Trang chủ Lớp 8 Lịch sử Giải SBT Sử 8 KNTT Bài 19: Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ 20 đến năm 1917

Giải SBT Sử 8 KNTT Bài 19: Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ 20 đến năm 1917

Giải SBT Sử 8 KNTT Bài 19: Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ 20 đến năm 1917

  • 57 lượt thi

  • 19 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 10:

Hãy lựa chọn từ ngữ phù hợp để hoàn thiện các mệnh đề dưới đây.

Việt Nam Quang phục hội; phong trào Đông du; Phan Bội Châu; Hội Duy tân; Năm 1904; Phan Bội Châu.

1. ..(1)........, Phan Bội Châu cùng các nhà yêu nước khác thành lập Hội Duy tân, với mục đích đấu tranh để lập nên nước Việt Nam độc lập.

2. Đầu năm 1905, ..(2)......... sang Nhật Bản nhờ giúp đỡ về khí giới, tiền bạc để đánh Pháp.

3......(3)....... đã phát động phong trào Đông du, đưa các thanh niên Việt Nam yêu nước sang Nhật Bản học tập.

4. Năm 1909, Phan Bội Châu bị trục xuất khỏi Nhật Bản, ….......(4)......... tan rã.

5. Năm 1912, tại Quảng Đông (Trung Quốc), Phan Bội Châu đã thành lập ..(5)............

6. Đầu năm 1913, sau khi Quang phục hội thực hiện một số cuộc ám sát các tên thực dân đầu sỏ và tay sai không thành, ...(6)...... bị bắt và bị tù ở Quảng Đông.

Xem đáp án

1. Năm 1904, Phan Bội Châu cùng các nhà yêu nước khác thành lập Hội Duy tân, với mục đích đấu tranh để lập nên nước Việt Nam độc lập.

2. Đầu năm 1905, Phan Bội Châu sang Nhật Bản nhờ giúp đỡ về khí giới, tiền bạc để đánh Pháp.

3. Hội Duy tân đã phát động phong trào Đông du, đưa các thanh niên Việt Nam yêu nước sang Nhật Bản học tập.

4. Năm 1909, Phan Bội Châu bị trục xuất khỏi Nhật Bản, phong trào Đông du tan rã.

5. Năm 1912, tại Quảng Đông (Trung Quốc), Phan Bội Châu đã thành lập Việt Nam Quang phục hội

6. Đầu năm 1913, sau khi Quang phục hội thực hiện một số cuộc ám sát các tên thực dân đầu sỏ và tay sai không thành, Phan Bội Châu bị bắt và bị tù ở Quảng Đông.


Câu 13:

Hãy nêu suy nghĩ của em về tình cảnh người lao động Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.

Xem đáp án

Tình cảnh người lao động Việt Nam (nông dân, công nhân): phải lao động cực nhọc, trong điều kiện rất thô sơ, lạc hậu, kể cả nguy hiểm đến tính mạng. Họ bị bóc lột nặng nề, bị ăn cắp, ăn cướp bởi bọn thực dân, phong kiến. Đời sống của họ vô cùng khổ cực, thậm chí cái chết luôn rình rập,...


Câu 14:

Hãy vẽ sơ đồ tư duy về những chính sách cơ bản của thực dân Pháp trong công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam.

Hãy vẽ sơ đồ tư duy về những chính sách cơ bản của thực dân Pháp trong công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam.   (ảnh 1)
Xem đáp án

(*) Lưu ý: Học sinh điền các thông tin sau vào sơ đồ:

- Chính trị:

+ Hoàn thiện bộ máy thống trị ở Liên bang Đông Dương.

+ Việt Nam bị chia thành ba kì với ba chế độ cai trị khác nhau.

- Kinh tế:

+ Tăng cường cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền trồng lúa và cây công nghiệp.

+ Tập trung khai thác than và kim loại;

+ Xây dựng hệ thống giao thông.

+ Nắm giữ độc quyền thị trường Việt Nam, tăng thuế cũ, đặt thuế mới.

- Văn hóa, giáo dục:

+ Truyền bá văn hoá phương Tây, hạn chế ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc.

+ Đào tạo một lớp người thân Pháp.

Mở một số trường học mới cùng một số cơ sở văn hoá, y tế.


Câu 15:

Lập bảng hệ thống (theo gợi ý dưới đây) về một số biến đổi chính của tình hình Việt Nam đầu thế kỉ XX do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. bỏ những căn

Lĩnh vực

Biến đổi chính

Chính trị

 

Kinh tế

 

Văn hoá

 

Xã hội

 

Xem đáp án

Lĩnh vực

Biến đổi chính

Chính trị

- Quyền lực nằm trong tay người Pháp.

- Một bộ phận địa chủ phong kiến bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của chính quyền thực dân.

Kinh tế

- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam, tồn tại song song với quan hệ sản xuất phong kiến.

- Tài nguyên vơi cạn.

- Kinh tế Việt Nam phát triển thiếu cân đối, lệ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp.

- Việt Nam bị biến thành nơi cung cấp tài nguyên, nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thụ độc chiếm của Pháp.

Văn hoá

- Văn hóa phương Tây du nhập vào Việt Nam

- Trong xã hội vẫn tồn tại nhiều hủ tục, tệ nạn.

Xã hội

- Các giai cấp cũ trong xã hội có sự phân hóa.

- Xuất hiện các lực lượng xã hội mới.


Câu 16:

Nêu nhận xét của em về tình hình Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.

Xem đáp án

Nhận xét: dưới tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam có nhiều chuyển biến. Những chuyển biến này đã tạo cơ sở bên trong cho sự xuất hiện của khuynh hướng cứu nước mới ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.


Câu 17:

Hoàn thiện bảng (theo gợi ý dưới đây) so sánh điểm giống và khác nhau trong chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.

Tiêu chí so sánh

Phan Bội Châu

Phan Châu Trinh

Giống nhau

 

 

Khác nhau

 

 

Xem đáp án

Tiêu chí so sánh

Phan Bội Châu

Phan Châu Trinh

Giống nhau

- Đều xác định được kẻ thù của dân tộc là thực dân Pháp;

- Đều đi theo khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản,...

Khác nhau

- Nhiệm vụ: đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục lại chế độ quân chủ (thành lập Hội Duy tân, tổ chức phong trào Đông du,...)

- Chủ trương: vận động quần chúng, tranh thủ sự giúp đỡ của nước ngoài (Nhật Bản), tổ chức bạo động vũ trang đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, xây dựng chế độ quân chủ lập hiến.

- Xu hướng: bạo động vũ trang.

- Nhiệm vụ: đánh đổ phong kiến, thực hiện cải cách xã hội nhằm “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh.

- Chủ trương: giương cao ngọn cờ dân chủ, cải cách xã hội, chủ trương cứu nước bằng phương pháp nâng cao dân trí, dân quyền; vạch trần chế độ vua quan phong kiến thối nát, đòi Pháp sửa đổi chính sách cai trị thuộc địa, mở mang công thương nghiệp và tự cường.

- Xu hướng: cải cách dân chủ.


Câu 18:

Tóm tắt những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1917.

Xem đáp án

- Năm 1911 - 1917: cuộc hành trình của Nguyễn Tất Thành qua nhiều nước ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ, châu Âu. Nhờ đó, Nguyễn Tất Thành hiểu rằng ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác, ở đâu những người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man.

- Năm 1917:

+ Nguyễn Tất Thành trở lại nước Pháp, tham gia hoạt động trong Hội những người yêu nước An Nam, viết báo, truyền đơn, tranh thủ các diễn đàn, buổi mit tinh để tố cáo thực dân và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam.

+ Sống và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, tư tưởng của Nguyễn Tất Thành có những chuyển biến mạnh mẽ.


Câu 19:

Vì sao Nguyễn Tất Thành chọn hướng đi mới, khác với các nhà yêu nước tiền bối?

Xem đáp án

- Mặc dù rất khâm phục các nhà yêu nước đi trước, nhưng Nguyễn Tất Thành không tán thành con đường cứu nước của các cụ vì những con đường đó đều có những hạn chế, sai lầm, dẫn đến thất bại trong hoạt động cứu nước của họ. Vì vậy, Người đã quyết định tìm con đường cứu nước mới, hướng sang phương Tây.


Bắt đầu thi ngay