Giải SGK Hoạt động trải nghiệm 8 Cánh diều Phòng, tránh bắt nạt học đường
Giải SGK Hoạt động trải nghiệm 8 Cánh diều Phòng, tránh bắt nạt học đường
-
265 lượt thi
-
5 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
22/07/2024- Chỉ ra những dấu hiệu bắt nạt học đường trong tình huống sau:
Tình huống: M là một người trầm tính, nhút nhát. Một số bạn trong lớp không ưa M, luôn tỏ ra khó chịu, nói xấu, tẩy chay và không cho M cùng tham gia các hoạt động nhóm. M đã rất buồn vì cảm thấy bị cô lập.
- Chia sẻ những hiểu biết của em về biểu hiện và hậu quả của các hình thức bắt nạt học đường.
- Dấu hiệu bắt nạt học đường trong tình huống:
+ Tỏ ra khó chịu, nói xấu, tẩy chay bạn.
+ Không cho M tham gia các hoạt động nhóm.
- Một số biểu hiện và hậu quả của bắt nạt học đường:
Hình thức |
Biểu hiện |
Hậu quả |
Kinh tế |
Chiếm đoạt tiền, đồ dùng,… |
Lo sợ, không dám đến trường,… |
Tình dục |
Động chạm vùng nhạy cảm,… |
Xấu hổ, xa lánh mọi người,… |
Tinh thần |
Tẩy chay, nói xấu,… |
Buồn, suy nghĩ tiêu cực về bản thân,… |
Thân thể |
Đánh, đấm, tát,… |
Tổn thương thể chất,… |
Câu 2:
23/07/2024Thảo luận về những cách cần thiết để phòng, tránh bắt nạt học đường.
Để tránh trở thành nạn nhân của bắt nạt học đường cần:
+ Nhận diện được tình huống có nguy cơ bị bắt nạt học đường.
+ Chia sẻ với người tin tưởng nếu mình hoặc bạn có nguy cơ bị bắt nạt.
+ Không nên đi đến chỗ vắng một mình,..
+ Luôn có ít nhất một người biết em đang ở đâu và làm gì.
+ Tìm kiếm sự trợ giúp khi nhận thấy dấu hiệu của hành vi bắt nạt.
+ Tích cực rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ bản thân.
+ Tích cực học tập, tham gia các hoạt động tập thể.
Câu 3:
22/07/2024- Đóng vai xử lí một số tình huống bắt nạt học đường
- Chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của em sau khi xử lí tình huống:
+ Khi đóng vai người bắt nạt
+ Khi đóng vai người bị bắt nạt
+ Khi là người chứng kiến vụ bắt nạt.
- Đóng vai xử lí một số tình huống bắt nạt học đường:
(1) Bỏ ngoài tai những lời trêu đùa của các bạn.
(2) Chia sẻ với 1 người bạn mà mình tin tưởng để bạn giúp đỡ mình hoặc báo cho người lớn, thầy cô biết.
(3) Thẳng thắn chia sẻ với các bạn.
(4) Can ngăn, bảo vệ bạn hoặc báo cho thầy cô giáo, bảo vệ biết.
- Chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc:
+ Khi đóng vai người bắt nạt: rất là giỏi bắt nạt và xúc khạm người khác.
+ Khi đóng vai người bị bắt nạt: tâm lí rất sợ hãi và lo lắng.
+ Khi là người chứng kiến vụ bắt nạt: lo lắng cần can ngăn vào báo cho người lớn, thầy cô giáo,..
Câu 4:
23/07/2024- Tổ chức phiên họp bản tròn với chủ đề Vì một trường học an toàn.
Gợi ý đóng vai các thành phần tham dự phiên họp:
+ Đại diện Ban giám hiệu nhà trường
+ Đại diện phụ huynh học sinh
+ Đại diện chính quyền địa phương
+ Đại diện các em học sinh
- Cùng cam kết hành động để xây dựng trường học an toàn.
- Tổ chức phiên họp bản tròn với chủ đề Vì một trường học an toàn.
+ Phân công người đóng vai: người chủ trì, thư kí, giáo viên, học sinh,…
+ Dưới sự điều hành của người chủ trì, các thành viên trình bày, trao đổi về những việc mình có thể làm để xây dựng trường học an toàn.
+ Người chủ trì điều khiển quá trình thảo luận, tổng kết nội dung, đưa ra thông điệp của phiên họp.
- Cùng cam kết hành động để xây dựng trường học an toàn: Cùng góp phần xây dựng trường học an toàn nhằm đảm bảo học sinh được học tập, hoạt động trong môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, lành mạnh, bình đẳng góp phần phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
* Thông điệp:
Bắt nạt học đường diễn ra với nhiều hình thức khác nhau. Nhận diện được các hình thức, dấu hiệu bắt nạt học đường và có kĩ năng phòng tránh sẽ giúp em bảo vệ bản thân và góp phần xây dựng trường học an toàn.
Câu 5:
22/07/2024Em tự đánh giá mức độ tham gia các hoạt động và kết quả thực hiện nhiệm vụ theo các thang: rất tích cực – tích cực – chưa tích cực và hoàn thành tốt – hoàn thành – cần cố gắng.