ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
Thiên nhiên phân hóa đa dạng
-
1847 lượt thi
-
19 câu hỏi
-
20 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
22/07/2024Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) đặc trưng cho khí hậu
Thiên nhiên lãnh thổ phía Bắc đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2:
22/07/2024Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu cho phần lãnh thổ phía Nam nước ta là đới rừng:
Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu cho lãnh thổ phía Nam là đới rừng cận xích đạo gió mùa.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3:
02/12/2024Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu của phần lãnh thổ phía Nam nước ta (từ 160B trở vào)?
Đáp án đúng là : B
- Về mùa khô có mưa phùn,không đúng với khí hậu của phần lãnh thổ phía Nam nước ta (từ 160B trở vào)
Mưa phùn là dạng thời tiết đặc trưng vào cuối đông ở miền Bắc nước ta, miền Nam không có dạng thời tiết mưa phùn.
- Các đáp án còn lại là đặc điểm của khí hậu của phần lãnh thổ phía Nam nước ta.
→ B đúng.A,C,D sai.
* Phần lãnh thổ phía Nam
- Vị trí: Từ dãy Bạch Mã trở vào.
- Thiên nhiên: Thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa.
- Khí hậu: Nền nhiệt thiên về khí hậu xích đạo, quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 250C và không có tháng nào dưới 200C.
- Cảnh quan: Đới rừng cận xích đạo gió mùa.
- Sinh Vật: Thành phần thực vật, động vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới từ phương nam (Mã Lai - Inđônêxia) đi lên hoặc từ phía tây (Ấn Độ - Mianma) di cư sang. Trong rừng xuất hiện nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô. Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn vùng nhiệt đới và xích đạo (voi, hổ, báo,...). Vùng đầm lầy có trăn, rắn, cá sấu,…
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Câu 4:
22/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết miền khí hậu phía Bắc có những vùng khí hậu nào sau đây?
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang :
B1. Quan sát kí hiệu các vùng khí hậu và phân biệt được ranh giới hai miền khí hậu Bắc – Nam.
B2. Đọc tên các vùng khí hậu thuộc miền khí hậu phía Bắc:
Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, Trung và Nam Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5:
22/07/2024“Thiên nhiên nước ta được phân làm 3 dải rõ rệt: vùng biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi”, đây là biểu hiện của sự phân hóa thiên nhiên theo:
Sự phân hóa đai địa hình: vùng biển - thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi là biểu hiện của sự phân hóa theo: Đông – Tây.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6:
19/07/2024Vùng biển miền Trung không phải là nơi có
- Vùng biển miền Trung có đường bờ biển dài, thềm lục địa thu hẹp, phổ biến các cồn cát, đầm phá…=>Loại đáp án A, B, D.
- Nhiều bãi triều thấp phẳng là đặc điểm của vùng ven biển đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.
=>Đặc điểm: nhiều bãi triều thấp phẳng không đúng với đồng bằng ven biển miền Trung
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7:
20/07/2024Ở miền Bắc, đai nhiệt đới gió mùa có độ cao trung bình dưới (m):
Ở miền Bắc, đai nhiệt đới gió mùa có độ cao trung bình dưới 600 – 700 m.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8:
22/07/2024Đất vùng đồi núi thấp của đai nhiệt đới gió mùa chủ yếu là nhóm đất
Đất vùng đồi núi thấp của đai nhiệt đới gió mùa chiểm 60% diện tích, chủ yếu đất feralít.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9:
23/07/2024Đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở vùng núi
Đai ôn đới gió mùa trên núi phân bố ở độ cao trên 2600 m, chỉ có ở Hoàng Liên Sơn =>vùng núi thuộc Tây Bắc
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10:
20/07/2024Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác với Tây Bắc ở điểm:
- Vùng núi Đông Bắc là nơi đầu tiên và trực tiếp đón gió mùa Đông Bắc ở nước ta =>có mùa đông lạnh và đến sớm hơn các vùng núi thấp
- Tây Bắc nhờ bức chắn của dãy Hoàng Liên Sơn nên mùa đông ấm hơn.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11:
22/07/2024Sự hình thành ba đai cao trước hết là do sự thay đổi theo độ cao của:
Càng lên cao, nhiệt độ và độ ẩm không khí càng thay đổi =>sự thay đổi về khí hậu theo đai cao =>khí hậu thay đổi kéo theo sự biến đổi của các thành phần tự nhiên khác (sinh vật, đất..).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12:
19/07/2024Càng về phía Nam thì:
- Càng về phía Nam càng gần xích đạo nên nhận được lượng nhiệt càng lớn =>nhiệt độ càng tăng. =>A đúng.
- Miền Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ cao ổn định quanh năm =>biên độ nhiệt năm nhỏ. Miền Bắc ảnh hưởng của gió mùa ĐB hạ thấp nền nhiệt =>biên độ nhiệt năm cao
=>Càng vào Nam biên độ nhiệt càng nhỏ, nhiệt độ trung bình tháng lạnh càng tăng.
=>đáp án B và C sai
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13:
23/07/2024Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây ở vùng đồi núi nước ta chủ yếu do tác động của
Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây ở vùng đồi núi nước ta chủ yếu do tác động của gió mùa kết hợp với hướng của các dãy núi:
- Đông Bắc với các cánh cung mở rộng về phía Bắc đón gió Đông Bắc =>mùa đông lanh giá, kéo dài.
- Tây Bắc nhờ có dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ, hướng Tây Bắc - Đông Nam ngăn cản ảnh hưởng của gió Đông Bắc sang phía Tây =>mùa đông đỡ lạnh hơn.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 14:
20/07/2024Biên độ nhiệt năm ở phía Bắc cao hơn ở phía Nam, vì phía Bắc:
- Miền Bắc đón gió ĐB làm nền nhiệt mùa đông hạ thấp, lạnh giá =>biên độ nhiệt năm lớn.
- Miền Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ cao ổn định quanh năm =>biên độ nhiệt năm nhỏ.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 15:
22/07/2024Miền Bắc ở độ cao trên 600 m, còn miền Nam phải 1000 m mới có khí hậu á nhiệt. Lí do chính là vì:
Miền Nam có nền nhiệt trung bình cao hơn miền Bắc =>phạm vi đai nhiệt đới gió mùa được mở rộng lên đến độ cao 900m (miền Bắc là 600 – 700m).
=>Miền Nam phải lên đến độ cao 1000 m mới bắt đầu xuất hiện đai khí hậu á nhiệt đới.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 16:
21/07/2024So với Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh có
TP. Hồ Chí Minh thuộc lãnh thổ phía Nam, có khí hậu nhiệt đới ẩm mang tính cận xích đạo, nóng quanh năm, biên độ nhiệt năm nhỏ
=>biên độ nhiệt năm nhỏ hơn so với Hà Nội
Đáp án cần chọn là: C
Câu 17:
22/07/2024Mùa mưa miền Trung đến muộn hơn so với cả nước do tác động của
Nước ta có mùa mưa vào khoảng tháng 5 đến tháng 10. Tuy nhiên đầu mùa hạ (tháng 5 - 7) miền Trung chịu tác động của hiệu ứng phơn Tây Nam khô nóng làm cho khu vực Bắc Trung Bộ có nắng nóng kéo dài, ít mưa, mùa mưa chậm hơn so với lãnh thổ phía Bắc.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 18:
22/07/2024Sự phân hoá khí hậu theo độ cao đã tạo khả năng cho vùng nào ở nước ta trồng được nhiều loại cây từ nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới
Trung du và miền núi Bắc Bộ là khu vực có địa hình cao nhất cả nước (vùng núi Tây Bắc) =>sự phân hóa đai cao rõ rệt nhất, là khu vực duy nhất ở nước ta có đầy đủ 3 đai cao.
=>có khả năng canh tác cây trồng của cả vùng nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 19:
22/07/2024Sự khác nhau về mùa khô và mưa ở Tây Nguyên (sườn Tây Trường Sơn) và sườn Đông của Trường Sơn vào mùa hạ là do tác động của hướng dãy núi Trường Sơn đối với các luồng gió:
- Đầu mùa hạ, gió từ khối khí nhiệt đới Bắc Ấn Độ Dương thổi vào nước ta theo hướng tây nam gây mưa cho Tây Nguyên và Nam Bộ, hiệu ứng phơn khô nóng cho sườn Đông dãy Trường Sơn.
- Giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam (xuất phát từ áp cận chí tuyến Bán cầu Nam) vượt qua vùng biển xích đạo gây mưa lớn và kéo dài cho Tây Nguyên và Nam Bộ, mưa vào thu đông (đặc biệt tháng 9) cho sườn Đông dãy Trường Sơn (Trung Bộ).
Đáp án cần chọn là: B
Bài thi liên quan
-
Bài tập phân tích số liệu địa lí 1
-
89 câu hỏi
-
90 phút
-
-
Bài tập phân tích số liệu địa lí 2
-
46 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
-
25 câu hỏi
-
30 phút
-
-
Đất nước nhiều đồi núi
-
24 câu hỏi
-
30 phút
-
-
Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
-
26 câu hỏi
-
30 phút
-
-
Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
-
33 câu hỏi
-
35 phút
-
Có thể bạn quan tâm
- ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN (1846 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ (2004 lượt thi)
- ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ (1598 lượt thi)
- ĐỊA LÍ DÂN CƯ (644 lượt thi)