nước cả năm.
Câu 7:
23/07/2024Dựa vào thông tin 122,123 hãy cho biết
- Tên phụ lưu lớn nhất của hệ thống sông mê Công
- Hai chi lưu lớn ở Việt Nam
- Hình dạng của mạng lưới sông
- Chế độ nước sông
+ Mùa lũ
+ Mùa cạn
- Tên phụ lưu lớn nhất của hệ thống sông mê Công: sông Srê Pốk.
- Hai chi lưu lớn ở Việt Nam: sống Tiền và Sông Hậu
- Hình dạng của mạng lưới sông: lông chim.
- Chế độ nước sông:
+ Mùa lũ: kéo dài từ tháng 7 đến tháng 11, lượng nước mùa lũ chiếm khoảng 80% tổng lượng nước cả năm. Mùa lũ nước lên và xuống chậm (nhờ mạng lưới sông dạng lông chim và được điều tiết bởi hồ Tôn-lê Sáp)
+ Mùa cạn: từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau, lượng nước mùa cạn chỉ chiếm khoảng 20% tổng lượng nước cả năm.
Câu 8:
22/07/2024Dựa vào thông tin trang 124, phân tích vai trò của hồ đầm đối với sản xuất và sinh hoạt ở nước ta
- Đối với sản xuất:
+ Nông nghiệp:……………………………………………………………..
+ Công nghiệp:……………………………………………………………….
+ Dịch vụ:……………………………………………………………………..
- Đối với sinh hoạt…………………………………………………………….
* Đối với sản xuất:
- Nông nghiệp:
+ Các hồ, đầm nước ngọt là nguồn cung cấp nước cho trồng trọt và chăn nuôi.
+ Hồ, đầm là mặt nước tự nhiên để nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn như đầm phá Tam Giang, đầm Thị Nại, hồ thuỷ điện Hoà Bình,...
- Công nghiệp:
+ Các hồ thuỷ điện (Hoà Bình, Sơn La, laly,..) là nơi trữ nước cho nhà máy thuỷ điện.
+ Hồ cung cấp nước cho các ngành công nghiệp như: chế biến lương thực - thực phẩm, khai khoáng,...
- Dịch vụ:
+ Một số hồ, đầm thông với các sông, biển có giá trị về giao thông.
+ Nhiều hồ, đầm có cảnh quan đẹp, hệ sinh thái với tính đa dạng sinh học cao, khí hậu trong lành được khai thác để phát triển du lịch, như hồ Tơ Nưng, hồ Ba Bể,…
* Đối với sinh hoạt:
- Phục vụ nhu cầu nước trong sinh hoạt, là nguồn ngọt lớn.
- Đóng vai trò đảm bảo an ninh nguồn nước, nhất là ở các khu vực có mùa khô sâu sắc.
Câu 9:
21/07/2024Hãy phân tích vai trò của nước ngầm đố với sản xuất và sinh hoạt của nước ta
- Đối với sản xuất:
+ Nông nghiệp:……………………………………………………………..
+ Công nghiệp:……………………………………………………………….
+ Dịch vụ:……………………………………………………………………..
- Đối với sinh hoạt…………………………………………………………….
- Đối với sản xuất:
+ Nông nghiệp: Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt với các vùng khan hiếm nước mặt như Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Công nghiệp: được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp như: chế biến lương thực - thực phẩm, sản xuất giấy,...
+ Dịch vụ: Một số nguồn nước nóng, nước khoáng được khai thác để chữa bệnh và phát triển du lịch nghỉ dưỡng.
- Đối với sinh hoạt: Nước ngầm là nguồn nước quan trọng phục vụ cho sinh hoạt của người dân ở nước ta.
Câu 12:
21/07/2024* Lựa chọn: Tìm hiểu vai trò của hồ thủy lợi Dầu Tiếng
* Trình bày:
- Hồ Dầu Tiếng là hồ thủy lợi xây dựng trên sông Sài Gòn, thuộc địa phận tỉnh Tây Ninh rộng 270 km2, chứa 1,5 tỉ m3 nước.
- Vai trò:
+ Đảm bảo nước tưới vào mùa khô cho hàng trăm nghìn héc-ta đất nông nghiệp thuộc các tỉnh: Tây Ninh, BÌnh Dương, Bình Phước, Long An và Thành phố Hồ Chí Minh; góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
+ Tận dụng diện tích mặt nước và dung tích hồ để nuôi cá.
+ Phát triển du lịch.
+ Cải tạo môi trường, sinh thái.
+ Cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất công nghiệp trong vùng khoảng 100 triệu m³ mỗi năm.
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Địa 8 KNTT Bài 6: Thủy văn Việt Nam (433 lượt thi)