Trang chủ Lớp 11 Sinh học Giải SGK Sinh học 11 CTST Bài 8: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật

Giải SGK Sinh học 11 CTST Bài 8: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật

Giải SGK Sinh học 11 CTST Bài 8: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật

  • 120 lượt thi

  • 12 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

22/07/2024

Viêm gan là tình trạng tổn thương nhu mô gan, khiến chức năng gan dần bị suy giảm. Tại sao người bị bệnh viêm gan cần hạn chế ăn các loại thức ăn có chứa hàm lượng lipid cao?

Xem đáp án

Người bị bệnh viêm gan cần hạn chế ăn các loại thức ăn có chứa hàm lượng lipid cao vì gan có chức năng quan trọng trong việc chuyển hóa lipid. Khi bị viêm gan, khiến chức năng gan bị suy giảm. Nếu ăn nhiều loại thức ăn có chứa hàm lượng lipid cao thì sẽ làm gan phải tăng cường hoạt động dẫn đến tình trạng viêm gan càng trở nên nghiêm trọng hơn. Mặt khác, nếu lipid không được chuyển hóa tốt thì sẽ tích tụ gây các tình trạng bệnh lí nguy hiểm khác cho cơ thể.


Câu 2:

20/07/2024

Vì sao nói động vật là sinh vật dị dưỡng?

Xem đáp án

Động vật là sinh vật dị dưỡng vì động vật không thể tự tổng hợp các chất hữu cơ, chỉ có thể tồn tại và phát triển nhờ lấy các chất hữu cơ có sẵn từ môi trường bên ngoài dưới dạng thức ăn.


Câu 3:

16/07/2024

Quá trình dinh dưỡng ở động vật bao gồm những giai đoạn nào?

Xem đáp án

Quá trình dinh dưỡng ở động vật bao gồm các giai đoạn:

- Lấy thức ăn: động vật có thể lấy thức ăn từ môi trường sống theo kiểu lọc, hút và ăn thức ăn rắn.

- Tiêu hóa thức ăn: là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có kích thước lớn, cấu tạo phức tạp thành các phân tử nhỏ, đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

- Hấp thu: là quá trình các chất dinh dưỡng từ cơ quan tiêu hóa di chuyển vào cơ thể.

- Đồng hóa: sau khi được hấp thu, các chất dinh dưỡng được hệ tuần hoàn vận chuyển đến các tế bào trong cơ thể và được đồng hóa thành các chất hữu cơ phức tạp, tạo nên cấu trúc mô, cơ quan của cơ thể, tích lũy năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống.

- Thải chất cặn bã: thức ăn không tiêu hóa được và không hấp thu bị thải ra khỏi cơ thể dưới dạng phân.


Câu 4:

19/07/2024

Quan sát Hình 8.1, hãy trình bày hình thức tiêu hóa ở trùng giày.

Quan sát Hình 8.1, hãy trình bày hình thức tiêu hóa ở trùng giày. (ảnh 1)
Xem đáp án

Tiêu hóa ở trùng giày là quá trình tiêu hóa nội bào:

(1) Thức ăn được đưa vào tế bào hình thành không bào tiêu hóa.

(2) Không bào tiêu hóa gắn với lysosome, các enzyme của lysosome vào không bào tiêu hóa phân giải các chất dinh dưỡng phức tạp thành các chất đơn giản.

(3) Các chất dinh dưỡng được hấp thu vào trong tế bào chất; chất thải được đưa ra ngoài theo kiểu xuất bào.


Câu 5:

19/07/2024

Quan sát Hình 8.2, hãy trình bày hình thức tiêu hóa ở thủy tức.

Quan sát Hình 8.2, hãy trình bày hình thức tiêu hóa ở thủy tức.  (ảnh 1)
Xem đáp án

Tiêu hóa ở thủy thức là tiêu hóa ngoại bào kết hợp với tiêu hóa nội bào:

(1) Xúc tu có tế bào gai làm tê liệt con mồi và đưa con mồi vào miệng.

(2) Tế bào tiết enzyme để tiêu hóa thức ăn thành những mảnh nhỏ.

(3) Những mảnh thức ăn được đưa vào tế bào.

(4) Mảnh thức ăn được tiêu hóa trong không bào tiêu hóa.

(5) Chất dinh dưỡng được giữ lại trong tế bào.

(6) Chất thải được đưa ra ngoài qua lỗ miệng.


Câu 6:

17/07/2024

Tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào khác nhau như thế nào?

Xem đáp án

Sự khác nhau giữa tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào:

Tiêu hóa nội bào

Tiêu hóa ngoại bào

- Là tiêu hóa thức ăn bên trong tế bào.

- Là tiêu hóa thức ăn bên ngoài tế bào.

- Thức ăn có kích thước nhỏ được tiêu hóa hóa học trong không bào tiêu hóa nhờ hệ thống enzyme của lysosome.

- Thức ăn có kích thước lớn hơn có thể được tiêu hóa hóa học trong túi tiêu hóa hoặc được tiêu hóa cả về mặt cơ học và hóa học trong ống tiêu hóa.


Câu 7:

13/07/2024

Quan sát Hình 8.3, hãy trình bày hình thức tiêu hóa ở bò.

Quan sát Hình 8.3, hãy trình bày hình thức tiêu hóa ở bò. (ảnh 1)
Xem đáp án

Tiêu hóa ở bò là hình thức tiêu hóa ngoại bào:

- Thức ăn được cắn, nhai, nghiền từ miệng, sau đó đi đến thực quản và dạ dày (dạ dày của bò được chia làm 4 ngăn: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế).

- Khi đến dạ dày, đầu tiên, thức ăn sẽ được chuyển vào dạ cỏ. Dạ cỏ là nơi chứa, làm mềm thức ăn, đồng thời có các vi sinh vật cộng sinh tiết emzyme cellulase giúp tiêu hóa cellulose. Thức ăn sau khi được lên men và làm mềm sẽ được chuyển qua dạ tổ ong (cùng với một lượng lớn vi sinh vật). Sau khi trâu bò ngừng ăn, thì thức ăn sẽ được ợ lên miệng để nhai kĩ lại. Thức ăn sau khi được nhai lại sẽ được chuyển xuống dạ lá sách để hấp thụ bớt nước rồi được chuyển qua dạ múi khế. Dạ múi khế đóng vai trò như dạ dày chính thức có chức năng tiết pepsin và HCl tiêu hóa protein ở cỏ và vi sinh vật.

- Sau khi được tiêu hóa ở dạ dày, thức ăn được chuyển xuống ruột để tiếp tục tiêu hóa và được hấp thụ các chất dinh dưỡng. Sau khi được hấp thụ, phần còn lại của thức ăn sẽ được đẩy xuống ruột già để tạo thành phân rồi được thải ra ngoài qua hậu môn.


Câu 8:

18/07/2024

Quan sát Hình 8.4 và cho biết các cơ quan tham gia vào quá trình tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học, kể tên và mô tả hình thức tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóa ở người bằng cách hoàn thành Bảng 8.1.

Quan sát  Hình 8.4 và cho biết các cơ quan tham gia vào quá trình tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học, kể tên và mô tả hình thức tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóa ở người bằng cách hoàn thành Bảng 8.1.  (ảnh 1)
Xem đáp án

Tiêu hóa thức ăn trong các cơ quan tiêu hóa ở người:

Cơ quan

Tiêu hóa cơ học

Tiêu hóa hóa học

Miệng

Hoạt động cơ hàm, răng và lưỡi làm nhỏ thức ăn, trộn thức ăn với nước bọt, tạo thành viên thức ăn và được nuốt xuống dạ dày thông qua thực quản.

Enzyme amylase trong nước bọt thủy phân một phần tinh bột trong thức ăn thành đường maltose.

Dạ dày

Dạ dày co bóp, nhào trộn, làm nhuyễn và trộn đều thức ăn với dịch vị trở thành dạng nhũ trấp.

Enzyme pepsin và HCl trong dịch vị dạ dày phân giải protein trong thức ăn thành các chuỗi peptide ngắn.

Ruột non

Các nhu động và phản nhu động của ruột non giúp nhào trộn thức ăn với các dịch tiêu hóa, đồng thời, đẩy thức ăn dịch chuyển trong ruột non tạo thuận lợi cho quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng.

Các enzyme trong dịch tiêu hóa (dịch tụy, dịch ruột, dịch mật) thủy phân các chất dinh dưỡng trong thức ăn thành các chất đơn giản có thể hấp thụ được.


Câu 9:

19/07/2024

Hãy giải thích vai trò của thực phẩm sạch đối với đời sống con người bằng cách hoàn thành Bảng 8.2.

Hãy giải thích vai trò của thực phẩm sạch đối với đời sống con người bằng cách hoàn thành Bảng 8.2. (ảnh 1)
Xem đáp án

Vai trò của thực phẩm sạch

Giải thích

Đảm bảo an toàn, không gây ngộ độc hay gây ra các hậu quả khi sử dụng.

Trong thực phẩm có thể chứa vi sinh vật, nấm và các hóa chất độc hại có thể gây tổn thương hệ tiêu hóa, rối loạn quá trình hấp thu, thậm chí có thể dẫn đến ung thư hoặc tử vong,… Lựa chọn thực phẩm sạch giúp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; tránh được các bệnh do các tác nhân gây hại trong thức ăn gây ra.

Cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Thực phẩm sạch cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, tạo điều kiện tối ưu cho sự tồn tại và phát triển của cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh.

Giảm thiểu bệnh tật.

Nguồn thực phẩm sạch sẽ ngăn cản các tác nhân gây hại xâm nhập qua đường tiêu hóa đồng thời giúp cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh, tăng khả năng miễn dịch với các loại bệnh tật.


Câu 10:

22/07/2024

Quan sát Bảng 8.3, hãy cho biết sự khác nhau về nhu cầu năng lượng, protein, lipid, carbohydrate ở các độ tuổi, giới tính, tình trạng mang thai và cho con bú. Tại sao lại có sự khác nhau đó?

Quan sát Bảng 8.3, hãy cho biết sự khác nhau về nhu cầu năng lượng, protein, lipid, carbohydrate ở các độ tuổi, giới tính, tình trạng mang thai và cho con bú. Tại sao lại có sự khác nhau đó?Quan sát Bảng 8.3, hãy cho biết sự khác nhau về nhu cầu năng lượng, protein, lipid, carbohydrate ở các độ tuổi, giới tính, tình trạng mang thai và cho con bú. Tại sao lại có sự khác nhau đó? (ảnh 1)
Xem đáp án

- Nhu cầu về năng lượng, protein, lipid, carbohydrate ở các độ tuổi, giới tính, tình trạng mạng thai và cho con bú là khác nhau: Người trẻ có nhu cầu cao hơn người cao tuổi, nam giới có nhu cầu cao hơn nữ giới, phụ nữ mang thai và cho con bú có nhu cầu cao hơn phụ nữ không mang thai.

- Giải thích:

+ Theo độ tuổi: Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng tăng dần đến tuổi trưởng thành (15 – 19 tuổi) do ở độ tuổi này cần nhiều năng lượng và nguyên liệu cho hoạt động sinh trưởng và phát triển thể chất mạnh mẽ. Ngược lại, khi tuổi về già, quá trình sinh trưởng và phát triển giảm dần nên nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng giảm dần.

+ Theo giới tính: Nam giới thường có quá trình sinh trưởng và phát triển thể chất mạnh mẽ hơn, hoạt động thể lực cao hơn,… nên cần nhiều năng lượng và nguyên liệu cho hoạt động sống hơn.

+ Theo tình trạng mang thai: Phụ nữ mang thai cần nhiều năng lượng và các chất dinh dưỡng hơn bình thường để vừa cung cấp cho cơ thể mẹ vừa cung cấp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.


Câu 11:

18/07/2024

Hãy tìm hiểu một số bệnh tiêu hóa phổ biến và một số bệnh học đường liên quan đến dinh dưỡng và hoàn thành Bảng 8.4, 8.5.

Hãy tìm hiểu một số bệnh tiêu hóa phổ biến và một số bệnh học đường liên quan đến dinh dưỡng và hoàn thành Bảng 8.4, 8.5. (ảnh 1)
Xem đáp án

Bảng 8.4. Bệnh tiêu hóa phổ biến

Bệnh

tiêu hóa

Nguyên nhân

Hậu quả

Cách phòng tránh

Sâu răng

- Do vi khuẩn tấn công, vệ sinh răng miệng không đúng cách, thường xuyên ăn vặt, sử dụng thực phẩm nhiều đường,…

- Răng đổi màu đen, nâu,…; đau nhói, nhức hoặc đau răng âm ỉ; xuất hiện các lỗ trên răng; răng nhạy cảm với nhiệt độ nóng hoặc lạnh;…

- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn, đánh răng bằng kem đánh răng có fluoride, hạn chế ăn uống đồ ngọt, khám răng định kì, điều trị kịp thời theo chỉ dẫn của bác sĩ,…

Tiêu chảy

- Do ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn đường ruột, rối loạn vi sinh đường ruột, ô nhiễm nguồn nước; sử dụng thuốc kháng sinh không đúng chỉ dẫn;…

- Có thể làm cơ thể mất nước, mệt mỏi, mất cân bằng điện giải. Tình trạng kéo dài có thể dẫn tới suy dinh dưỡng, suy giảm chức năng các cơ quan,…

- Không ăn thực phẩm có dấu hiệu ôi thiu; sử dụng thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; không sử dụng các thức ăn chứa tác nhân gây dị ứng;…

Viêm loét

dạ dày – tá tràng

- Do nhiễm vi khuẩn HP, chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau, tâm lí căng thẳng,…

- Có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị dạ dày;…

- Có chế độ ăn uống hợp lí, lành mạnh kết hợp với luyện tập thể dục thể thao vừa sức; hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá; hạn chế stress;…

Bảng 8.5. Bệnh học đường liên quan đến dinh dưỡng

Bệnh học đường liên quan đến

dinh dưỡng

Nguyên nhân

Hậu quả

Cách phòng tránh

Suy dinh dưỡng

- Do bữa ăn nghèo nàn về số lượng và chất lượng.

- Khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng kém do các bệnh lí đường tiêu hóa hoặc sau một đợt bệnh nặng, người bệnh cảm thấy không ngon miệng,…

- Do rối loạn tâm thần kinh ảnh hưởng đến thói quen ăn uống như trầm cảm, chứng chán ăn tâm thần,…

- Do trẻ sơ sinh không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên.

- Nếu không can thiệp kịp thời, trẻ em có thể không phát triển tầm vóc, chậm phát triển trí não, dễ mắc bệnh; giao tiếp và học tập trở nên khó khăn.

 Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và kéo dài ít nhất 2 năm.

- Ăn thức ăn phong phú các loại, thường xuyên thay đổi món ăn, kích thích ngon miệng.

- Tăng cường các hoạt động thể chất.

- Điều trị triệt để các bệnh lí đường tiêu hóa, bệnh lí thần kinh ảnh hưởng đến thói quen ăn uống,…

Béo phì

- Do ăn nhiều loại thực phẩm nhiều năng lượng, thực phẩm nhiều mỡ, nhiều đường hoặc muối, các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh hoặc những loại đồ uống có gas,…

- Do lười vận động.

- Do căng thẳng thường xuyên.

- Do mắc bệnh rối loạn chuyển hóa.

- Do gene di truyền.

- Thừa cân; tăng nguy cơ mắc các bệnh lí về tim mạch và các bệnh lí khác; ảnh hưởng đến tâm lí của trẻ;…

- Thực hiện chế độ ăn khoa học; hạn chế đồ ngọt, đồ giàu tinh bột, đồ uống có gas,…

- Tăng cường vận động, thể dục thể thao hợp lí.

- Giải tỏa stress.


Câu 12:

23/07/2024

Hãy đề xuất chế độ ăn và biện pháp dinh dưỡng phù hợp cho bản thân.

Xem đáp án

- Cần xây dựng chế độ ăn dựa trên các nguyên tắc sau:

+ Ăn theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể và phù hợp với từng đối tượng.

+ Chế độ ăn phải đáp ứng đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

+ Các chất dinh dưỡng cần thiết ở tỉ lệ cân đối, thích hợp (cân đối giữa các yếu tố sinh năng lượng như protein, carbohydrate, lipid; cân đối về vitamin, chất khoáng).

+ Phù hợp với điều kiện kinh tế của từng gia đình và thực tế địa phương.

+ Thức ăn phải đảm bảo sạch, không gây bệnh.

- Xây dựng chế độ ăn theo bảng gợi ý về nhu cầu năng lượng và nhóm chất theo lứa tuổi, giới tính:

Hãy đề xuất chế độ ăn và biện pháp dinh dưỡng phù hợp cho bản thân.  (ảnh 1)

Bắt đầu thi ngay