Trang chủ Lớp 8 Khoa học tự nhiên Giải SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều Bài 32: Hệ hô hấp ở người có đáp án

Giải SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều Bài 32: Hệ hô hấp ở người có đáp án

Giải SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều Bài 32: Hệ hô hấp ở người có đáp án

  • 87 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

20/07/2024

Em cảm thấy nhịp thở thay đổi như thế nào sau khi chạy nhanh 100 m? Giải thích.

Xem đáp án

- Sau khi chạy nhanh 100 m, nhịp thở nhanh hơn so với lúc bình thường.

- Giải thích: Khi chạy, cơ thể cần nhiều năng lượng cho sự hoạt động liên tục của cơ xương dẫn đến cường độ hô hấp tế bào tăng lên. Mà quá trình hô hấp tế bào cần O2 và thải ra khí CO2. Do đó, nhịp thở tăng lên để đáp ứng nhu cầu trao đổi khí (lấy O2, đào thải khí CO2) của cơ thể.


Câu 2:

23/07/2024

Chức năng của hệ hô hấp là gì?

Xem đáp án

Hệ hô hấp thực hiện chức năng trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường. Cụ thể là:

- Giúp cơ thể lấy O2 từ môi trường sống cung cấp cho hô hấp tế bào, tạo năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể.

- Đào thải CO2 sinh ra từ hô hấp tế bào vào môi trường, đảm bảo cân bằng môi trường trong cơ thể.


Câu 3:

19/07/2024

Quan sát hình 32.1 và cho biết hệ hô hấp gồm những cơ quan nào. Mỗi cơ quan có chức năng gì?

Quan sát hình 32.1 và cho biết hệ hô hấp gồm những cơ quan nào. Mỗi cơ quan có chức năng gì?  (ảnh 1)
Xem đáp án

- Các cơ quan trong hệ hô hấp gồm: Xoang mũi, hầu (họng), thanh quản, khí quản, phế quản, phổi.

- Chức năng của mỗi cơ quan trong hệ hô hấp:

Tên cơ quan

Chức năng

Xoang mũi

Làm sạch, làm ẩm, làm ấm không khí.

Hầu (họng)

Dẫn khí.

Thanh quản

Dẫn khí, phát âm.

Khí quản

Dẫn khí, làm sạch không khí, điều hòa lượng khí vào phổi.

Phế quản

Dẫn khí, điều hòa lượng khí vào phổi.

Phổi

Trao đổi khí.


Câu 4:

20/07/2024

Không khí sẽ di chuyển qua các cơ quan nào khi hít vào và khi thở ra?

Xem đáp án

Khi hít vào và thở ra, không khí sẽ di chuyển qua các cơ quan là: xoang mũi, hầu (họng), thanh quản, khí quản, phế quản, phổi.


Câu 5:

23/07/2024

Lấy ví dụ về sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của một cơ quan trong hệ hô hấp.

Xem đáp án

Xoang mũi có cấu tạo phù hợp với chức năng làm sạch, làm ẩm, làm ấm không khí:

- Có nhiều lông mũi giúp ngăn cản bụi để làm sạch luồng không khí.

- Có lớp niêm mạc tiết chất nhày giúp cản bụi và vi khuẩn gây hại trong luồng không khí, đồng thời cũng giúp làm ẩm không khí trước khi vào phổi.

- Có lớp mao mạch dày đặc giúp làm ấm không khí trước khi vào phổi.


Câu 6:

23/07/2024

Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa hệ hô hấp và hệ tuần hoàn.

Xem đáp án

Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa hệ hô hấp và hệ tuần hoàn:

Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa hệ hô hấp và hệ tuần hoàn. (ảnh 1)

Câu 7:

13/07/2024

Vì sao khi chúng ta vừa ăn vừa nói có thể bị sặc?

Xem đáp án

Khi chúng ta vừa ăn vừa nói có thể bị sặc vì: Khi ăn, nắp thanh quản sẽ được đậy lại để ngăn không cho thức ăn lọt vào đường hô hấp, còn khi nói, nắp thanh quản sẽ được mở ra để phát ra âm thanh. Bởi vậy, nếu vừa ăn vừa nói, thức ăn có thể rơi vào đường hô hấp khi nắp thanh quản mở ra, gây ra phản ứng sặc để đẩy thức ăn ra ngoài.


Câu 8:

21/07/2024

Vì sao chúng ta không nên đốt than củi trong phòng kín khi ngủ?

Xem đáp án

Chúng ta không nên đốt than củi trong phòng kín khi ngủ vì: Sự cháy của than củi sẽ tiêu hao khí O2 và sản sinh ra 2 loại khí gây ngộ độc khí cho cơ thể là CO2 và CO. Bởi vậy, khi đốt than củi trong phòng kín – không có sự lưu thông không khí với bên ngoài, O2 trong phòng dần cạn kiệt đồng thời lượng CO2 và CO tăng dẫn đến người ngủ trong phòng nhanh chóng bị ngạt thở, lịm dần rồi hôn mê, thậm chí tử vọng nếu không được phát hiện kịp thời.


Câu 9:

20/07/2024

Hình bên minh họa một mô hình phổi. Dựa vào kiến thức đã học về hô hấp, hãy giải thích:

Điều gì xảy ra khi cầm nút thắt của quả bóng số 3 kéo xuống, sau đó thả ra.

Làm một mô hình phổi sử dụng vật liệu tái chế phù hợp, giới thiệu các phần trong mô hình tương ứng với bộ phận của hệ hô hấp.

Hình bên minh họa một mô hình phổi. Dựa vào kiến thức đã học về hô hấp, hãy giải thích: • Điều gì xảy ra khi cầm nút thắt của quả bóng số 3 kéo xuống, sau đó thả ra. (ảnh 1)
Xem đáp án

Hiện tượng sẽ xảy ra khi cầm nút thắt của quả bóng số 3 kéo xuống, sau đó thả ra:

- Khi cầm nút thắt của quả bóng số 3 kéo xuống, thể tích trong chai nhựa sẽ tăng lên khiến không khí từ ngoài tràn vào quả bóng số 1 và số 2 thông qua ống hút. Kết quả là quả bóng số 1 và số 2 sẽ phồng lên.

- Khi thả nút thắt của quả bóng số 3 ra, thể tích trong chai nhựa sẽ giảm khiến không khí từ quả bóng số 1 và số 2 được đẩy ra ngoài thông qua ống hút. Kết quả là quả bóng số 1 và số 2 sẽ xẹp dần.

Gợi ý: Mô hình phổi sử dụng vật liệu tái chế:

Hình bên minh họa một mô hình phổi. Dựa vào kiến thức đã học về hô hấp, hãy giải thích: • Điều gì xảy ra khi cầm nút thắt của quả bóng số 3 kéo xuống, sau đó thả ra. (ảnh 2)

- Các phần trong mô hình tương ứng với các bộ phận của hệ hô hấp:

Vật liệu

Các bộ phận tương ứng

Ống hút ở nắp chai

Mũi

2 ống hút trong chai

Khí quản và phế quản

2 quả bóng trong chai

2 lá phổi

Quả bóng ở đáy chai

Cơ hoành


Câu 10:

18/07/2024

Ô nhiễm không khí và khói thuốc lá tác động như thế nào đến hệ hô hấp?

Xem đáp án

- Sự ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến hệ hô hấp: Ô nhiễm không khí gây ra các bệnh về phổi và đường hô hấp như bệnh hen suyễn, viêm phổi, viêm đường dẫn khí,… do bụi mịn và các hóa chất gây kích ứng hệ hô hấp, làm tê liệt lớp lông rung trong đường dẫn khí, cản trở hồng cầu vận chuyển O2 từ đó gây tổn thương hệ hô hấp, suy giảm chức năng phổi.

- Sự ảnh hưởng của khói thuốc lá đến hệ hô hấp: Khói thuốc lá chứa hàng ngàn hóa chất độc hại, chất gây nghiện (nicotine), chất gây ung thư, khí CO và các loại khí độc khác làm giảm khả năng vận chuyển O2 của máu nên dẫn đến phá hủy hệ hô hấp, gây bệnh hen suyễn, ung thư phổi, ung thư thanh quản, phổi tắc nghẽn mạn tính,… Đặc biệt, khói thuốc lá gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe không chỉ của người hút thuốc lá mà còn của người không hút thuốc nhưng tiếp xúc với khói thuốc.


Câu 11:

15/07/2024

Điều tra tỉ lệ mắc một trong số các bệnh hô hấp tại trường em đang học hoặc tại địa phương em đang sinh sống theo các bước điều tra ở bài 28, trang 135.

Điều tra tỉ lệ mắc một trong số các bệnh hô hấp tại trường em đang học hoặc tại địa phương em đang sinh sống theo các bước điều tra ở bài 28, trang 135. (ảnh 1)
Xem đáp án

- Học sinh tiến hành điều tra và báo cáo tỉ lệ mắc một trong số các bệnh hô hấp tại trường em đang theo học hoặc tại địa phương em đang sinh sống. Chú ý: Một số bệnh hô hấp thường gặp như hen suyễn, viêm mũi, viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi, cúm, hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS, MERS, COVID-19,…).

- Câu trả lời tham khảo:

BÁO CÁO

DỰ ÁN ĐIỀU TRA TỈ LỆ NGƯỜI MẮC BỆNH VIÊM HỌNG

TẠI TRƯỜNG HỌC

1. Kết quả điều tra

STT

Tên lớp

Tổng số người

trong lớp

Số người mắc bệnh

viêm họng

1

Lớp 8A

36

3

2

Lớp 8B

35

2

3

Lớp 9B

33

4

4

Lớp 7A

34

2

5

Lớp 6C

32

3

Tổng

170

14

2. Xác định tỉ lệ mắc bệnh viêm họng

- Tỉ lệ mắc các bệnh hô hấp là: 14/170 = 8,2%.

- Nhận xét về tỉ lệ học sinh mắc bệnh viêm họng: Tỉ lệ học sinh trong trường mắc bệnh viêm họng khá cao, có 14 người mắc trên tổng số 170 người được điều tra.

3. Đề xuất một số cách phòng tránh bệnh viêm họng

- Tránh tiếp xúc với những người đang bị viêm họng, bệnh đường hô hấp.

- Thường xuyên sử dụng khẩu trang khi ra đường và khi làm việc trong môi trường ô nhiễm.

- Vệ sinh răng miệng và cổ họng hằng ngày: đánh răng 2 lần mỗi ngày, thay bàn chải đánh răng theo chu kì 3 tháng, xúc miệng và cổ họng bằng nước muối sinh lí vào buổi sáng và tối trước khi ngủ.

- Giữ ấm cơ thể và cổ họng vào thời tiết lạnh, giao mùa; tránh đồ ăn quá lạnh, cay, cứng.

- Vệ sinh môi trường sống thường xuyên.

- Duy trì thể dục thể thao hằng ngày, bổ sung đủ nước, ăn uống đủ chất để tăng cường sức đề kháng.


Câu 12:

14/07/2024

Vẽ một bức tranh để tuyên truyền không hút thuốc lá.

Xem đáp án

* Gợi ý: Một số bức tranh để tuyên truyền không hút thuốc lá:

Vẽ một bức tranh để tuyên truyền không hút thuốc lá.  (ảnh 1)Vẽ một bức tranh để tuyên truyền không hút thuốc lá.  (ảnh 2)
Vẽ một bức tranh để tuyên truyền không hút thuốc lá.  (ảnh 3)Vẽ một bức tranh để tuyên truyền không hút thuốc lá.  (ảnh 4)

Câu 13:

22/07/2024

Tại sao khi giao mùa, thời tiết ẩm, chúng ta thường dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp?

Xem đáp án

Khi giao mùa, thời tiết ẩm, chúng ta thường dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp vì:

- Khi giao mùa, sự thay đổi và chênh lệch nhiệt độ, độ ẩm thường xảy ra đột ngột khiến cơ thể chưa kịp thích ứng, dẫn đến hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh viêm đường hô hấp xâm nhập và gây bệnh dễ dàng.

- Đồng thời, thời tiết giao mùa, thời tiết ẩm lại là điều kiện thích hợp cho sự phát triển mạnh của nhiều loại vi khuẩn, virus gây bệnh lí đường hô hấp.


Câu 14:

20/07/2024

Gia đình em thường sử dụng những biện pháp nào để tạo không khí trong lành giúp bảo vệ đường hô hấp?

Xem đáp án

Một số biện pháp để tạo không khí trong lành giúp bảo vệ đường hô hấp mà các gia đình thường sử dụng là:

- Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa và giữ vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ.

- Dùng điều hòa và máy lọc không khí tại nhà (Chú ý: Thường xuyên bảo dưỡng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn gây hại).

- Hạn chế các hoạt động như: hút thuốc lá, đốt than củi,…

- Trồng cây xanh xung quanh nhà ở và tham gia các hoạt động trồng cây ở địa phương.


Câu 15:

23/07/2024

Nhận xét việc thực hiện các thao tác của em trong mỗi bước thực hành hô hấp nhân tạo.

Tại sao cần thực hiện hô hấp nhân tạo cho bệnh nhân càng sớm càng tốt (thường trong 1 – 4 phút đầu tiên từ khi nạn nhân bị đuối nước)?

Tại sao vị trí đặt tay khi ép tim là ½ phía dưới của xương ức?

Tại sao khi thổi ngạt cần nâng cằm và bóp mũi của nạn nhân?

Xem đáp án

Học sinh nhận xét về các thao tác thực hiện ở từng bước dựa vào các bước tiến hành hô hấp nhân tạo được trình bày trong SGK.

Cần thực hiện hô hấp nhân tạo cho bệnh nhân càng sớm càng tốt (thường trong 1 – 4 phút đầu tiên từ khi nạn nhân bị đuối nước) vì: Tế bào cần oxygen cho các hoạt động sống. Do đó, thời gian bị ngạt khí (thiếu oxygen) của bệnh nhân càng kéo dài thì các tế bào đặc biệt là các tế bào thần kinh bị tổn thương và chết càng nhiều, dẫn đến tiên lượng hồi phục và sống sót của bệnh nhân càng thấp.

Vị trí đặt tay khi ép tim là ½ phía dưới của xương ức vì khi ép tim lên vị trí này sẽ giúp làm thay đổi thể tích trong buồng tim, qua đó kích thích để tim đập lại, khôi phục vòng tuần hoàn, đồng thời, vị trí này cũng hạn chế nguy cơ gãy xương sườn, xương ức, tràn khí màng phổi, đụng dập phổi.

Khi thổi ngạt cần nâng cằm và bóp mũi của nạn nhân vì: Nâng cằm và bóp mũi của nạn nhân sẽ giúp hạn chế việc không khí sau khi thổi vào quay trở lại mũi, miệng đi ra ngoài. Nhờ đó, nạn nhân sẽ nhận được nhiều oxygen hơn, tăng hiệu quả của biện pháp hô hấp nhân tạo.


Bắt đầu thi ngay