Trang chủ Lớp 8 Khoa học tự nhiên Giải VBT KHTN 8 Cánh diều Bài 28: Hệ vận động ở người

Giải VBT KHTN 8 Cánh diều Bài 28: Hệ vận động ở người

Giải VBT KHTN 8 Cánh diều Bài 28: Hệ vận động ở người

  • 186 lượt thi

  • 14 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

22/07/2024

Từ hình 28.2 SGK, hệ vận động gồm những cơ quan:……………………………………………………………

Xem đáp án

Từ hình 28.2 SGK, hệ vận động gồm những cơ quan: xương, khớp và cơ vân. Xương, khớp, cơ có cấu tạo phù hợp với chức năng mà chúng đảm nhiệm.


Câu 2:

17/07/2024

Từ hình 28.3 SGK cho thấy sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của xương đùi là:………………….

Xem đáp án

Từ hình 28.3 SGK cho thấy sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của xương đùi là: Ở đầu xương có mô xương xốp gồm các tế bào xương tạo thành các nan xương sắp xếp theo hình vòng cung có tác dụng phân tán lực tác động. Phần thân xương có mô xương cứng gồm các tế bào xương sắp xếp đồng tâm làm tăng khả năng chịu lực của xương.


Câu 3:

13/07/2024

Giải thích kết quả thí nghiệm:

Thí nghiệm

với mỗi xương đùi ếch

Kết quả

Giải thích

Xương 1: để nguyên.

 

 

Xương 2: ngâm trong dung dịch HCl 10% khoảng 15 phút.

 

 

Xương 3: đốt trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi không còn thấy khói bay lên.

 

 

Xem đáp án

Giải thích kết quả thí nghiệm:

Thí nghiệm

với mỗi xương đùi ếch

Kết quả

Giải thích

Xương 1: để nguyên.

Không thể uốn cong và không bị vỡ vụn khi bóp nhẹ vào đầu xương.

Xương 1 để nguyên nên trong xương vẫn còn các thành phần hóa học là chất hữu cơ và chất vô cơ. Do đó, xương vẫn còn tính đàn hồi, rắn chắc.

Xương 2: ngâm trong dung dịch HCl 10% khoảng 15 phút.

Có thể uốn cong nhưng không bị vỡ vụn khi bóp nhẹ vào đầu xương.

Xương 2 đã được ngâm trong dung dịch HCl 10%. Khi đó, các chất vô cơ trong xương sẽ phản ứng với HCl khiến xương 2 chỉ còn lại thành phần chất hữu cơ. Việc mất đi các chất vô cơ làm cho xương bị mất tính rắn chắc chỉ còn lại tính mềm dẻo.

Xương 3: đốt trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi không còn thấy khói bay lên.

Không thể uốn cong nhưng bị vỡ vụn khi bóp nhẹ vào đầu xương.

Xương 3 được đốt trên ngọn lửa đèn cồn. Khi đó, các chất hữu cơ trong xương bị đốt cháy khiến xương 3 chỉ còn lại thành phần vô cơ. Việc mất đi các chất hữu cơ làm cho xương bị mất tính mềm dẻo, chỉ còn lại tính rắn chắc.


Câu 4:

22/07/2024

Ví dụ một khớp trong cơ thể:

Tên khớp

Vị trí trong cơ thể

Thuộc loại khớp

Chức năng

 

 

 

 

Xem đáp án

Ví dụ một khớp trong cơ thể:

Tên khớp

Vị trí trong cơ thể

Thuộc loại khớp

Chức năng

Khớp giữa các đốt sống

Khớp giữa các đốt sống nằm giữa các đốt của cột sống.

Khớp bán động.

Giúp cột sống có thể cử động ở mức độ nhất định và bảo vệ tủy sống.


Câu 5:

22/07/2024

Từ hình 28.5 (SGK):

- Cấu tạo của một bắp cơ ở người:………………………………………………….

- Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng vận động của cơ:………………………….

Xem đáp án

Từ hình 28.5 (SGK):

- Cấu tạo của một bắp cơ ở người: Mỗi bắp cơ được cấu tạo từ nhiều bó sợi cơ, mỗi bó sợi cơ gồm rất nhiều sợi cơ, mỗi sợi cơ gồm nhiều tơ cơ.

- Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng vận động của cơ: Tơ cơ có khả năng thay đổi chiều dài dẫn đến sự co, dãn của bắp cơ giúp quyết định độ lớn của lực cơ sinh ra, đảm bảo độ lớn của lực phù hợp với cử động.


Câu 6:

22/07/2024

Dựa vào hình 19.7a SGK và nguyên tắc đòn bẩy cho thấy sự phối hợp của cơ, xương, khớp khi ta nâng một quả tạ như sau:……………………………………….

Xem đáp án

Dựa vào hình 19.7a SGK và nguyên tắc đòn bẩy cho thấy sự phối hợp của cơ, xương, khớp khi ta nâng một quả tạ như sau: Khi thực hiện hoạt động, cơ nhị đầu cánh tay co tạo nên một lực hướng lên (ngược hướng với trọng lực của quả tạ qua điểm tựa là khớp khuỷu), giúp kéo xương quay nâng lên so với xương trụ. Đồng thời, cơ tam đầu cánh tay dãn giúp cố định khớp khuỷu. Nhờ đó, cánh tay co lên giúp quả tạ được nâng lên.


Câu 7:

22/07/2024

Dựa vào nguyên tắc đòn bẩy:

Trường hợp

Điểm tựa

Lực

Trọng lực

Khi cơ thể

ngửa đầu

 

 

 

Khi kiễng chân

 

 

 

Xem đáp án

Dựa vào nguyên tắc đòn bẩy:

Trường hợp

Điểm tựa

Lực

Trọng lực

Khi cơ thể

ngửa đầu

Đốt sống trên cùng

Lực được sinh ra từ hệ thống cơ sau gáy bám vào sọ

Trọng lực của phần đầu

Khi kiễng chân

Các khớp bàn – đốt ở bàn chân

Lực được cơ sinh đôi cẳng chân và cơ dép đặt trên xương gót thông qua gân Achilles

Trọng lực của cả cơ thể


Câu 8:

22/07/2024

Ý nghĩa của tập thể dục, thể thao đối với sức khoẻ và hệ vận động là:……………………………………..

Giải thích:……………………………………………………………………..

Xem đáp án

- Ý nghĩa của tập thể dục, thể thao đối với sức khoẻ và hệ vận động là: Tập thể dục, thể thao vừa sức và đều đặn giúp nâng cao sức khỏe của hệ vận động.

- Giải thích: Tập thể dục thể thao giúp màng hoạt dịch tiết chất nhờn đầy đủ, dây chằng vững chắc và dẻo dai hơn; giúp tăng khối lượng và kích thước xương; giúp tăng sức bền và khối lượng của cơ. Từ đó nâng cao sức khoẻ của hệ vận động.


Câu 9:

13/07/2024

Kế hoạch luyện tập một môn thể dục, thể thao nhằm nâng cao thể lực và có thể hình cân đối.

Xem đáp án

Kế hoạch luyện tập một môn thể dục, thể thao nhằm nâng cao thể lực và có thể hình cân đối:

- Ngày 1 – 2: Nhảy dây 2 chân chạm đất trong 10 – 15 phút với tốc độ chậm.

- Ngày 3 – 4: Nhảy dây 2 chân chạm đất trong 10 – 15 phút với tốc độ nhanh hơn.

- Ngày 5 trở đi: Nhảy dây 2 chân kết hợp với 1 chân chạm đất trong 10 – 15 phút với tốc độ nhanh dần.


Câu 10:

22/07/2024

Nguyên nhân và cách phòng tránh một số bệnh, tật liên quan đến hệ vận động.

Tên bệnh/tật

Nguyên nhân

Cách phòng tránh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án

Nguyên nhân và cách phòng tránh một số bệnh, tật liên quan đến hệ vận động.

Tên bệnh/tật

Nguyên nhân

Cách phòng tránh

Loãng xương

Do cơ thể thiếu calcium và vitamin D, tuổi cao, thay đổi hormone,…

Tập thể dục thể thao đều đặn và vừa sức; chế độ ăn lành mạnh đảm bảo đủ đạm, vitamin D và calcium; tắm nắng đúng cách; không nên uống bia, rượu và các đồ uống có cồn, cà phê,…; duy trì trọng lượng cơ thể;…

Viêm khớp

Do nhiễm khuẩn tại khớp, rối loạn chuyển hóa, thừa cân, béo phì,…

Duy trì chế độ ăn đủ chất và cân đối, bổ sung các thực phẩm chống viêm; thường xuyên rèn luyện thể dục, thể thao; điều chỉnh cân nặng ở mức phù hợp; khám sức khoẻ định kì;…

Cong vẹo cột sống

Do bệnh về thần kinh; bất thường bẩm sinh của đốt sống; tư thế ngồi, đi, đứng, nằm không đúng và cường độ lao động không phù hợp với lứa tuổi,…

Đảm bảo tư thế hoạt động đúng (đeo cặp trên 2 vai, tư thế ngồi học ngay ngắn,…); lao động và tập luyện vừa sức, cân đối; đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lí;….


Câu 11:

22/07/2024

Thực hiện dự án điều tra tỉ lệ mắc tật cong vẹo cột sống trong trường học hoặc khu dân cư theo các bước điều tra trong SGK.

- Tỉ lệ mắc tật cong vẹo cột sống:……………………………………………………

- Nhận xét về tỉ lệ người mắc tật cong vẹo cột sống:…………………………………

- Đề xuất một số cách phòng tránh:………………………………………………….

Xem đáp án

Thực hiện dự án điều tra tỉ lệ mắc tật cong vẹo cột sống trong trường học hoặc khu dân cư theo các bước điều tra trong SGK.

- Tỉ lệ mắc tật cong vẹo cột sống: 6/178 = 3,3%.

- Nhận xét về tỉ lệ người mắc tật cong vẹo cột sống: Tỉ lệ học sinh trong trường mắc tật cong vẹo cột sống khá cao, có 6 người mắc trên tổng số 178 người được điều tra.

- Đề xuất một số cách phòng tránh: Sử dụng bàn ghế vững chắc, chiều cao phù hợp với lứa tuổi; tư thế ngồi học ngay ngắn, không cúi quá thấp, không vẹo sang trái hoặc sang phải, nên đeo cặp trên hai vai; lao động vừa sức, đúng lứa tuổi; đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lí, đủ chất;…


Câu 12:

17/07/2024

Sinh ra các tế bào máu, dự trữ và cân bằng chất khoáng là chức năng của

A. cơ vân.

B. xương.

C. khớp.

D. máu.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Trong hệ vận động, xương có chức năng vận động, nâng đỡ cơ thể, bảo vệ các nội quan, sinh ra các tế bào máu, dự trữ và cân bằng chất khoáng.


Câu 14:

21/07/2024

Ngồi học không đúng tư thế lâu dài có thể dẫn đến

A. loãng xương, viêm cơ.

B. cong vẹo cột sống.

C. viêm khớp.

D. trật khớp.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ngồi học không đúng tư thế lâu dài là một trong những nguyên nhân dẫn đến tật cong vẹo cột sống.


Bắt đầu thi ngay