Giải SGK Lịch sử 8 CTST Bài 5: Quá trình khai phá vùng đất phía nam
Giải SGK Lịch sử 8 CTST Bài 5: Quá trình khai phá vùng đất phía nam
-
319 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
13/07/2024Vào cuối thế kỉ XV đạo Quảng Nam được thành lập, tên gọi “Quảng Nam” có nghĩa là “phía nam rộng lớn”. Đúng như tên gọi, vùng đất này đã trở thành nơi an cư và tạo tiềm lực cho người Việt tiếp tục xuôi nam, khai phá những vùng đất mới, cơ sở thực thi chủ quyền đối với vùng lãnh thổ và lãnh hải phía Nam Đại Việt. Vậy, quá trình đó đã diễn ra như thế nào từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII?
- Quá trình khai phá vùng đất phía Nam (thế kỉ XVI - XVIII)
+ Năm 1558, Nguyễn Hoàng được cử làm trấn thủ Thuận Hoá. Tới năm 1570, ông kiêm luôn trấn thủ Quảng Nam.
+ Năm 1597, Nguyễn Hoàng sai Lương Văn Chánh tổ chức đưa dân vào đất Phú yên ngày nay để khai hoang, lập ấp. Năm 1611, phủ Phú yên được thành lập.
+ Từ cuối thế kỉ XVI, người Việt tiếp tục di cư về phía nam, tới Mô Xoài (Bà Rịa - Vũng Tàu), Bến Nghé, Sài Gòn,… khai hoang mở đất.
+ Năm 1693, phần đất của Chiêm Thành (Ninh Thuận, Bình Thuận) sáp nhập thành một trấn của Đàng Trong.
+ Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lí phía nam, đặt Phủ Gia Định.
+ Giữa thế kỉ XVIII, tại vùng đất phương Nam đã xuất hiện thêm nhiều thôn ấp mới.
- Quá trình thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa:
+ Chúa Nguyễn ở Đàng Trong là chính quyền đầu tiên đã xác định được chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa. Việc thực thi chủ quyền được thực hiện một cách chặt chẽ thông qua hoạt động thường xuyên của hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải.
+ Quá trình thực thi chủ quyền được chính quyền chúa Nguyễn thực hiện một cách liên tục suốt từ thế kỉ XVII và được tiếp nối với nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn.
Câu 2:
18/07/2024Dựa vào thông tin trong bài và lược đồ 5.2, em hãy cho biết quá trình khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII đã diễn ra như thế nào?
- Quá trình khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII:
+ Năm 1558, Nguyễn Hoàng được cử làm trấn thủ Thuận Hoá. Tới năm 1570, ông kiêm luôn trấn thủ Quảng Nam. Chỉ trong một thời gian ngắn Thuận Hóa, Quảng Nam đã trở thành một vùng đất yên bình, kinh tế phát triển, dân cư đông đúc.
+ Năm 1597, Nguyễn Hoàng sai Lương Văn Chánh tổ chức đưa dân từ Tuy Viễn (nay thuộc Bình Định) vào đất Phú yên ngày nay để khai hoang, lập ấp. Năm 1611, phủ Phú yên được thành lập.
+ Từ cuối thế kỉ XVI, người Việt tiếp tục di cư về phía nam, tới Mô Xoài (Bà Rịa - Vũng Tàu), Bến Nghé, Sài Gòn,… khai hoang mở đất.
+ Năm 1693, phần đất của Chiêm Thành (Ninh Thuận, Bình Thuận) sáp nhập thành một trấn của Đàng Trong.
+ Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lí phía nam, đặt Phủ Gia Định. Vùng đất Mỹ Tho, Hà Tiên cũng được sáp nhập vào phủ này sau đó.
+ Đến giữa thế kỉ XVIII, tại vùng đất phương Nam đã xuất hiện thêm nhiều thôn ấp mới, nhiều trung tâm giao thương phát triển như: Nông Nại Đại Phố, Gia Định, Bến Nghé, Hà Tiên,…
Câu 3:
13/07/2024Dựa vào thông tin trong bài và tư liệu 5.3, em hãy mô tả quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thời chúa Nguyễn.
- Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được ghi nhận trong các bộ chính sử của Việt Nam với những tên gọi khác nhau, như: Bãi Cát Vàng, Cồn Vàng, Vạn Lý Hoàng Sa, Vạn Lý Trường Sa, Đại Trường Sa,...
- Theo ghi chú bản đồ trong bộ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc phủ Tư Nghĩa (Quảng Ngãi).
- Chúa Nguyễn Phúc Nguyên cho lập hải đội Hoàng Sa (sau này lập thêm đội Bắc Hải) để thực hiện các nhiệm vụ:
+ Khai thác sản vật trên các đảo, quần đảo.
+ Bảo vệ, canh giữ các đảo ở Biển Đông
+ Thu gom những hàng hóa của các tàu nước ngoài bị đắm ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa về nộp cho triều đình.
- Chúa Nguyễn ở Đàng Trong là chính quyền đầu tiên đã xác định được chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa. Quá trình thực thi chủ quyền được chính quyền chúa Nguyễn thực hiện một cách liên tục suốt từ thế kỉ XVII và được tiếp nối với nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn.
Câu 4:
13/07/2024Việc chúa Nguyễn thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa có ý nghĩa như thế nào?
- Chúa Nguyễn ở Đàng Trong là chính quyền đầu tiên đã xác định được chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa. Việc thực thi chủ quyền được thực hiện một cách chặt chẽ thông qua hoạt động thường xuyên của hải đội Hoàng Sa.
- Quá trình thực thi chủ quyền được chính quyền chúa Nguyễn thực hiện một cách liên tục suốt từ thế kỉ XVII và được tiếp nối với nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn.
- Nhờ những hoạt động kiểm soát và khai thác, chiếm giữ của hai đội Hoàng Sa, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không chỉ được ghi nhận trong bản đồ mà trên thực tế đã là một vùng biển đảo không thể tách rời với đời sống của cư dân ven biển miền Trung Việt Nam từ thế kỉ XVII.
=> Các hoạt động thực thi chủ quyền trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của chính quyền chúa Nguyễn đã tạo cơ sở lịch sử vững chắc cho hoạt động đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam hiện nay.
Câu 5:
13/07/2024Hoàn thành bảng thống kê các vùng đất được khai phá của Đại Việt từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII với các thông tin dưới đây:
Mốc thời gian |
Năm 1597 |
Năm 1611 |
Năm 1693 |
Năm 1698 |
Năm 1757 |
Vùng đất được khai phá |
? |
? |
? |
? |
? |
Mốc thời gian |
Vùng đất được khai phá |
Năm 1597 |
Dân ở vùng Tuy Viễn (nay thuộc Bình Định) vào đất Phú yên ngày nay để khai hoang, lập ấp |
Năm 1611 |
Phủ Phú Yên |
Năm 1693 |
Ninh Thuận và Bình Thuận. |
Năm 1698 |
Phủ Gia Định (Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước; thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tây Ninh), Mỹ Tho, Hà Tiên. |
Năm 1757 |
Sóc Trăng, Bạc Liêu |
Câu 6:
18/07/2024Nội dung bài học quá trình khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII được phản ánh như thế nào trong câu ca dao sau:
“Người đi dao rựa dắt lưng,
Ngó sông sông rộng, ngó rừng rừng cao”
- Vào khoảng đầu thế kỉ VII, Vương quốc Phù nam suy yếu và bị Chân Lạp xâm chiếm, trên danh nghĩa, vùng đất Nam Bộ của Việt Nam ngày nay thuộc quyền quản lí của triều đình Chân Lạp. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, triều đình Chân Lạp hầu như không thể quản lí được vùng đất này, vùng đất Nam Bộ bị bỏ hoang từ thuở đó.
- Từ Bến Tre, Tiền Giang, Đồng Tháp ngày nay, xuống phía Nam, sang bên kia sông, dọc theo những vùng đất bên bờ Tây sông Hậu cho đến Mũi Cà mau,…là những vùng đầm lầy, những mảng rừng đước, kênh, rạch quanh co, chằng chịt.
- Tình trạng hoang vu này vẫn tiếp tục tồn tại cho đến cuối thế kỉ XVI, khi có sự xuất hiện và khai phá của người Việt. Trong các thế kỉ XVI - XVIII, chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã tổ chức nhiều đợt di dân vào khai hoang, lập ấp ở các vùng đất ở phía Nam. Trong quá trình khai phá ấy, người Việt phải đối mặt với bao gian khó, hiểm nguy luôn rình rập. Nhưng với ý chí quyết tâm, kiên cường, bất khuất và tinh thần lao động cần cù, các thế hệ người Việt đã viết nên những trang sử hào hùng về quá trình khai phá, xác lập chủ quyền, bảo vệ và phát triển vùng đất Nam Bộ, góp phần làm rạng rỡ non sông, đất nước Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Lịch sử 8 CTST Bài 5: Quá trình khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ 16 đến thế kỉ 18 (450 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Lịch sử 8 CTST Bài 6: Kinh tế, văn hóa và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ 16- 18 (620 lượt thi)
- Trắc nghiệm Lịch sử 8 CTST Bài 4: Xung đột Nam- Bắc Triều và Trịnh Nguyễn (527 lượt thi)
- Trắc nghiệm Lịch sử 8 CTST Bài 8: Phong trào Tây Sơn (418 lượt thi)
- Trắc nghiệm Lịch sử 8 CTST Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ 18 (243 lượt thi)