Giải SGK Khoa học 4 Cánh diều Bài 20. Một số bệnh viên quan đến dinh dưỡng và cách phòng tránh
Giải SGK Khoa học 4 Cánh diều Bài 20. Một số bệnh viên quan đến dinh dưỡng và cách phòng tránh
-
51 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
13/07/2024Theo em, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể một người khi người đó thường xuyên ăn thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng?
- Một người khi người đó thường xuyên ăn thừa chất dinh dưỡng rất dễ dẫn đến béo phì.
- Một người khi người đó thường xuyên ăn thiếu chất dinh dưỡng rất dễ mắc các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng.
Câu 2:
19/07/2024Nêu tên và dấu hiệu chính của mỗi bệnh dưới đây.
Tên và một số dấu hiệu chính của mỗi bệnh có trong hình:
- Bệnh suy dinh dưỡng thấp còi. Dấu hiệu: Trẻ em bị bệnh có chiều cao, cân nặng thấp hơn chiều cao, cân nặng chuẩn của độ tuổi.
- Bệnh thiếu máu, thiếu sắt. Dấu hiệu: Người bệnh thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, da nhợt nhạt, xanh xao, tê lạnh chân tay, đôi khi bị khó thở…
- Bệnh thừa cân béo phì. Dấu hiệu: Người bệnh thừa nhiều cân so với cân nặng chuẩn của độ tuổi và có mỡ tích tụ tại một số bộ phận như đùi, bụng, eo, ngực…
Câu 3:
19/07/2024Khi ăn quá nhiều dầu mỡ rất dễ gây nên bệnh tim mạch. Biểu hiện chính: Tim đập nhanh, khó thở, tăng huyết áp….
Câu 4:
22/07/2024Nêu nguyên nhân và cách phòng tránh các bệnh: suy dinh dưỡng thấp còi, thiếu máu thiếu sắt và thừa cân béo phì.
Bệnh suy dinh dưỡng thấp còi:
- Nguyên nhân:
+ Ăn uống thiếu chất bột đường, chất đạm, chất béo, chất khoáng và vi-ta-min.
+ Bị các bệnh đừng tiêu hóa dẫn đến khả năng hấp thụ được các chất dinh dưỡng kém.
- Cách phòng tránh:
+ Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, đủ chất dinh dưỡng.
+ Kiểm tra các bệnh về tiêu hóa.
+ Kết hợp ăn uống và vận động để tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng.
Bệnh thiếu máu thiếu sắt:
- Nguyên nhân: Ăn uống thiếu cân bằng, lành mạnh, thiếu các thức ăn chứa sắt.
- Cách phòng tránh:
+ Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh trong đó chú trọng ăn các thức ăn chứa sắt như các loại thịt, hải sản, gan, trứng, sữa, rau củ quả…
+ Bổ sung bằng viên sắt, thuốc chứa sắt theo đơn của bác sĩ.
Bệnh thừa cân, béo phì:
- Nguyên nhân:
+ Ăn thừa chất béo, chất bột đường và chất đạm.
+ Ít vận động.
+ Bị căng thẳng.
- Cách phòng tránh:
+ Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh.
+ Thường xuyên vận động, tập thể dục.
+ Tránh bị căng thẳng. Học tập, nghỉ ngơi hợp lý.
Câu 5:
26/06/2024Trong các bệnh: suy dinh dưỡng thấp còi, thiếu máu thiếu sắt, thừa cân béo phì, bệnh nào có nguyên nhân do thiếu chất dinh dưỡng hoặc thừa chất dinh dưỡng?
- Bệnh do thiếu chất sinh dưỡng: Suy dinh dưỡng thấp còi, thiếu máu thiếu sắt.
- Bệnh do thừa chất dinh dưỡng: Thừa cân béo phì.
Câu 6:
29/06/2024Em cần làm gì để phòng tránh các bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng?
Để phòng tránh các bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng em cần: có chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh, bổ sung đầy đủ hợp lí các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Câu 7:
08/07/2024Trò chơi: “Chọn thức ăn”
Khi có bạn nêu tên một bệnh do thiếu chất dinh dưỡng, các bạn khác sẽ kể tên những loại thức ăn có chứa chất dinh dưỡng giúp phòng tránh bệnh đó.
- Học sinh chia thành các đội tham gia trò chơi.
- Ví dụ:
+ Khi có bạn nói: Bệnh thiếu máu thiếu sắt. Các bạn ở đội còn lại sẽ đưa ra câu trả lời như: Ăn thức ăn có chứa sắt như thịt bò, hải sản…
+ Khi có bạn nói: Bệnh bướu cổ. Các bạn ở đội còn lại sẽ đưa ra câu trả lời như: Ăn thức ăn có chứa I - ốt như rong biển, hải sản …
Câu 8:
21/07/2024Vận động mọi người trong gia đình cùng thực hiện phòng tránh những bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng theo các bước sau:
- Chọn một bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng.
- Chuẩn bị các thông tin về bệnh đó theo gợi ý:
+ Tên bệnh.
+ Dấu hiệu chính.
+ Nguyên nhân gây bệnh.
+ Cách phòng tránh.
+ Thói quen ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi cần thay đổi của các thành viên trong gia đình.
- Tuyên truyền các thông tin đã chuẩn bị đến người thân trong gia đình.
- Bệnh thiếu chất dinh dưỡng:
+ Tên bệnh: Bệnh bướu cổ.
+ Dấu hiệu chính: tuyến giáp tăng lên về kích thước, lồi ra phía trước, nếu quá to sẽ gây nuốt vướng ở cổ, khó thở.
+ Nguyên nhân: có thể do bẩm sinh ngoài ra do cơ thể cung cấp thiếu i-ốt.
+ Cách phòng tránh: Đảm bảo cung cấp đầy đủ i-ốt cho cơ thể bằng cách ăn các thức ăn giàu i-ốt như: cá biển, mắm tôm, nước mắm. Sử dụng muối i-ốt là cách đơn giản dễ thực hiện để làm giảm nguy cơ thiếu i-ốt.
+ Thói quen ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi cần thay đổi của các thành viên trong gia đình: cần nghỉ ngơi, bổ sung đầy đủ lượng i-ốt mà cơ thể cần.
Câu 9:
10/07/2024Em của Lan hay dậy muộn nên không kịp ăn sáng trước khi đi học. Em ấy thường không ăn hết phần ăn bữa trưa và bữa tối.
- Điều gì có thể xảy ra với em của Lan nếu tình trạng này kéo dài?
- Nếu là Lan, em sẽ làm gì để giúp đỡ em của mình.
- Nếu tình trạng này kéo dài em của Lan có thể bị thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến một số bệnh về suy dinh dưỡng thấp còi.
- Nếu là Lan em sẽ gọi em gái dậy sớm để ăn bữa sáng và động viên em ăn hết phần ăn bữa trưa và tối
Câu 10:
21/07/2024Em của An đang có dấu hiệu thừa cân béo phì nhưng lại rất thích ăn bánh kẹo và đồ ăn chiên, rán. Nếu là An, em cần làm gì để giúp em của mình phòng tránh bệnh từa cân béo phì?
Nếu là An em sẽ khuyên em của mình hạn chế ăn bánh kẹo và đồ chiên rán thay vào đó bổ sung các loại thực phẩm chứa chất xơ, cùng em tập thể dục mỗi ngày.