Trắc nghiệm Địa 8 KNTT Bài 8: Tác động của biển đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam
Trắc nghiệm Địa 8 KNTT Bài 8: Tác động của biển đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam
-
188 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
17/12/2024Biểu hiện của sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan ở nước ta là
Đáp án đúng là: D
- Biểu hiện của sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan ở nước ta là số cơn bão mạnh có xu hướng tăng, thất thường.
Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như: mưa lớn, bão, rét đậm, rét hại,... Số ngày nắng nóng có xu thế tăng trên phạm vi cả nước; số ngày rét đậm, rét hại có biến động mạnh qua các năm; số cơn bão mạnh có xu thế tăng lên; mùa mưa có nhiều trận mưa lớn, thời gian kéo dài xảy ra ở nhiều vùng nước ta gây lũ quét, ngập lụt. Nhìn chung, biến đổi khí hậu đã khiến thời tiết trở nên khắc nghiệt hơn.
→ D đúng.A,B,C sai.
* Mở rộng:
1. Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu
- Biến đổi về nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm tăng 0,89°C trên phạm vi toàn quốc từ 1958 đến 2018.
- Biến đổi về lượng mưa: Tổng lượng mưa năm trung bình trên phạm vi cả nước có biến động từ 1958 đến 2018.
- Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan và mưa lớn, bão, rét đậm, rét hại, số ngày nắng nóng tăng, số ngày rét đậm, rét hại biến động, số cơn bão mạnh tăng, mùa mưa có nhiều trận mưa lớn, kéo dài gây lũ quét, ngập lụt. Biến đổi khí hậu khiến thời tiết trở nên khác nghiệt hơn.
2. Tác động của biến đổi khí hậu đối với thuỷ văn
- Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến lưu lượng và chế độ nước sông.
- Tổng lượng mưa biến động, làm lưu lượng nước sông biến đổi.
- Chênh lệch lưu lượng nước giữa mùa lũ và mùa cạn tăng.
+ Mùa lũ: lũ quét và ngập lụt tăng do ngày mưa lớn.
+ Mùa cạn: lưu lượng nước giảm, nguy cơ thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất tăng ở một số lưu vực sông.
3. Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu
- Để ứng phó với biến đổi khí hậu cần thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu, bao gồm:
+ Sử dụng tiết kiệm năng lượng và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, sức nước.
+ Tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên nước, bảo vệ rừng và cây xanh.
+ Giảm thiểu và xử lí rác thải, phân loại rác và bỏ rác đúng nơi quy định.
- Giải pháp để thích ứng với biến đổi khí hậu bao gồm:
+ Nông nghiệp: thay đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi; nghiên cứu giống thực vật, vật nuôi thích ứng; nâng cấp hệ thống thuỷ lợi, hạn chế xâm nhập mặn.
+ Công nghiệp: ứng dụng khoa học công nghệ, sản xuất tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, chất lượng tốt.
+ Dịch vụ: cải tạo, nâng cấp hạ tầng giao thông, tạo sản phẩm du lịch phù hợp.
+ Cá nhân: tìm hiểu kiến thức, rèn luyện kĩ năng ứng phó với thiên tai, tham gia hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 8 Bài 8: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam
Giải Địa lí 8 Bài 8: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thuỷ văn Việt Nam
Câu 2:
21/07/2024Nhiệt độ trung bình năm của nước ta có xu hướng biến động mạnh do tác động của
Đáp án đúng là: A
Biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ trung bình năm có xu thế tăng trên phạm vi cả nước, với mức tăng trung bình toàn Việt Nam là 0,89°C trong thời kì từ 1958 đến 2018. Nhiều kỉ lục cao của nhiệt độ được ghi nhận trong những năm gần đây. Số ngày nắng nóng có xu thế tăng từ 3 - 5 ngày/ thập kỉ trên phạm vi cả nước.
Câu 3:
23/07/2024Biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ trung bình năm có xu thế tăng
Đáp án đúng là: B
Biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ trung bình năm có xu thế tăng trên phạm vi cả nước, với mức tăng trung bình toàn Việt Nam là 0,89°C trong thời kì từ 1958 đến 2018. Nhiều kỉ lục cao của nhiệt độ được ghi nhận trong những năm gần đây. Số ngày nắng nóng có xu thế tăng từ 3 - 5 ngày/ thập kỉ trên phạm vi cả nước.
Câu 4:
11/12/2024Biến đổi khí hậu không gây nên tác động nào sau đây đối với khí hậu Việt Nam?
Đáp án đúng là: C
Giải thích: - Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu Việt Nam được thể hiện ở:
+ Biến đổi về nhiệt độ.
+ Biến đổi về lượng mưa.
+ Tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan.
*Tìm hiểu thêm: "Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu"
- Để ứng phó với biến đổi khí hậu cần thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu, bao gồm:
+ Sử dụng tiết kiệm năng lượng và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, sức nước.
+ Tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên nước, bảo vệ rừng và cây xanh.
+ Giảm thiểu và xử lí rác thải, phân loại rác và bỏ rác đúng nơi quy định.
- Giải pháp để thích ứng với biến đổi khí hậu bao gồm:
+ Nông nghiệp: thay đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi; nghiên cứu giống thực vật, vật nuôi thích ứng; nâng cấp hệ thống thuỷ lợi, hạn chế xâm nhập mặn.
+ Công nghiệp: ứng dụng khoa học công nghệ, sản xuất tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, chất lượng tốt.
+ Dịch vụ: cải tạo, nâng cấp hạ tầng giao thông, tạo sản phẩm du lịch phù hợp.
+ Cá nhân: tìm hiểu kiến thức, rèn luyện kĩ năng ứng phó với thiên tai, tham gia hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 8 Bài 8: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam
Câu 5:
23/07/2024Biến đổi khí hậu có tác động như thế nào đối với thủy văn của Việt Nam?
Đáp án đúng là: C
- Biến đổi khí hậu tác động lớn đến thuỷ văn nước ta, đặc biệt tới lưu lượng nước và chế độ nước sông:
+ Lượng mưa trung bình năm biến động làm lưu lượng nước sông cũng biến động theo.
+ Sự chênh lệch lưu lượng nước giữa mùa lũ và mùa cạn gia tăng. Vào mùa mưa lũ, số ngày mưa lũ gia tăng gây nên tình trạng lũ quét ở miền núi và ngập lụt ở đồng bằng ngày càng trầm trọng. Vào mùa cạn, lưu lượng nước giảm, làm gia tăng nguy cơ thiếu nước sinh hoạt và sản xuất ở một số địa phương.
Câu 6:
16/07/2024Vào mùa lũ, ở đồng bằng xảy ra thiên tai chủ yếu nào sau đây?
Đáp án đúng là: A
Vào mùa lũ do số ngày mưa lớn gia tăng nên tình trạng lũ quét ở miền núi và ngập lụt ở đồng bằng ngày càng trầm trọng hơn.
Câu 7:
18/07/2024Vào mùa mưa lũ, thiên tai nào thường xảy ra ở khu vực miền núi của Việt Nam?
Đáp án đúng là: C
Vào mùa lũ do số ngày mưa lớn gia tăng nên tình trạng lũ quét ở miền núi và ngập lụt ở đồng bằng ngày càng trầm trọng hơn.
Câu 8:
12/12/2024Vào mùa mưa lũ, thiên tai nào thường xảy ra ở khu vực đồng bằng của Việt Nam?
Đáp án đúng là: B
- Vào mùa mưa lũ, thiên tai Ngập lụt,thường xảy ra ở khu vực đồng bằng của Việt Nam.
Do số ngày mưa lớn gia tăng nên tình trạng lũ quét ở miền núi và ngập lụt ở đồng bằng ngày càng trầm trọng hơn.
- Hạn mặn ở Miền tây là hiện tượng hầu như năm nào cũng xảy ra. Do khu vực đây là khu vực giáp biển và độ cao so với mực nước biển thấp.
→ A sai
- Hai vùng có khả năng gây ra sóng thần, nguy hiểm tới vùng bờ biển Việt Nam gồm: vùng phía tây Philippines và vùng trên đới đứt gãy kinh tuyến 109 độ - thềm lục địa của Việt Nam
→ C sai
- Tây Bắc là khu vực có động đất mạnh nhất ở nước ta (đặc biệt là hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu), tiếp đến là Đông Bắc, miền Trung. Nam Bộ là khu vực có động đất rất yếu.
→ D sai.
* Mở rộng:
1. Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu
- Biến đổi về nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm tăng 0,89°C trên phạm vi toàn quốc từ 1958 đến 2018.
- Biến đổi về lượng mưa: Tổng lượng mưa năm trung bình trên phạm vi cả nước có biến động từ 1958 đến 2018.
- Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan và mưa lớn, bão, rét đậm, rét hại, số ngày nắng nóng tăng, số ngày rét đậm, rét hại biến động, số cơn bão mạnh tăng, mùa mưa có nhiều trận mưa lớn, kéo dài gây lũ quét, ngập lụt. Biến đổi khí hậu khiến thời tiết trở nên khác nghiệt hơn.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 8 Bài 8: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam
Câu 9:
16/07/2024Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tác động của biến đổi khí hậu đối với hồ, đầm, nước ngầm?
Đáp án đúng là: D
Với sự gia tăng của số ngày hạn hán làm cho mực nước của các hồ đầm xuống thấp, mực nước ngầm cũng hạ thấp hơn nhiều so với trung bình nhiều năm.
Câu 10:
19/07/2024“Các hoạt động của con người nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ các tác nhân gây ra biến đổi khí hậu” – đó là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
Đáp án đúng là: A
Thích ứng với biến đổi khí hậu là các hoạt động của con người nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ các tác nhân gây ra biến đổi khí hậu
Câu 11:
20/07/2024Để ứng phó với biến đổi khí hậu chúng ta cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp
Đáp án đúng là: B
- Có hai nhóm giải pháp để ứng phó với biến đổi khí hậu, đó là: giảm nhẹ biến đổi khí hậu và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Giảm nhẹ và thích ứng biến đổi khí hậu là hai giải pháp quan trọng, hai nhóm giải pháp này cần được tiến hành đồng thời và tham gia của cộng đồng để đảm bảo hiệu quả cho công tác ứng phó biến đổi khí hậu.
Câu 12:
16/07/2024Để giảm nhẹ biến đổi khí hậu, chúng ta cần
Đáp án đúng là: A
- Để giảm nhẹ biến đổi khí hậu, chúng ta cần sử dụng tiết kiệm năng lượng, thông qua một số hành động cụ thể, như:
+ Sử dụng các thiết bị điện tiêu hao ít năng lượng;
+ Tạo thói quen tắt thiết bị điện khi không sử dụng;
+ Sử dụng phương tiện giao thông công cộng, đi xe đạp,...
Câu 13:
16/07/2024Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng giải pháp giúp giảm nhẹ biến đổi khí hậu?
Đáp án đúng là: C
- Một số giải pháp giúp giảm nhẹ biến đổi khí hậu:
+ Sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng.
+ Bảo vệ rừng, trồng và bảo vệ cây xanh.
+ Giảm thiểu và xử lí rác thải, chất thải.
+ Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.
+ Sử dụng tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên nước.
Câu 14:
20/07/2024Để thích ứng với biến đổi khí hậu, chúng ta cần
Đáp án đúng là: A
Để thích ứng với biến đổi khí hậu, chúng ta cần rèn luyện các kĩ năng ứng phó với thiên tai.
Câu 15:
22/07/2024Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng giải pháp giúp thích ứng với biến đổi khí hậu?
Đáp án đúng là: C
Một số giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu là:
+ Ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất.
+ Cải tạo, tu bổ và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng.
+ Thay đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi.
+ Rèn luyện các kĩ năng ứng phó với thiên tai.