Trang chủ Lớp 8 Địa lý Giải SBT Địa 8 Cánh diều Bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam

Giải SBT Địa 8 Cánh diều Bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam

Giải SBT Địa 8 Cánh diều Bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam

  • 59 lượt thi

  • 11 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

14/07/2024

Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của vị trí địa lí nước ta?

A. Nằm trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc.

B. Nằm trong khu vực có nhiều thiên tai.

C. Kéo dài từ xích đạo đến chí tuyến Nam.

D. Nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa châu Á.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

- Đặc điểm của vị trí địa lí nước ta:

+ Nằm trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc.

+ Nằm trong khu vực có nhiều thiên tai.

+ Nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa châu Á.


Câu 9:

22/07/2024

Nối ý ở cột A với ý ở cột B sao cho đúng.

Nối ý ở cột A với ý ở cột B sao cho đúng. (ảnh 1)
Xem đáp án

Ghép các thông tin theo thứ tự sau:

1 - C; 2 - A;           3 - B;          4 - D.


Câu 10:

16/10/2024

Đặt các cụm từ cho sẵn dưới đây vào sơ đồ theo mẫu để thể hiện các bộ phận của lãnh thổ Việt Nam: A. Lãnh thổ Việt Nam; B. Vùng trời; C. Vùng đất; D. Vùng biển; E. Có diện tích khoảng trên 331 nghìn km2; G. Có diện tích khoảng 1 triệu km; H. Không gian trên đất liền, mở rộng đến hết ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian trên các đảo, quần đảo.

Đặt các cụm từ cho sẵn dưới đây vào sơ đồ theo mẫu để thể hiện các bộ phận của lãnh thổ Việt Nam: A. Lãnh thổ Việt Nam; B. Vùng trời; C. Vùng đất; D. Vùng biển; E. Có diện tích khoảng trên 331 nghìn km2; G. Có diện tích khoảng 1 triệu km; H. Không gian trên đất liền, mở rộng đến hết ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian trên các đảo, quần đảo. (ảnh 1)
Xem đáp án

* Trả lời:

Điền các thông tin theo thứ tự sau:

(1) Lãnh thổ Việt Nam

(2) Vùng đất

(3) Vùng biển

(4) Vùng trời

(5) Có diện tích khoảng trên 331 nghìn km2

(6) Có diện tích khoảng 1 triệu km2

(7) Không gian trên đất liền, mở rộng đến hết ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian trên các đảo, quần đảo

* Mở rộng:

Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam

1. Đặc điểm vị trí địa lí

- Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương và ở gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

- Nước ta vừa gắn với lục địa Á-Âu, vừa tiếp giáp với Biển Đông và thông ra Thái Bình Dương.

- Phần lãnh thổ đất liền kéo dài từ vĩ độ 8°34′B đến vĩ độ 23°23'B và từ kinh độ 109°28′Đ đến kinh độ 109°28′Đ. Vùng biển kéo dài tới khoảng vĩ độ 6°50′B và từ khoảng kinh độ 101°Đ đến khoảng kinh độ 117°20’Đ trên Biển Đông.

- Vị trí địa lý của Việt Nam có các đặc điểm nổi bật bao gồm: nằm trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc, trong khu vực hoạt động của gió mùa châu Á; trên đường di lưu và di cư của nhiều loài sinh vật trên đất liền và trên biển; ở nơi giao nhau của hai vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải; chịu ảnh hưởng mạnh của biến đổi khí hậu và có nhiều thiên tai.

2. Phạm vi lãnh thổ

- Lãnh thổ Việt Nam bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.

- Vùng đất bao gồm đất liền, các đảo và quần đảo với tổng diện tích đất của các đơn vị hành chính là 331 344 km.

- Đường biên giới trên đất liền của Việt Nam tiếp giáp với ba quốc gia là Trung Quốc, Lào và Campuchia, chiều dài gần 5 000 km.

- Đường bờ biển của Việt Nam có chiều dài 3 260 km, kéo dài từ Quảng Ninh đến Kiên Giang, hình chữ S.

- Vùng biển của Việt Nam thuộc Biển Đông có diện tích khoảng 1 triệu km và có hàng nghìn đảo, quần đảo trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa.

- Vùng trời rộng lớn bao trùm lên trên lãnh thổ, bao gồm không gian trên đất liền, mở rộng đến hết ranh giới ngoài của lãnh hải và không gian trên các đảo, quần đảo.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 8 Bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam

Giải Địa lí 8 Bài 1: Vị trí và phạm vị lãnh thổ Việt Nam

 
 

Câu 11:

16/07/2024

Cho bảng số liệu sau, hãy nhận xét sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam của nước ta và giải thích.

Cho bảng số liệu sau, hãy nhận xét sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam của nước ta và giải thích. (ảnh 1)
Xem đáp án

- Nhận xét: Nhiệt độ trung bình năm của nước ta tăng dần từ bắc vào nam.

- Nguyên nhân: Càng về phía nam càng gần xích đạo, ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc cũng giảm dần, vì vậy ở phía nam nước ta có nhiệt độ trung bình năm cao hơn phía bắc.


Bắt đầu thi ngay