Trang chủ Lớp 8 Toán Giải SGK Toán 8 KNTT Bài tập cuối chương 3 có đáp án

Giải SGK Toán 8 KNTT Bài tập cuối chương 3 có đáp án

Giải SGK Toán 8 KNTT Bài tập cuối chương 3 có đáp án

  • 123 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

09/07/2024

Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?

A. Không có tứ giác nào mà không có góc tù.

B. Nếu tứ giác có ba góc nhọn thì góc còn lại là góc tù.

C. Nếu tứ giác có hai góc tù thì góc còn lại phải nhọn.

D. Không có tứ giác nào có ba góc tù.

Xem đáp án

* Khẳng định A sai vì có xảy ra trường hợp tứ giác mà không có góc tù.

Chẳng hạn như hình chữ nhật có bốn góc vuông, tức là hình chữ nhật không có góc tù.

* Khẳng định B.

Tứ giác có ba góc nhọn thì tổng số đo của ba góc bé hơn: 90o . 3 = 270o.

Khi đó, góc còn lại sẽ lớn hơn: 360o – 270o = 90o.

Do đó, góc còn lại là góc tù nên khẳng định B đúng.

* Khẳng định C sai vì có thể xảy ra trường hợp tứ giác có hai góc tù, một góc vuông và một góc nhọn.

Ví dụ: Tứ giác ABCD có A^=100°;  B^=100°;  C^=90°;  D^=70°

* Khẳng định D sai vì có thể xảy ra trường hợp tứ giác có ba góc tù.

Ví dụ: Tứ giác MNPQ có M^=100°;  N^=110°;  P^=120°;  Q^=30°.

Vậy khẳng định B là đúng.


Câu 2:

12/07/2024

Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng? Khẳng định nào sai?

a) Tứ giác có hai đường chéo bằng nhau là hình bình hành.

Xem đáp án

Khẳng định a) sai vì tứ giác có hai đường chéo bằng nhau thì chưa chắc tứ giác đó là hình bình hành.


Câu 3:

21/07/2024

b) Tứ giác có hai cặp cạnh bằng nhau là hình bình hành.

Xem đáp án

Khẳng định b) sai vì tứ giác có hai cặp cạnh đối bằng nhau là hình bình hành, còn tứ giác có hai cặp cạnh bằng nhau thì chưa khẳng định được là hình bình hành.


Câu 4:

16/07/2024

c) Tứ giác có ba góc vuông là hình chữ nhật.

Xem đáp án

Khẳng định c) đúng.

Tứ giác có ba góc vuông thì số đo của góc còn lại là:

360o – 90o . 3 = 90o.

Khi đó, số đo của góc còn lại cũng là góc vuông.

Do đó, tứ giác đã cho có bốn góc vuông nên tứ giác đó là hình chữ nhật.


Câu 5:

20/07/2024

d) Tứ giác có ba cạnh bằng nhau là hình thoi.

Xem đáp án

Khẳng định d) sai vì tứ giác có bốn cạnh bằng nhau mới là hình thoi.

Vậy khẳng định b) đúng; các khẳng định a), b), d) sai.


Câu 6:

12/07/2024

Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng? Khẳng định nào sai?

a) Tứ giác có hai đường chéo bằng nhau và hai cạnh đối nào cũng bằng nhau là hình chữ nhật.

Xem đáp án

a) Tứ giác có hai cạnh đối nào cũng bằng nhau là hình bình hành.

Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật.

Nên tứ giác có hai đường chéo bằng nhau và hai cạnh đối nào cũng bằng nhau là hình chữ nhật.

Do đó khẳng định a) đúng.


Câu 8:

09/07/2024

c) Tứ giác có hai cạnh song song và hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.

Xem đáp án

c) Tứ giác có hai cạnh song song là hình thang.

Hình thang có và hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.

Nên tứ giác có hai cạnh song song và hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.

Do đó khẳng định c) đúng.


Câu 9:

21/07/2024
d) Tứ giác có hai cạnh song song và hai cạnh còn lại bằng nhau là hình bình hành.
Xem đáp án

d) Tứ giác có hai cạnh đối vừa song song vừa bằng nhau là hình bình hành.

Do đó khẳng định d) sai.

Vậy các khẳng định a), b), c) đúng; khẳng định d) sai.


Câu 10:

16/07/2024

Chứng minh rằng nếu tứ giác có hai đường chéo bằng nhau và một cặp cạnh đối bằng nhau thì tứ giác đó là một hình thang cân (H.3.59).

Chứng minh rằng nếu tứ giác có hai đường chéo bằng nhau và một cặp cạnh (ảnh 1)
Xem đáp án
Chứng minh rằng nếu tứ giác có hai đường chéo bằng nhau và một cặp cạnh (ảnh 2)

Gọi O là giao điểm của AC và BD.

Xét ∆ABC và ∆BAD có:

AD = BC (giả thiết)

AC = BD (giả thiết)

Cạnh AB chung

Do đó ∆ABC = ∆BAD (c.c.c)

Suy ra ADB^=ACB^ (hai góc tương ứng).

Xét ∆ACD và ∆BDC có:

AD = BC (giả thiết)

AC = BD (giả thiết)

Cạnh CD chung

Do đó ∆ADC = ∆BCD (c.c.c)

Suy ra DAC^=CBD^ (hai góc tương ứng).

Xét ∆OAD và ∆OBC có:

ADB^=ACB^ (chứng minh trên)

AD = BC (giả thiết)

DAC^=CBD^ (chứng minh trên)

Do đó ∆OAD = ∆OBC (g.c.g).

Suy ra OA = OB; OC = OD (các cặp cạnh tương ứng).

Khi đó, các tam giác OAB, OCD là tam giác cân tại O.

Suy ra OAB^=OBA^;  OCD^=ODC^.

Xét ∆OAB và ∆OCD cân tại O có:

AOB^=COD^ (hai góc đối đỉnh)

• OAB^=OBA^;  OCD^=ODC^

• OAB^+OBA^+AOB^=OCD^+ODC^+COD^=180°

OAB^+OBA^=OCD^+ODC^

2OAB^=2OCD^

Suy ra OAB^=OCD^ mà hai góc này ở vị trí so le trong.

Do đó AB // CD.

Tứ giác ABCD có AB // CD nên ABCD là hình thang.

Hình thang ABCD có hai đường chéo AC = BD.

Do đó tứ giác ABCD là hình thang cân.

Vậy nếu tứ giác có hai đường chéo bằng nhau và một cặp cạnh đối bằng nhau thì tứ giác đó là một hình thang cân.


Bắt đầu thi ngay