Trang chủ Lớp 8 Địa lý Giải SBT Địa 8 Cánh diều Bài 2: Địa hình Việt Nam

Giải SBT Địa 8 Cánh diều Bài 2: Địa hình Việt Nam

Giải SBT Địa 8 Cánh diều Bài 2: Địa hình Việt Nam

  • 49 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

23/10/2024

Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm địa hình vùng đồi núi nước ta?

A. Chiếm khoảng 3/4 diện tích lãnh thổ đất liền.

B. Kéo dài liên tục về phía bắc và phía đông.

C. Chủ yếu là đồi núi thấp dưới 1 000 m.

D. Nối với vùng đồi núi của các nước láng giềng.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Chiếm khoảng 3/4 diện tích lãnh thổ đất liền,không đúng với đặc điểm địa hình vùng đồi núi nước ta.

- Đặc điểm địa hình vùng đồi núi nước ta:

+ Chiếm khoảng 3/4 diện tích lãnh thổ đất liền.

+ Chủ yếu là đồi núi thấp dưới 1 000 m.

+ Nối với vùng đồi núi của các nước láng giềng.

→ B đúng.A,C,D sai.

*  Đặc điểm chung của địa hình Địa hình đồi núi chiếm ưu thế

- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích đất liền, chủ yếu là đồi núi thấp dưới 1.000m.

- Địa hình đồi núi kéo dài từ bắc vào nam và nối tiếp với vùng đồi núi của các nước láng giềng tạo thành khối liên tục ở phía bắc và phía tây.

- Địa hình đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích đất liền, phân bố ở phía đông và phía nam.

- Các đồng bằng được hình thành do sự bồi đắp phù sa của sông và biển.

* Địa hình nước ta được nâng lên ở giai đoạn Tân kiến tạo và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau

- Lãnh thổ Việt Nam hình thành từ giai đoạn Cổ kiến tạo, sau đó bị tác động bởi hoạt động ngoại lực, tạo nên các bề mặt san bằng, thấp và thoải.

- Đến Tân kiến tạo, địa hình Việt Nam được nâng lên và phân thành nhiều bậc, từ cao xuống thấp có đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa.

- Trong các bậc địa hình chính lại chia thành các bậc nhỏ hơn, ví dụ: Trong bậc địa hình đồi núi có núi cao, núi thấp, sơn nguyên, cao nguyên, đồi, bán bình nguyên.

- Đồi và núi thấp (dưới 1.000 m) chiếm diện tích lớn nhất trong các bậc địa hình ở Việt Nam.

- Địa hình thấp dần từ đất liền ra biển, trùng với hướng tây bắc - đông nam của các dãy núi và các dòng sông lớn.

* Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa 

- Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn làm cho quá trình phong hoá xảy ra nhanh và mạnh, tạo nên lớp vỏ phong hoá dày, dễ thấm nước và vụn bở.

- Tính chất nhiệt đới ẩm ở các vùng núi đá vôi dẫn đến quá trình cac-xtơ diễn ra mạnh mẽ, tạo nên các hang động và dòng chảy ngầm.

- Các quá trình ngoại lực như xâm thực, xói mòn, rửa trôi, bồi tụ đã thay đổi bề mặt địa hình.

- Các hiện tượng sạt lở đất, đất trượt, đá lở, lũ quét thường xảy ra ở các vùng núi dốc, đặc biệt là những nơi mất lớp phủ thực vật, vào mùa mưa.

* Địa hình nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của con người

- Con người tác động vào địa hình để làm nơi sinh sống và sản xuất.

- Các tác động tích cực của con người góp phần bảo vệ địa hình và tăng hiệu quả sản xuất, tạo nên các môi trường nhân tạo mới, tạo cảnh quan đẹp và nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Tuy nhiên, con người cũng có những tác động tiêu cực làm thay đổi bề mặt địa hình và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

II. Đặc điểm các khu vực địa hình

1. Địa hình đồi núi

- Địa hình đồi núi ở Việt Nam được chia thành 4 khu vực là: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

- Khu vực Đông Bắc chủ yếu là núi thấp, có các cánh cung núi lớn và đá vôi đồ sộ ở Hà Giang, Cao Bằng. Địa hình nghiêng theo hướng tây bắc – đông nam.

- Khu vực Tây Bắc chủ yếu là núi cao, có dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất Việt Nam với đỉnh núi Phan-xi-păng. Có các dãy núi cao chạy dọc biên giới Việt-Lào và các cao nguyên như: Tả Phìn, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu.

- Khu vực Trường Sơn Bắc chủ yếu là núi trung bình và núi thấp, có khối núi đá vôi Kẻ Bàng và đỉnh núi Pu Xai Lai Leng.

- Khu vực Trường Sơn Nam có khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ được nâng cao đồ sộ với các đỉnh núi cao trên 2.000 m. Có các cao nguyên ba-dan xếp tầng với độ cao khác nhau.

2. Địa hình đồng bằng

- Địa hình đồng bằng phân bố ở phía đông và phía nam Việt Nam, bao gồm đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng ven biển miền Trung.

- Đồng bằng sông Hồng diện tích khoảng 15,000 km, bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Độ cao vùng trung tâm đồng bằng khoảng 2-4m. Có nhiều đồi núi sót, hệ thống đê sông chia cắt đồng bằng thành các ô trũng, và hệ thống đê biển ngăn nước mặn xâm nhập vào đồng bằng ven biển.

- Đồng bằng sông Cửu Long diện tích khoảng 40,000 km, bồi đắp chủ yếu bởi phù sa của sông Mê Công. Địa hình thấp và tương đối bằng phẳng với mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Có nhiều ô trũng lớn, đầm lầy, chịu ảnh hưởng thường xuyên của thuỷ triều.

- Các đồng bằng ven biển miền Trung có tổng diện tích khoảng 15,000 km, hình thành chủ yếu do bồi đắp phù sa của biển. Có nhiều cồn cát lớn và đa phần đồng bằng nhỏ, hẹp ngang, dốc và bị chia cắt bởi các dãy núi hướng tây – đông. Một số đồng bằng có diện tích đáng kể ở các vùng cửa sông lớn.

3. Địa hình bờ biển và thềm lục địa

- Địa hình bờ biển của nước ta đa dạng, bao gồm các hiện tượng bồi tụ, mài mòn và xói lở, tạo thành các bãi triều, vũng, vịnh, đầm, phá,...

- Thềm lục địa nước ta nông và mở rộng, đặc biệt ở Bắc Bộ và Nam Bộ, gây ra sự thay đổi địa hình bờ biển và tạo điều kiện cho việc mở rộng diện tích lãnh thổ đất liền.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 8 Bài 2: Địa hình Việt Nam

Giải Địa lí 8 Bài 1: Vị trí và phạm vị lãnh thổ Việt Nam


Câu 10:

12/07/2024

Quan sát các hình sau:

Quan sát các hình sau:   Kết hợp với kiến thức đã học, hãy nhận xét về địa hình bờ biển của nước ta. Giải thích sự hình thành của các dạng địa hình trên. (ảnh 1)

Kết hợp với kiến thức đã học, hãy nhận xét về địa hình bờ biển của nước ta. Giải thích sự hình thành của các dạng địa hình trên.

Xem đáp án

- Nhận xét: Địa hình bờ biển nước ta rất đa dạng, bao gồm bờ biển bồi tụ, mài mòn, xói lở,...

- Nguyên nhân: Do tác động của quá trình ngoại lực, vận chuyển phù sa sông, phù sa biển để bồi tụ thành các đồng bằng ven biển; sóng biển đã mài mòn, làm xói lở bờ biển, tạo thành các vũng, vịnh.


Bắt đầu thi ngay