Giải SGK Sinh học 11 CTST Bài 10: Tuần hoàn ở động vật
Giải SGK Sinh học 11 CTST Bài 10: Tuần hoàn ở động vật
-
97 lượt thi
-
16 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
13/07/2024Giãn tĩnh mạch là bệnh lí thuộc nhóm bệnh của máu ngoại vi. Bệnh giãn tĩnh mạch gây ảnh hưởng gì đến sự lưu thông máu trong cơ thể?
Bệnh giãn tĩnh mạch làm tĩnh mạch bị giãn và tổn thương, dẫn đến khả năng lưu thông máu kém hơn, làm cho máu ứ trệ trong lòng tĩnh mạch và trở về tim khó khăn, đặc biệt là sự lưu thông máu từ các chi dưới khi trở về tim.
Câu 2:
13/07/2024Trình bày một số dạng hệ vận chuyển ở các nhóm động vật khác nhau.
Một số dạng hệ vận chuyển ở các nhóm động vật khác nhau:
- Ở động vật đơn bào hoặc một số động vật đa bào như thủy tức, giun dẹp,… các tế bào của cơ thể trao đổi chất trực tiếp với môi trường bên ngoài qua màng tế bào hoặc qua bề mặt cơ thể.
- Ở động vật bậc cao, chúng cần vận chuyển các chất trong cơ thể thông qua hệ tuần hoàn. Hệ tuần hoàn có hai loại là hệ tuần hoàn hở (có ở chân khớp, một số loài thân mềm) và hệ tuần hoàn kín (có ở giun đốt, một số thân mềm và động vật có xương sống). Hệ tuần hoàn kín gồm hệ tuần hoàn đơn (có ở cá) và hệ tuần hoàn kép (có ở lưỡng cư, bò sát, chim, thú).
Câu 3:
13/07/2024Dựa vào Hình 10.1 và 10.2, hãy phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín.
Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín:
Đặc điểm |
Hệ tuần hoàn hở |
Hệ tuần hoàn kín |
Thành phần cấu tạo |
Tim, hệ mạch (động mạch, tĩnh mạch), dịch tuần hoàn (máu lẫn dịch mô). |
Tim, hệ mạch (động mạch, mao mạch, tĩnh mạch), dịch tuần hoàn (máu). |
Đường đi chuyển của máu |
Máy chảy vào xoang cơ thể trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu – dịch mô, gọi chung là máu: Tim → Động mạch → Khoang cơ thể → Tĩnh mạch → Tim. |
Máu chảy liên tục trong mạch kín: Tim → Động mạch → Mao mạch → Tĩnh mạch → Tim. |
Sự trao đổi chất giữa tế bào với máu |
Máu trao đổi chất trực tiếp với tế bào cơ thể. |
Máu trao đổi chất với tế bào thông qua thành mao mạch. |
Áp lực máu trong mạch |
Thấp |
Cao hơn |
Vận tốc máu chảy trong mạch |
Chậm |
Nhanh hơn |
Đại diện |
Có ở đa số động vật thuộc ngành Chân khớp và một số loài Thân mềm. |
Có ở Giun đốt, một số Thân mềm và động vật có xương sống. |
Câu 4:
21/07/2024Quan sát Hình 10.3, hãy:
a) Chỉ ra đường đi của máu trong hệ tuần hoàn ở cá, ở lưỡng cư trưởng thành và ở động vật có vú.
b) Tại sao gọi hệ tuần hoàn ở cá là hệ tuần hoàn đơn?
c) Tại sao gọi hệ tuần hoàn ở động vật có vú là hệ tuần hoàn kép?
a) Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn ở cá: Tâm thất → Động mạch mang → Mao mạch mang → Động mạch lưng → Mao mạch ở cơ quan → Tĩnh mạch chủ → Tâm nhĩ.
- Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn ở lưỡng cư trưởng thành:
+ Vòng tuần hoàn nhỏ: Tâm thất → Động mạch phổi/da → Mao mạch phổi/da → Tĩnh mạch phổi → Tâm nhĩ trái → Tâm thất.
+ Vòng tuần hoàn lớn: Tâm thất → Động mạch chủ → Mao mạch cơ quan → Tĩnh mạch chủ → Tâm nhĩ phải → Tâm thất.
- Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn ở động vật có vú:
+ Vòng tuần hoàn nhỏ: Tâm thất phải → Động mạch phổi → Mao mạch phổi → Tĩnh mạch phổi → Tâm nhĩ trái.
+ Vòng tuần hoàn lớn: Tâm thất trái → Động mạch chủ → Mao mạch cơ quan → Tĩnh mạch chủ → Tâm nhĩ phải.
b) Gọi hệ tuần hoàn ở cá là hệ tuần hoàn đơn vì ở cá chỉ có một vòng tuần hoàn.
c) Gọi hệ tuần hoàn ở động vật có vú là hệ tuần hoàn kép vì chúng có hai vòng tuần hoàn là vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.
Câu 5:
05/09/2024Dựa vào Hình 10.4, hãy trình bày cấu tạo của tim.
Cấu tạo của tim:
- Tim người và thú là một khối cơ rỗng được bao bọc bởi xoanh bao tim.
- Tim có vách ngăn để chia tim làm hai nửa (nửa phải và nửa trái). Mỗi nửa được chia làm hai phần gồm một tâm nhĩ ở trên và một tâm thất ở dưới. Tâm nhĩ thông với tĩnh mạch và tâm thất thông với động mạch. Giữa tâm nhĩ và tâm thất có van nhĩ – thất (van 3 lá giữa nhĩ – thất phải, van 2 lá giữa nhĩ – thất trái), giữa tâm thất và động mạch có van động mạch (van động mạch phổi giữa tâm thất phải – động mạch phổi, van động mạch chủ giữa tâm thất trái – động mạch chủ) đảm bảo cho máu chảy một chiều.
- Thành tim được cấu tạo từ các tế bào cơ tim. Trong đó, thành tâm nhĩ mỏng hơn thành tâm thất, thành tâm thất trái dày hơn thành tâm thất phải.
- Một số tế bào cơ tim biệt hóa thành hệ dẫn truyền tim, bao gồm nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng lưới Purkinje.
* Tìm hiểu "Tim của động vật và người"
a) Tim có cấu tạo như thế nào?
- Tim người có 4 buồng, 2 buồng nhỏ thu nhận máu từ tĩnh mạch gọi là tâm nhĩ, hai buồng lớn hơn bơm máu ra khỏi tim gọi là tâm thất.
b) Tim hoạt động như thế nào?
- Tính tự động của tim:
+ Khả năng tự co dãn của tim gọi là tính tự động của tim
+ Tim co dãn được là nhờ hệ dẫn truyền tim
- Chu kì hoạt động của tim (chu kì tim):
- Tim co và dãn nhịp nhàng theo chu kỳ. Pha co của tim gọi là tâm thu, pha dãn của tim gọi là tâm trương.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Câu 6:
02/01/2025Dựa vào Hình 10.5, hãy giải thích khả năng tự phát nhịp gây nên tính tự động của tim.
* Trả lời:
Khả năng tự phát nhịp gây nên tính tự động của tim: Hoạt động của tim có tính tự động là do hệ dẫn truyền tim. Nút xoang nhĩ có khả năng tự phát xung động truyền tới tâm nhĩ làm cơ tâm nhĩ co. Từ tâm nhĩ, xung động truyền đến nút nhĩ thất, sau đó được truyền đến bó His và đến mạng lưới Purkinje, đến sợi cơ tâm thất của tim làm cơ tâm thất co.
* Mở rộng:
1. Tim có cấu tạo như thế nào?
Tim người có 4 buồng, 2 buồng nhỏ thu nhận máu từ tĩnh mạch gọi là tâm nhĩ, hai buồng lớn hơn bơm máu ra khỏi tim gọi là tâm thất.
2. Tim hoạt động như thế nào?
Tính tự động của tim:
- Khả năng tự co dãn của tim gọi là tính tự động của tim
- Tim co dãn được là nhờ hệ dẫn truyền tim
Chu kì hoạt động của tim (chu kì tim):
Tim co và dãn nhịp nhàng theo chu kỳ. Pha co của tim gọi là tâm thu, pha dãn của tim gọi là tâm trương.
3. Cấu tạo của hệ mạch là gì?
- Động mạch và tĩnh mạch đều được cấu tạo từ 3 lớp
- Các tĩnh mạch lớn ở chân có van cho máu đi theo một chiều, từ chân về tim
- Mao mạch cấu tạo từ một lớp tế bào biểu mô dẹt
4. Hệ mạch hoạt động như thế nào?
Huyết áp: là áp lực của máu lên thành mạch
- Huyết áp tâm thu: tâm thất co
- Huyết áp tâm trương: tâm thất dãn
- Huyết áp ở người thường được đo ở cánh tay: huyết áp động mạch
- Trong suốt chiều dài hệ mạch, từ động mạch chủ đến mao mạch và tĩnh mạch chủ có sự giảm rõ rệt về huyết áp.
Vận tốc máu: là tốc độ máu chảy trong 1 giây.
- Biến động vận tốc máu trong hệ mạch liên quan đến tổng tiết diện mạch máu
- Vận tốc máu trong hệ mạch có thể thay đổi (VD: khi huyết áp tăng thì vận tốc máu tăng và ngược lại.
Trao đổi chất ở mao mạch
- Mao mạch có đường kính từ 5 - 10 um và có chiều dài khoảng 0,4 - 2 mm.
- Số lượng mao mạch rất lớn, tạo ra diện tích trao đổi giữa máu và tế bào cơ thể khoảng 500-700 m2
- Thành mao mạch cấu tạo từ một lớp tế bào biểu mô dẹt và có các lỗ nhỏ cho phép các chất đi qua
- Máu trao đổi chất với tế bào cơ thể thông qua dịch mô.
5. Điều hòa hoạt động của tim mạch như thế nào?
Hoạt động tim mạch được điều hòa qua 2 cơ chế: cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch
6. Lợi ích của việc luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên đối với hệ tuần hoàn?
Đối với tim:
- Cơ tim phát triển, thành tim dày, buồng tim dãn rộng hơn và co mạnh hơn, dẫn đến tăng thể tích tâm thu, cả khi đang nghỉ ngơi và khi luyện tập.
- Nhịp tim khi nghỉ ngơi giảm (do thể tích tâm thu tăng) nhưng lưu lượng tim vẫn giữ nguyên.
- Khi lao động nặng, lưu lượng tim của người luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên cao hơn so với người ít vận động.
Đối với mạch máu và máu:
- Mạch máu bền hơn và tăng khả năng đàn hồi, nhờ đó tăng lưu lượng máu khi lao động nặng
- Tăng thêm mao mạch ở cơ xương, nhờ đó tăng khả năng điều chỉnh huyết áp
- Tăng thể tích máu, tăng số lượng hồng cầu, nhờ đó tăng khả năng cung cấp O2
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Câu 7:
22/07/2024Quan sát Hình 10.6, hãy cho biết trong một chu kì, hoạt động của tim diễn ra như thế nào. Vai trò của các van tim là gì?
- Hoạt động của tim trong một chu kì hoạt động của tim: Trong một chu kì tim, bắt đầu bằng tâm nhĩ (phải và trái) co đẩy máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Sau đó, tâm nhĩ dãn có tác dụng thu nhận máu từ tĩnh mạch chủ và tĩnh mạch phổi. Tiếp đó, tâm thất (phải và trái) co, đẩy máu từ tâm thất vào động mạch phổi và động mạch chủ. Sau đó, tâm thất dãn hút máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Chu kì tim mới lại bắt đầu bằng hai tâm nhĩ co.
- Vai trò của các van tim: Các van tim có vai trò đảm máu đi theo một chiều.
+ Van nhĩ – thất: nằm giữa tâm nhĩ và tâm thất (van 3 lá giữa nhĩ – thất phải, van 2 lá giữa nhĩ – thất trái), van này luôn mở chỉ đóng khi tâm thất co đảm bảo cho máu chỉ chảy từ tâm nhĩ xuống tâm thất.
+ Van động mạch: nằm giữa tâm thất và động mạch (van động mạch phổi, van động mạch chủ), van này luôn đóng chỉ mở khi tâm thất co đảm bảo máu chỉ chảy từ tâm thất sang động mạch.
Câu 8:
20/07/2024Trong chu kì hoạt động của tim, động mạch chủ và động mạch phổi nhận được nhiều máu nhất ở giai đoạn nào? Tại sao?
- Trong chu kì hoạt động của tim, động mạch chủ và động mạch phổi nhận được nhiều máu nhất ở giai đoạn pha thất co.
- Giải thích: Tâm thất (phải và trái) co sẽ đẩy máu từ tâm thất vào động mạch phổi và động mạch chủ; áp lực trong tim và động mạch tăng lên để đẩy máu đi xa hơn. Do đó, động mạch chủ và động mạch phổi nhận được nhiều máu nhất ở giai đoạn pha thất co.
Câu 9:
18/07/2024Dựa vào Hình 10.7, hãy mô tả cấu tạo của các loại mạch máu.
Cấu tạo của các loại mạch máu:
Động mạch |
Mao mạch |
Tĩnh mạch |
Thành động mạch gồm 3 lớp: mô liên kết, cơ trơn, nội mạc. Trong đó, lớp mô liên kết và lớp cơ trơn của động mạch dày hơn; lòng của động mạch hẹp hơn. |
Thành tĩnh mạch gồm 3 lớp: mô liên kết, cơ trơn, nội mạc. Trong đó, lớp mô liên kết và lớp cơ trơn của tĩnh mạch mỏng hơn; lòng của tĩnh mạch rộng hơn và ở các tĩnh mạch phía dưới tim có các van. |
Thành mao mạch chỉ gồm một lớp tế bào biểu bì, giữa các tế bào có vi lỗ (lỗ lọc). |
Câu 10:
05/09/2024Dựa vào Hình 10.8, hãy mô tả sự biến động của huyết áp và giải thích tại sao có sự biến động đó.
- Sự biến động của huyết áp: Trong suốt chiều dài hệ mạch, giá trị huyết áp cao nhất ở động mạch lớn, giảm dần ở các động mạch nhỏ, mao mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch.
- Có sự biến động của huyết áp vì: Tim co bóp đẩy máu vào động mạch tạo ra huyết áp, huyết áp trong hệ mạch giảm dần do ma sát giữa máu với thành mạch và ma sát giữa các phân tử máu với nhau. Do đó, quãng đường di chuyển của máu càng xa thì huyết áp càng thấp mà trong hệ mạch, máu được vận chuyển từ động mạch, mao mạch đến tĩnh mạch. Bởi vậy, giá trị huyết áp giảm dần từ động mạch, mao mạch đến tĩnh mạch.
* Tìm hiểu "Hệ mạch hoạt động như thế nào?"
Huyết áp: là áp lực của máu lên thành mạch
- Huyết áp tâm thu: tâm thất co
- Huyết áp tâm trương: tâm thất dãn
- Huyết áp ở người thường được đo ở cánh tay: huyết áp động mạch
- Trong suốt chiều dài hệ mạch, từ động mạch chủ đến mao mạch và tĩnh mạch chủ có sự giảm rõ rệt về huyết áp.
Vận tốc máu: là tốc độ máu chảy trong 1 giây.
- Biến động vận tốc máu trong hệ mạch liên quan đến tổng tiết diện mạch máu
- Vận tốc máu trong hệ mạch có thể thay đổi (VD: khi huyết áp tăng thì vận tốc máu tăng và ngược lại.
Trao đổi chất ở mao mạch
- Mao mạch có đường kính từ 5 - 10 um và có chiều dài khoảng 0,4 - 2 mm.
- Số lượng mao mạch rất lớn, tạo ra diện tích trao đổi giữa máu và tế bào cơ thể khoảng 500-700 m2
- Thành mao mạch cấu tạo từ một lớp tế bào biểu mô dẹt và có các lỗ nhỏ cho phép các chất đi qua
- Máu trao đổi chất với tế bào cơ thể thông qua dịch mô.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Câu 11:
14/07/2024Quan sát Hình 10.9, hãy rút ra nhận xét về sự tương quan giữa huyết áp, vận tốc máu và tiết diện của các mạch máu.
Nhận xét về sự tương quan giữa huyết áp, vận tốc máu và tiết diện của các mạch máu: Nếu tổng tiết diện mạch nhỏ, chênh lệch huyết áp lớn, máu sẽ chảy nhanh và ngược lại, máu sẽ chảy chậm.
Câu 12:
21/07/2024Vận tốc máu trong mao mạch chậm nhất có ý nghĩa như thế nào đối với cơ thể?
Vận tốc máu trong mao mạch chậm nhất có ý nghĩa: Mao mạch là nơi diễn ra sự trao đổi chất, vận tốc máu trong mao mạch giảm giúp tế bào và máu có đủ thời gian để diễn ra quá trình trao đổi chất giữa tế bào và máu qua thành mao mạch và dịch mô, đảm bảo quá trình trao đổi chất được diễn ra hiệu quả.
Câu 13:
23/07/2024Quan sát Hình 10.11, hãy cho biết hoạt động tim mạch được điều hòa như thế nào.
Hoạt động tim mạch được điều hòa bởi cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch. Trong đó, cơ chế thần kinh được thực hiện theo nguyên tắc phản xạ, cơ chế thể dịch được thực hiện nhờ các hormone của tuyến nội tiết: Xung động thần kinh từ các thụ thể áp lực hoặc thụ thể hóa học ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cảnh theo các sợi thần kinh cảm giác về trung khu điều hòa tim mạch ở hành não. Xung thần kinh từ hành não theo dây thần kinh giao cảm hoặc đối giao cảm đến tim mạch hoặc tuyến nội tiết để điều hòa hoạt động tim mạch như điều chỉnh huyết áp, vận tốc máu,…
Câu 14:
22/07/2024Hãy so sánh hoạt động của tim mạch khi lao động và lúc nghỉ ngơi. Giải thích.
- Hoạt động của tim mạch khi lao động sẽ mạnh hơn lúc nghỉ ngơi.
- Giải thích: Khi lao động, tốc độ hô hấp tế bào ở các tế bào cơ tăng lên để đáp ứng nhu cầu về năng lượng cho cơ xương hoạt động liên tục. Khi tốc độ hô hấp tế bào tăng ở các tế bào cơ tăng, hàm lượng O2 trong máu giảm (hô hấp tế bào tiêu hao O2), hàm lượng CO2 trong máu tăng (hô hấp tế bào thải ra CO2), pH máu giảm. Điều này sẽ tác động lên thụ thể hóa học ở cung động mạch chủ, xoang động mạch cổ (cảnh) kích thích hoạt động thần kinh giao cảm làm tăng nhịp tim, huyết áp,… để đảm bảo cung cấp đủ O2 và đào thải kịp thời CO2 cho cơ thể hoạt động. Ngược lại, khi nghỉ ngơi, tốc độ hô hấp tế bào giảm dẫn đến hoạt động của tim mạch cũng được giảm tải.
Câu 15:
13/07/2024Hãy tìm hiểu nguyên nhân gây nên một số bệnh về hệ tuần hoàn phổ biến và các biện pháp phòng chống.
Tên bệnh |
Nguyên nhân |
Cách phòng tránh |
Thiếu máu |
- Do không sản xuất đủ hoặc giảm số lượng hồng cầu hoặc huyết sắc tố (hemoglobin) dẫn đến máu giảm khả năng vận chuyển oxygen trong cơ thể. - Hoặc do mất quá nhiều máu khi bị thương, khi đến kì kinh nguyệt. |
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lí; bổ sung thực phẩm giàu chất sắt, vitamin B12;… - Có chế độ sinh hoạt và làm việc cân đối, kết hợp rèn luyện thể chất. - Phụ nữ cần lưu ý đến chu kì kinh nguyệt. - Khám sức khỏe định kì. |
Huyết áp cao |
- Do chế độ ăn nhiều đường và muối, thức ăn chứa nhiều chất béo,… - Do hệ quả của một số bệnh lí như bệnh thận, bệnh tuyến giáp, u tuyến thượng thận,… - Do tuổi già (mạch máu bị mất dần độ đàn hồi). - Do di truyền. |
- Có chế độ ăn uống khoa học (hạn chế sử dụng thức ăn mặn, dầu mỡ; tăng cường rau xanh và hoa quả). - Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia; luyện tập thể dục, thể thao vừa sức. - Kiểm soát cân nặng. - Tránh lo âu, căng thẳng, nghỉ ngơi hợp lí. - Khám sức khỏe định kì để phát hiện sớm những mối nguy cơ có thể điều chỉnh được;… |
Xơ vữa động mạch |
- Do sự xuất hiện có các mảng bám qua thời gian, như cholesterol và các chất khác bám trên thành mạch máu. Một số nguyên nhân làm tăng nguy cơ xơ vỡ động mạch, gây ra bệnh mạch vành: tuổi cao, di truyền, béo phì, ít vận động, hút thuốc lá, nghiện bia rượu,… |
- Thay đổi lối sống: Ngừng hút thuốc lá và tránh khói thuốc; nói không với bia rượu; có chế độ ăn uống hợp lí (tránh các loại thức ăn nhanh, chế biến nhiều dầu mỡ và thực hiện chế độ ăn ít muối và ít đường, tăng cường các loại ngũ cốc thô, rau quả xanh, trái cây,…); luyện tập thể dục đều đặn;... - Kiểm soát tốt các bệnh lí kèm theo như đái tháo đường, béo phì, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp,…; - Giữ tinh thần vui vẻ. |
Câu 16:
19/07/2024Trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, ở Điều 5, 6, 7, 8 có quy định về việc xử phạt với người điều khiển các loại phương tiện giao thông có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép, cụ thể là 50 mg/100 mL máu, 0,25 mg/1 L khí thở đối với xe máy và 80 mg/100 mL máu, 0,4 mg/1 L khí thở đối với ô tô. Theo em, các quy định này có ý nghĩa như thế nào?
Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt với những người điều khiển các loại phương tiện giao thông có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép có ý nghĩa: Rượu, bia có chứa ethanol. Hàm lượng lớn ethanol gây ức chế hoạt động thần kinh dẫn đến khó khăn trong việc kiểm soát và phối hợp các cử động của cơ thể. Do đó, người đã uống rượu, bia khi điều khiển phương tiện giao thông sẽ dễ gây tai nạn đe dọa đến tính mạng của người đó và những người tham gia giao thông khác. Bởi vậy, việc quy định xử phạt người có sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông là cần thiết để ngăn chặn nguy cơ gia tăng tai nạn giao thông, bảo vệ an toàn cho người điều khiển phương tiện và người tham gia giao thông.