Giải SBT Lịch sử 8 CTST Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 - 1884)
Giải SBT Lịch sử 8 CTST Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 - 1884)
-
129 lượt thi
-
9 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
21/07/2024Điền các sự kiện phù hợp với các mốc thời gian về tiến trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp từ năm 1858 đến năm 1884.
- 1858, thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, bị giam chân 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà
- 1859, thực dân Pháp tấn công Gia Định, vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân
- 1862, thực dân Pháp đánh chiếm tỉnh: Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long
- 1867, thực dân Pháp đánh chiếm tỉnh: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên
- 1873, thực dân Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất
- 1874, Hiệp ước Giáp Tuất giữa Pháp với nhà Nguyễn được kí kết
- 1882, thực dân Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ hai
- 1883, Pháp tấn công cửa biển Thuận An. Hiệp ước Hác-măng giữa Pháp với nhà Nguyễn được kí kết
- 1884, Hiệp ước Pa-tơ-nốt giữa Pháp với nhà Nguyễn được kí kết, Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam.
Câu 2:
19/07/2024Em hãy nối các dữ liệu ở cột A với các dữ liệu ở cột B cho phù hợp về các nhân vật liên quan đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Nam.
Ghép các thông tin theo thứ tự sau:
1 - B |
2 - C |
3 - D |
4 - G |
5 - A |
6 - E |
Câu 3:
21/07/2024Đọc đoạn tư liệu dưới đây:
“...cảng Đà Nẵng tương đối sâu, tàu bè lớn dễ hoạt động, sau khi đổ bộ lên đất liền có thể đánh sâu vào nội địa, tốc chiến tốc thắng thực hiện chiếm đóng toàn vùng, đồng thời có thể dùng đường đèo Hải Vân đánh thốc ra Huế chỉ cách có 100 cây số về phía đông bắc để buộc triều đình Huế đầu hàng tại chỗ”. (Đinh Xuân Lâm, Đà Nẵng trong ý đồ chiến lược của tư bản Pháp trước chiến tranh xâm lược Việt Nam (1858), trong Tạp chí Lịch sử quân sự, số 2, 1999, trang 10 - 13) |
Em hãy cho biết vì sao trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên.
- Nguyên nhân thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên:
+ Đà Nẵng là cảng nước sâu vì vậy tàu chiến có thể hoạt động dễ dàng.
+ Có thể dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Huế,buộc triều Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc nhanh chóng cuộc xâm lược Việt Nam.
+ Là nơi thực dân Pháp xây dựng được cơ sở giáo dân theo Kitô, chúng hy vọng được giáo dân ủng hộ
Câu 4:
19/07/2024Đoạn tư liệu dưới đây được trích trong tác phẩm Lịch sử cuộc viễn chinh Nam Kỳ năm 1861 của một sĩ quan, nhà văn người Pháp có mặt ở Nam Kỳ vào khoảng năm 1861. Dựa vào đoạn tư liệu dưới đây, em hãy thực hiện các yêu cầu.
“Thực tế đâu đâu cũng là trung tâm kháng chiến. Cuộc kháng chiến có cơ sở và hệ thống khắp nơi. Có thể nói rằng, có bao nhiêu người Việt Nam thì có bấy nhiêu trung tâm kháng chiến. Đúng hơn là phải xem mỗi người nông dân đang bó lúa là một trung tâm kháng chiến”. |
Tác giả ca ngợi, thán phục hay sợ hãi cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam? Lí giải ý kiến của em.
Đoạn văn trên cho thấy: người Pháp đang lo lắng, sợ hãi trước cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Vì: với tinh thần yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc, đông đảo các tầng lớp nhân dân Việt Nam đã nổi dậy đấu tranh ngay từ khi pháp nổ súng xâm lược
Câu 5:
22/07/2024Đoạn tư liệu dưới đây được trích trong tác phẩm Lịch sử cuộc viễn chinh Nam Kỳ năm 1861 của một sĩ quan, nhà văn người Pháp có mặt ở Nam Kỳ vào khoảng năm 1861. Dựa vào đoạn tư liệu dưới đây, em hãy thực hiện các yêu cầu.
“Thực tế đâu đâu cũng là trung tâm kháng chiến. Cuộc kháng chiến có cơ sở và hệ thống khắp nơi. Có thể nói rằng, có bao nhiêu người Việt Nam thì có bấy nhiêu trung tâm kháng chiến. Đúng hơn là phải xem mỗi người nông dân đang bó lúa là một trung tâm kháng chiến”. |
Câu văn nào trong đoạn tư liệu trên là cơ sở cho ý kiến của em?
cơ sở cho ý kiến của em là câu văn: “…. có bao nhiêu người Việt Nam thì có bấy nhiêu trung tâm kháng chiến….. mỗi người nông dân đang bó lúa là một trung tâm kháng chiến”.
Câu 6:
19/07/2024Em hãy hoàn thiện thẻ nhớ về Nguyễn Tri Phương vào bảng sau:
Nhân vật Nguyễn Tri Phương
- Tiểu sử:
+ Nguyễn Tri Phương (Nguyên tên là Nguyễn Văn Chương) tự Hàm Trinh, hiệu Đường Xuyên, sinh ngày 21 tháng 7 năm Canh Thân, tức ngày 9 tháng 9 năm 1800.
+ Quê quán thôn Chí Long (còn gọi là Đường Long nay là thôn Trung Thạnh), xã Phong Chương, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Suốt 52 năm làm quan, trải ba đời vua Nguyễn: Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Nguyễn Tri Phương luôn thể hiện tấm lòng trung quân ái quốc và ý chí chống giặc ngoại xâm. Bên cạnh đó, với tư tưởng canh tân đất nước, ông đã từng dâng lên triều đình nhà Nguyễn những kế sách để phát triển kinh tế, quốc phòng như việc mở đồn điền ở biên giới phía Tây Nam.
+ Ông là người có công lớn trong việc bình Xiêm, ổn định biên giới phía Nam; đánh dẹp các lực lượng thổ phỉ Trung Quốc ở các tỉnh phía Bắc; là vị tướng chỉ huy tối cao ở các mặt trận chống quân thực dân Pháp xâm lược tại Đà Nẵng, Nam Kỳ và Hà Nội...
- Vai trò của ông trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (1858 - 1873): ông là vị tướng chỉ huy tối cao ở các mặt trận chống quân thực dân Pháp xâm lược tại Đà Nẵng, Nam Kỳ và Hà Nội...
- Điều em học tập được từ Nguyễn Tri Phương: lòng yêu nước, thương dân
Câu 7:
19/07/2024Quan sát các hình 20.1, 20.2 dưới đây, em hãy cho biết hai bức ảnh có liên quan đến sự kiện nào trong cuộc xâm lược Bắc Kỳ lần thứ hai của thực dân Pháp. Dựa vào những chi tiết trong hình, sưu tầm thêm tư liệu và viết một đoạn văn ngắn tường thuật lại sự kiện đó.
- Hai bức ảnh trên có liên quan đến sự kiện: thực dân Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ hai
- Thuật lại sự kiện:
+ Tháng 4/1882, Pháp xâm lược Bắc Kỳ lần 2, chiếm được thành Hà Nội và dần dần kiểm soát được toàn bộ các tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc Bộ.
+ Quân triều đình ở thành Hà Nội dưới sự chỉ huy của Tổng đốc Hoàng Diệu đã anh dũng chiến đấu nhưng thất bại.
+ Nhân dân Bắc Kỳ ở khắp nơi nổi dậy đấu tranh chống Pháp, tiêu biểu là: chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai (tháng 5/1883).
Câu 8:
22/07/2024Theo em, những nguyên nhân nào khiến cho cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của quân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884 thất bại?
- Nguyên nhân khách quan: Tương quan lực lượng về mọi mặt giữa Việt Nam và Pháp quá chênh lệch. Càng về sau, tương quan lực lượng ngày càng chuyển biến theo chiều hướng có lợi cho Pháp
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Chế độ phong kiến chuyên chế ở Việt Nam lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực. Điều này khiến cho nội lực đất nước bị suy yếu, sức dân suy kiệt, do đó, Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc đương đầu với một kẻ thù mạnh như Pháp.
+ Triều đình nhà Nguyễn thiếu quyết tâm kháng chiến, phạm nhiều sai lầm cả về đường lối chỉ đạo chiến đấu và đường lối ngoại giao.
+ Các phong trào đấu tranh chống Pháp của quần chúng nhân dân: diễn ra lẻ tẻ; chưa tạo thành một phong trào đấu tranh chung trong cả nước; hạn chế về đường lối và lực lượng lãnh đạo,...
Câu 9:
19/07/2024Trong vai một viên quan tham gia luận bàn đối sách chống giặc của Triều Nguyễn, em thử nêu phương sách của mình nhằm tổ chức kháng chiến chống Pháp thắng lợi, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
(*) Tham khảo: Một số biện pháp nhằm tổ chức kháng chiến chống Pháp thắng lợi, bảo vệ nền độc lập dân tộc:
+ Tận dụng thời cơ thực dân Pháp gặp khó khăn (ví dụ: tại mặt trận Gia Định/ Pháp thất bại trong trận Cầu Giấy lần thứ nhất,…) để tổ chức tổng phản công.
+ Củng cố và phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn dân trong cuộc đấu tranh chống xâm lược.
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Lịch sử 8 CTST Bài 20: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858-1884) (205 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Lịch sử 8 CTST Bài 21: Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ 19 (248 lượt thi)
- Trắc nghiệm Lịch sử 8 CTST Bài 19: Việt Nam nửa đầu thế kỉ 19 (229 lượt thi)
- Trắc nghiệm Lịch sử 8 CTST Bài 22: Trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ 19 (224 lượt thi)
- Trắc nghiệm Lịch sử 8 CTST Bài 23: Việt Nam đầu thế kỉ 20 (215 lượt thi)