Giải SBT Lịch sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại có đáp án
Giải SBT Lịch sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại có đáp án
-
53 lượt thi
-
17 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
17/07/2024Chọn các từ hoặc cụm từ dưới đây, điền vào chỗ trống (...) cho phù hợp để làm rõ khái niệm di sản văn hoá và mối quan hệ của Sử học với các di sản văn hoá.
- Sử học |
- bền vững |
- di sản văn hoá |
- bức tranh lịch sử |
- tinh thần, vật chất |
- kinh tế, xã hội |
- sự kiện, hiện tượng, nhân vật |
- xã hội loài người |
- trùng tu, tôn tạo, bảo tồn và phát huy |
- lịch sử, văn hoá, khoa học |
|
|
Di sản văn hoá là những sản phẩm ....................................... có giá trị.............................., ..................................., được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác ............................... nghiên cứu các .............................., trong lịch sử ................................., góp phần phục dựng lại .......................................... Kết quả nghiên cứu của .............................. khẳng định giá trị của các ............................., là cơ sở ..............................., ............................... các giá trị của di sản văn hoá, đảm bảo sự phát triển .................................. của mỗi quốc gia, dân tộc, góp phần đem lại những hiệu quả thiết thực cho sự phát triển ...........................
Di sản văn hoá là những sản phẩm (1) tinh thần, vật chất có giá trị (2) lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
(3) Sử học nghiên cứu các (4) sự kiện, hiện tượng, nhân vật, trong lịch sử (5) xã hội loài người góp phần phục dựng lại (6) bức tranh lịch sử.
Kết quả nghiên cứu của (7) Sử học khẳng định giá trị của các (8) di sản văn hoá, là cơ sở trùng tu, tôn tạo, bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hoá, đảm bảo sự phát triển (10 kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc, góp phần đem lại những hiệu quả thiết thực cho sự phát triển (11) bền vững
Câu 2:
18/07/2024Từ thông tin dưới đây, em hãy cho biết vì sao phải bảo tồn di tích lịch sử, văn hoá. Hãy nêu một số biện pháp cụ thể để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá và di tích lịch sử ở Việt Nam.
“Được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá thế giới từ năm 1993 nhưng quần thể di tích Cố đô Huế thường xuyên phải đối mặt với nạn xâm hại. Ngày 21 - 11 - 2017, lăng mộ của bà Trần Thị Nga - mẹ vua Dục Đức bị kẻ gian đập phá, đào bới, khiến nhiều người đau lòng. Đáng buồn hơn, trước đó, nhiều di tích, hiện vật khác như lăng Khải Định, Trường Quốc Tử Giám, bia Quốc học, Cửu vị thần công, Phu Văn Lâu, Chùa Thiên Mụ,... cũng bị tàn phá nghiêm trọng, chủ yếu là do ý thức kém của người dân cũng như khách tham quan. Theo thông tin từ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, tổng mức đầu tư dự kiến cho dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế trong giai đoạn 2016 - 2020 lên đến 1274 tỉ đồng. Một số tiền lớn nhưng nếu xét từ mức độ xâm hại, phá hoại di tích đang diễn ra tại Huế hiện nay thì số tiền này vẫn chỉnhư"muối bỏ bể.
(Nguồn: https://nhandan.vn/binh-luan-phe-phan/nguy-co-bien-mat-nhieu-di-tich-lich-su-311448)
Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá là vì .....................................................................................................................
.....................................................................................................................
Một số biện pháp để bảo tồn các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên: .....................................................................................................................
.....................................................................................................................
- Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá là vì: hoạt động này có ý nghĩa to lớn trong việc bảo đảm sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc, góp phần đem lại những hiệu quả thiết thực cho sự phát triển kinh tế, xã hội.
- Một số biện pháp để bảo tồn các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên:
+ Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác quản lí nhà nước về di sản văn hoá; phân cấp quản lí, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp chính quyền và nhân dân trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản.
+ Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng để người dân hiểu sâu sắc và toàn diện hơn về di sản, tự hào và trân trọng các giá trị di sản.
+ Xử lí nghiêm theo pháp luật các trường hợp vi phạm về công tác bảo vệ và khai thác di sản.
+ Sử dụng và phát huy có hiệu quả nguồn lực xã hội hoá, xây dựng cộng đồng trách nhiệm, thu hút các thành phần kinh tế tham gia trong công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá.
+ Đưa dạy học di sản vào trường học thông qua nhiều hình thức như dạy học tại di sản, tham quan, trải nghiệm,... góp phần hình thành ý thức bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá của mỗi học sinh.
Câu 3:
21/07/2024Sử học có vai trò như thế nào với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hoá? Em hãy tìm hiểu mối liên hệ giữa một số ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hoá với Sử học và điền vào chỗ trống (...) dưới đây.
Sử học có vai trò .....................................................................................................................
Sử học cung cấp .....................................................................................................................
.....................................................................................................................
Các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hoá cung cấp .....................................................................................................................
.....................................................................................................................
- Sử học có vai trò quan trọng đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa.
- Sử học cung cấp: chất liệu cốt lõi, tri thức, ý tưởng và cảm hứng cho một số ngành nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa; góp phần thúc đẩy sự sáng tạo những sản phẩm có giá trị của công nghiệp văn hóa.
- Các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hoá cung cấp: những thông tin, tư liệu quý giá giúp sử học khôi phục bức tranh lịch sử xã hội một cách đầy đủ, chính xác và sinh động.
Câu 4:
17/07/2024Em hiểu như thế nào về làng nghề truyền thống? Hãy kể tên một số làng nghề truyền thống ở Việt Nam mà em biết.
- “Làng nghề truyền thống” là: một địa phương, một khu vực lãnh thổ mà tại đó đa số người dân kiếm sống bằng một ngành nghề đặc trưng được truyền từ đời này sang đời khác mang bản sắc văn hóa, dân tộc được nhiều người thừa nhận.
- Một số làng nghề truyền thống ở Việt Nam:
+ Làng gốm Bát Tràng (Hà Nội).
+ Làng cốm Vòng (Hà Nội).
+ Làng gốm Chu Đậu (Hải Dương).
+ Làng đá mĩ nghệ Non Nước (Đà Nẵng).
+…
Câu 5:
21/07/2024Lập bảng thống kê các di sản văn hoá Việt Nam theo các tiêu chí dưới đây.
STT |
Di sản văn hoá |
Ý nghĩa, giá trị văn hoá, lịch sử |
Giá trị được phát huy trong công nghiệp văn hoá |
1 |
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương |
................................................. ................................................. ................................................. ................................................. |
................................................. ................................................. ................................................. ................................................. |
2 |
Lễ hội Nghinh Ông |
................................................. ................................................. ................................................. |
................................................. ................................................. ................................................. |
3 |
Tổng số di sản được UNESCO ghi danh công nhận |
- Vật thể: ................................ ................................................. - Phi vật thể: ........................... ................................................. - Hỗn hợp: .............................. ................................................. |
................................................. ................................................. ................................................. ................................................. ................................................. ................................................. |
STT |
DSVH |
Ý nghĩa, giá trị văn hoá, lịch sử |
Giá trị được phát huy trong công nghiệp văn hoá |
1 |
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương |
- Là biểu tượng văn hóa – tín ngưỡng kết nối quá khứ và hiện tại. - Có tác dụng vun đắp tình cảm gia đình, làng xã và dân tộc, tạo nên truyền thống đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. |
- Cung cấp ý tưởng và cảm hứng sáng tác cho một số ngành nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa. |
2 |
Lễ hội Nghinh Ông |
- Là tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các tỉnh ven biển từ Quảng Bình trở vào phía Nam Việt Nam. - Thể hiện khát vọng về sự bình an, may mắn và phát đạt của ngư dân. |
- Cung cấp ý tưởng và cảm hứng sáng tác cho một số ngành nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa. |
3 |
Tổng số di sản được UNESCO ghi danh công nhận |
- Vật thể: 5 di sản - Phi vật thể: 14 di sản - Hỗn hợp: 1 di sản |
- Cung cấp ý tưởng và cảm hứng sáng tác cho một số ngành nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa. |
Câu 6:
17/07/2024Các hình dưới đây thuộc loại hình di sản văn hoá nào? Theo em, Sử học có mối quan hệ như thế nào đến việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử, di sản văn hoá?
- Phân loại các loại hình di sản văn hóa:
+ Vạn lí trường thành (hình 4.1), Thánh địa Mỹ Sơn (hình 4.2) và Quảng Trường La Mã (hình 4.4) thuộc loại hình di sản văn hóa vật thể.
+ Lễ hội chùa Hương (hình 4.3) thuộc loại hình di sản văn hóa phi vật thể.
- Mối quan hệ của Sử học với việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử, di sản văn hoá:
+ Sử học nghiên cứu, phục dựng lại bức tranh hiện thực lịch sử, xác định giá trị lịch sử văn hóa, khoa học cần được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
+ Kết quả nghiên cứu của sử học khẳng định giá trị của các di sản văn hóa, là cơ sở để bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị của di sản.
Câu 7:
21/07/2024Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.
Sử học có mối quan hệ như thế nào với di sản văn hoá?
Đáp án đúng là: B
Câu 8:
01/11/2024Việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích, di sản là nhiệm vụ của
Đáp án đúng là: C
- Việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích, di sản là nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước; tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội, cơ quan văn hoá; thông tin đại chúng và cá nhân.
+ Bảo tồn di sản là bảo tồn bản sắc dân tộc: Di sản văn hóa và thiên nhiên không chỉ là tài sản chung của quốc gia mà còn là biểu tượng của bản sắc, truyền thống và giá trị lịch sử. Việc bảo vệ và phát huy những giá trị này là trách nhiệm chung của cả xã hội để giữ gìn cho thế hệ tương lai.
+ Sự cần thiết của nguồn lực đa dạng: Việc bảo tồn di sản đòi hỏi nguồn lực lớn, bao gồm tài chính, chuyên môn và nhân lực. Nếu chỉ có Nhà nước tham gia, quá trình này sẽ gặp khó khăn trong việc đảm bảo tính toàn diện và hiệu quả. Khi có sự góp sức của các tổ chức và cá nhân, các nguồn lực sẽ được huy động hiệu quả hơn.
+ Giá trị kinh tế và phát triển bền vững: Di sản văn hóa và thiên nhiên là những nguồn tài nguyên quan trọng để phát triển du lịch văn hóa, thu hút khách du lịch và đóng góp cho nền kinh tế. Các tổ chức kinh tế tham gia vào việc bảo tồn di sản không chỉ là trách nhiệm xã hội mà còn mang lại lợi ích kinh tế lâu dài thông qua việc khai thác giá trị văn hóa một cách bền vững.
+ Tăng cường ý thức cộng đồng: Sự tham gia của từng cá nhân vào việc bảo vệ di sản sẽ giúp nâng cao ý thức cộng đồng về việc giữ gìn và trân trọng di sản. Khi mỗi người đều nhận thức được tầm quan trọng của di sản và có ý thức bảo vệ, các giá trị này sẽ được duy trì và phát huy một cách bền vững.
+ Vai trò của truyền thông và giáo dục: Các cơ quan truyền thông và tổ chức văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc lan tỏa giá trị của di sản và giáo dục cộng đồng. Thông qua các hoạt động tuyên truyền, truyền thông có thể giúp mọi người hiểu rõ ý nghĩa của việc bảo tồn, từ đó khuyến khích sự tham gia của cộng đồng và các tổ chức.
Vì vậy, bảo tồn và phát huy giá trị của di tích, di sản là trách nhiệm chung, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan Nhà nước, tổ chức và toàn thể cộng đồng để đảm bảo tính toàn diện, hiệu quả và bền vững.
→ C đúng.A,B,D sai.
* Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên
- Di sản văn hóa và di sản thiên nhiên là một bộ phận của lịch sử, được lưu giữ trong hiện tạo. Sử học và di sản văn hóa, di sản thiên nhiên có mối quan hệ gắn bó, mật thiết:
+ Thứ nhất, các loại hình di sản văn hoá (vật thể, phi vật thể, hỗn hợp,...) đều đóng vai trò là nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt đối với nghiên cứu lịch sử. Việc bảo tồn di sản theo dạng thức vốn có là cơ sở để nhà sử học có thể miêu tả, trình bày lịch sử quá khứ một cách chính xác.
+ Thứ hai, Sử học nghiên cứu về lịch sử hình thành, phát triển của di sản văn hoá, di sản thiên nhiên, xác định vị trí, vai trò và ý nghĩa của di sản đối với cộng đồng
+ Thứ ba, Sử học cung cấp những thông tin có giá trị và tin cậy (về đặc điểm, loại hinh, cấu trúc, địa bàn dân cư, tác động - ảnh hưởng,...) liên quan đến di sản văn hoá, di sản thiên nhiên, làm cơ sở cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản.
+ Thứ tư, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì kí ức và bản sắc cộng đồng, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững, giáo dục thể hệ trẻ, bảo vệ sự đa dạng văn hoá và đa dạng sinh học trên toàn cầu.
+ Thứ năm, sử học xác định giá trị của các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên cần bảo tồn, đề xuất những hình thức, phương pháp bảo tồn bền vững, hiệu quả. Ngược lại, công tác bảo tồn giúp giữ gìn được những giá trị lịch sử của di sản cho cộng đồng và nhân loại.
Xem thêm các bài viết liênn quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành hiện đại
Giải sách bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại - Cánh diều
Câu 9:
23/07/2024Di sản văn hoá Việt Nam được sử dụng không nhằm mục đích nào dưới đây?
Đáp án đúng là: D
Câu 10:
18/07/2024Sử học có vai trò như thế nào với việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá?
Đáp án đúng là: D
Câu 11:
20/07/2024Di sản văn hoá là những sản phẩm tinh thần, vật chất, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, có giá trị
Đáp án đúng là: A
Câu 12:
19/09/2024Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá là hoạt động
Đáp án đúng là: C
- Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá là hoạt động lưu giữ, bảo vệ và lan toả các giá trị của di sản.
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá là hoạt động giữ gìn và phát triển các di sản vật thể và phi vật thể, đảm bảo chúng được bảo vệ và truyền lại cho các thế hệ sau. Bảo tồn bao gồm trùng tu, bảo quản di tích, tư liệu hóa các di sản phi vật thể; còn phát huy là việc tổ chức các sự kiện, giáo dục về giá trị di sản và kết hợp với du lịch để tạo động lực phát triển kinh tế, gắn liền với giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
* Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên
- Di sản văn hóa và di sản thiên nhiên là một bộ phận của lịch sử, được lưu giữ trong hiện tạo. Sử học và di sản văn hóa, di sản thiên nhiên có mối quan hệ gắn bó, mật thiết:
+ Thứ nhất, các loại hình di sản văn hoá (vật thể, phi vật thể, hỗn hợp,...) đều đóng vai trò là nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt đối với nghiên cứu lịch sử. Việc bảo tồn di sản theo dạng thức vốn có là cơ sở để nhà sử học có thể miêu tả, trình bày lịch sử quá khứ một cách chính xác.
+ Thứ hai, Sử học nghiên cứu về lịch sử hình thành, phát triển của di sản văn hoá, di sản thiên nhiên, xác định vị trí, vai trò và ý nghĩa của di sản đối với cộng đồng
+ Thứ ba, Sử học cung cấp những thông tin có giá trị và tin cậy (về đặc điểm, loại hinh, cấu trúc, địa bàn dân cư, tác động - ảnh hưởng,...) liên quan đến di sản văn hoá, di sản thiên nhiên, làm cơ sở cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản.
+ Thứ tư, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì kí ức và bản sắc cộng đồng, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững, giáo dục thể hệ trẻ, bảo vệ sự đa dạng văn hoá và đa dạng sinh học trên toàn cầu.
+ Thứ năm, sử học xác định giá trị của các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên cần bảo tồn, đề xuất những hình thức, phương pháp bảo tồn bền vững, hiệu quả. Ngược lại, công tác bảo tồn giúp giữ gìn được những giá trị lịch sử của di sản cho cộng đồng và nhân loại.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành hiện đại
Giải sách bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại - Cánh diều
Câu 13:
23/07/2024Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá không phải là hoạt động
Đáp án đúng là: A
Câu 14:
13/07/2024Các loại hình di sản văn hoá (vật thể, phi vật thể, hỗn hợp,...) đều có vai trò là
Đáp án đúng là: B
Câu 15:
19/07/2024Sử học có vai trò nào dưới đây đối với sự phát triển của một số ngành nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hoá?
Đáp án đúng là: D