Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Sinh học Đề minh họa THPT Quốc gia môn Sinh năm 2023 có đáp án

Đề minh họa THPT Quốc gia môn Sinh năm 2023 có đáp án

Đề minh họa THPT Quốc gia môn Sinh năm 2023 có đáp án

  • 558 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

22/07/2024

Trên một NST thường, khoảng cách giữa hai gen A và B là 34 cM. Theo lí thuyết, tần số hoán vị giữa hai gen này là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Đơn vị đo khoảng cách được tính bằng 1% tần số hoán vị gen, 34% HVG = 34Cm.


Câu 2:

22/07/2024

Ở người, bệnh hoặc hội chứng bệnh nào sau đây thuộc dạng thể một?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

A – Đúng. Hội chứng Tớcnơ mang NST giới tính OX.

B – Sai. Bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên X không có trên Y.

C – Sai. Bệnh phêninkêtôniệu do đột biến gen lặn gây ra rối loạn chuyển hóa phêninalanin thành tizonzin.

D – Sai. Hội chứng Đao mang 3 NST số 21.


Câu 3:

21/07/2024

Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN.


Câu 4:

22/07/2024

Trong quần thể người, gen quy định nhóm máu A, B, AB và O có 3 alen là IA, IB, IO, Tần số alen IA là 0,3: tần số alen IB là 0,5. Theo lí thuyết, tần số alen IO

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A.

Quần thể cân bằng về hệ nhóm máu ABO có cấu trúc:

(IA + IB + IO) = 1 → IO = (1 – (0,3+0,5)) = 0,2.


Câu 5:

20/07/2024

Nhóm thực vật nào sau đây xảy ra quá trình hô hấp sáng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ oxi và giải phóng CO2 ngoài sáng, xảy ra đồng thời với quang hợp. Quá trình này chỉ xảy ra ở nhóm thực vật C3 khi cường độ ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao.


Câu 6:

23/07/2024

Trong nông nghiệp, sử dụng thiên địch để phòng trừ các sinh vật gây hại là ứng dụng của hiện tượng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Trong nông nghiệp, sử dụng các thiên địch để phòng trừ sinh vật gây hại hay dịch bệnh là ứng dụng của hiện tượng khống chế sinh học. Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định do quan hê hỗ trợ hoặc đối kháng giữa cá loài trong quần xã.


Câu 7:

13/09/2024

Phát biểu nào sau đây đúng về chu trình cacbon?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Giải thích: A sai vì phần lớn cacbon được tuần hoàn trong chu trình một lượng nhỏ lắng đọng lại dưới các lớp đất đá tạo thành than đá, dầu,...

B  sai vì tảo, vi khuẩn có màu cũng có khả năng sử dụng CO2.

C sai vì carbon trở lại môi trường vô cơ qua con đường hô hấp của động vật.

*Tìm hiểu thêm: "Chu trình Cacbon"

- Cacbon là nguyên tố cần thiết cho mọi sinh vật sống, là thành phần cấu tạo của các chất sống.

- Chu trình cacbon:

+ Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbon điôxit CO2: Thực vật hấp thụ CO2 qua quá trình quang hợp để tạo ra chất hữu cơ → Động vật ăn cỏ sử dụng thực vật làm thức ăn rồi lại chuyển các hợp chất chứa cacbon cho động vật ăn thịt → Cacbon trả lại môi trường qua các con đường như hô hấp của thực vật, động vật, vi sinh vật; sự phân giải của vi sinh vật và sự đốt cháy nhiên liệu trong công nghiệp.

+ Một phần cacbon không trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn mà lắng đọng trong môi trường đất, môi trường nước như: than đá, dầu hoả,…

- Hiện nay, do các hoạt động của con người, cùng với việc chặt phá rừng đã làm cho nồng độ CO2 trong khí quyển tăng lên. Đó là một trong những nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính làm cho Trái Đất nóng lên và gây thêm nhiều thiên tai.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển

 


Câu 8:

22/07/2024

Trong phép lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau, ưu thế lai thường biểu hiện cao nhất ở thế hệ

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Ưu thế lai là thuật ngữ chỉ về hiện tượng cơ thể lai xuất hiện những phẩm chất ưu tú, vượt trội so với bố mẹ chẳng hạn như có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu bệnh tật tốt, năng suất cao, thích nghi tốt. Ưu thế lai thường được biểu hiện cao nhất ở đời đầu rồi sau đó giảm dần do ở các thế hệ sau mức độ dị hợp giảm dần → Thế hệ F1.


Câu 9:

23/07/2024

Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng, gen trên vùng không tương đồng của NST giới tính X. Cơ thể mang kiểu gen XaXa có kiểu hình là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A.

Ở ruồi giấm, con đực XY, con cái XX.

Alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với a quy định mắt trắng.

→ XaXa là ruồi giấm cái mắt trắng.


Câu 10:

20/07/2024

Các bước trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp gồm

(1) Cắt thể truyền và gen cần chuyển.

(2) Tách thể truyền và ADN mang gen cần chuyển.

(3) Nối gen cần chuyển với thể truyền tạo ADN tái tổ hợp.

Trình tự các bước thực hiện đúng là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Các bước trong kĩ thuật tạo DNA tái tổ hợp: Tách thể truyền và DNA mang gen cần chuyển → Cắt thể truyền và gen cần chuyển → Nối gen cần chuyển với thể truyền tạo DNA tái tổ hợp.


Câu 11:

22/07/2024

Nếu mạch làm khuôn của gen chứa bộ ba 3'ATG5' thì bộ ba tương ứng trên phân tử mARN được phiên mã từ gen này là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Nếu mạch làm khuôn của gen chứa bộ ba 3'ATG5' thì bộ ba tương ứng trên phân tử mARN được phiên mã từ gen này là 5’UAX3’.


Câu 13:

22/07/2024

Thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Gen không tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã.


Câu 14:

15/07/2024

Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là giới hạn sinh thái.


Câu 15:

22/07/2024

Theo mô hình của F. Jacôp và J. Mônô, thành phần nào sau đây không nằm trong cấu trúc của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Cấu trúc opêron Lac ở E.coli bao gồm: O (Operator), P (Promoter) và các gen Z, Y, A.

→ Gen điều hòa R không nằm trong cấu trúc của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli.


Câu 16:

22/07/2024

Bằng chứng tiến hoá nào sau đây là bằng chứng giải phẫu so sánh?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

A - Sai. Đây là bằng chứng sinh học tế bào.

B - Đúng. Đây cơ quan tương đồng – bằng chứng giải phẫu so sánh.

C - Sai. Đây là bằng chứng sinh học phân tử.

D - Sai. Đây là bằng chứng sinh học phân tử.


Câu 17:

22/07/2024

Cá thể của hai loài thân thuộc có thể giao phối với nhau tạo ra con lai không có sức sống, phương thức này thuộc cơ chế cách li

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Cá thể của hai loài thân thuộc có thể giao phối với nhau tạo ra con lai không có sức sống, phương thức này thuộc cơ chế cách li sau hợp tử. Do cách li sau hợp tử là những  trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ.


Câu 18:

22/07/2024

Số lượng cá thể lớn nhất mà quần thể có thể đạt được phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường được gọi là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Kích thước tối đa là số lượng cá thể lớn nhất mà quần thể đạt được phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.


Câu 19:

22/07/2024

Ở sinh vật nhân thực, NST được cấu tạo bởi hai thành phần chủ yếu là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ở sinh vật nhân thực, NST được cấu tạo bởi hai thành phần chủ yếu là ADN và prôtêin histôn.


Câu 20:

06/08/2024

Trong quá trình tiến hoá của sự sống trên Trái Đất, giai đoạn đầu tiên là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Trong quá trình tiến hoá của sự sống trên Trái Đất, giai đoạn đầu tiên là A. tiến hoá hoá học.  B. tiến hoá tiền sinh học.  (ảnh 1)

Trong quá trình tiến hóa của sự sống trên Trái Đất, giai đoạn đầu tiên là tiến hóa hóa học.

Các giai đoạn tiến hóa sự sống của trái đất theo thứ tự là: Tiến hóa hóa học - Tiến hóa tiền sinh học - Tiến hóa sinh học.

→ A đúng.B,C,D sai

* Quá trình tiến hóa hóa học

- Tiến hóa hóa học là giai đoạn tiến hóa hình thành nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ: Trong khí quyển nguyên thủy của Trái Đất (chứa nước, khí cacbônic, khí amôniac, rất ít khí nitơ, không có khí ôxi,…), với nguồn năng lượng là các tia chớp, núi lửa, tia tử ngoại,… từ các chất vô cơ hình thành nên các chất hữu cơ đơn giản (axit amin, nuclêôtit, đường đơn, axit béo,…) → hình thành các đại phân tử hữu cơ → hình thành nên các đại phân tử có khả năng tự nhân đôi (ADN, ARN).

Thí nghiệm chứng minh tiến hóa hóa học

a. Quá trình hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ

- Theo Oparin và Haldane, hợp chất hữu cơ đơn giản đầu tiên trên Trái Đất có thể được xuất hiện bằng con đường hóa tổng hợp từ các chất vô cơ nhờ nguồn năng lượng là sấm sét, tia tử ngoại, núi lửa,…

- Milơ và Urây đã làm thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết của Oparin và Haldane:

+ Tạo ra môi trường có thành phần hóa học giống khí quyển của trái đất nguyên thủy trong bình thủy tinh.

+ Hỗn hợp khí CH4, NH3, H2 và hơi nước được đặt trong điều kiện phóng điện liên tục suốt 1 tuần.

+ Kết quả các ông đã thu được 1 số chất hữu cơ đơn giản trong đó có các axit amin.

b. Quá trình trùng phân tạo nên các đại phân tử hữu cơ

- Nhiều thực nghiệm đã chứng minh các chất hữu cơ đơn giản hòa tan trong các đại dương nguyên thủy, trên nền đáy bùn sét của đại dương, chúng có thể được cô đọng lại và hình thành các chất trùng hợp như prôtêin và axit nuclêic.

+ Thí nghiệm của Fox và các cộng sự (1950): Đun nóng hỗn hợp các axit amin khô ở nhiệt độ 150 – 180oC và đã tạo ra được các chuỗi peptit ngắn được gọi là prôtêin nhiệt.

+ Các nhà khoa học cho rằng các axit nuclêic cũng được hình thành từ các đơn phân là các nuclêôtit theo con đường trùng phân và vật chất di truyền đầu tiên có lẽ là ARN mà không phải là ADN do ARN có thể nhân đôi mà không cần enzim: Từ các nuclêôtit trùng phân → các ARN khác nhau → Chọn lọc tự nhiện đã chọn lọc các ARN có khả năng nhân đôi và hoạt tính enzim tốt để làm vật chất di truyền → Từ ARN tổng hợp nên → Do ADN bền vững hơn, khả năng phiên mã chính xác hơn nên ADN trở thành cấu trúc lưu trữ và bảo quản thông tin di truyền, còn ARN làm nhiệm vụ dịch mã.

- Các nhà khoa học cho rằng cơ chế dịch mã cũng có thể được hình thành như sau: Các axit amin liên kết yếu với các nuclêôtit trên ARN, ARN như khuôn mẫu để các axit amin bám vào và liên kết với nhau tạo chuỗi pôlipeptit ngắn → Nếu chuỗi pôlipeptit ngắn này có đặc tính của enzim xúc tác cho quá trình phiên mã và dịch mã thì sự tiến hoá sẽ xảy ra nhanh hơn → Chọn lọc tự nhiên chọn lọc ra phức hợp các phân tử hữu cơ có thể phối hợp với nhau để tạo nên các cơ chế nhân đôi và dịch mã.

Xem các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 32: Nguồn gốc sự sống

Mục lục Giải Sinh học 12 Bài 32: Nguồn gốc sự sống


Câu 21:

22/07/2024

Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây tạo ra F1 có một loại kiểu gen?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Phép lai P

Số loại kiểu gen ở F1

Aa × aa

2 (Aa và aa)

Aa × Aa

3 (AA; Aa và aa)

AA × Aa

2 (AA và Aa)

aa × aa

1 (aa)


Câu 22:

22/07/2024

Trong ống tiêu hóa của chó, quá trình tiêu hóa hóa học diễn ra chủ yếu ở

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Quá trình tiêu hóa hóa học của các loài thú chủ yếu diễn ra ở ruột non.


Câu 23:

15/09/2024

Phát biểu nào sau đây về tuần hoàn máu ở người bình thường là sai?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Giải thích: Vận tốc máu trong hệ mạch liên quan chủ yếu đến tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch.

B – Sai. Vận tốc máu trong động mạch nhanh hơn trong mao mạch.

Phát biểu nào sau đây về tuần hoàn máu ở người bình thường là sai?  A. Tổng tiết diện mao mạch lớn hơn tổng tiết diện động mạch.   (ảnh 1)
*Tìm hiểu thêm: "Các dạng của hệ tuần hoàn"

Hệ tuần hoàn hở:

  • Có ở đa số động vật thuộc ngành chân khớp và một số loài thân mềm 
  • Tim bơm máu vào động mạch với áp lực thấp, máu chảy vào xoang cơ thể trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu - dịch mô, gọi chung là máu.
  • Máu trao đổi chất trực tiếp với tế bào cơ thể, sau đó trở về tim theo các ống góp.
  • Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp nên tốc độ máu chảy chậm, tim thu hồi máu chậm.

Hệ tuần hoàn kín:

  • Có ở giun đốt, một số thân mềm và động vật có xương sống 
  • Tim bơm máu vào động mạch với áp lực mạnh, máu chảy liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và về tim
  • Máu trao đổi chất với tế bào thông qua dịch mô
  • Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình nên tốc độ máu chảy nhanh, tim thu hồi máu nhanh
  • Hệ thừa hoàn kín gồm: hệ tuần hoàn đơn (cá xương, cá sụn) hoặc hệ tuần hoàn kép (lưỡng cư, bò sát, chim và thú).

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 10: Tuần hoàn ở động vật

Giải Sinh học 11 Bài 10: Tuần hoàn ở động vật

 


Câu 24:

22/07/2024

Phát biểu nào sau đây đúng về quang hợp ở thực vật?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

A - Sai. Pha tối không trực tiếp cần ánh sáng nhưng cần những sản phẩm của pha sáng (ATP, NADPH). Pha tối thường diễn ra vào ban ngày.

B – Sai. Điểm bù CO2 là nồng độ CO2 đạt tối thiểu để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau. Nhóm thực vật C3 có điểm bù CO2 khoảng 30 - 70 ppm, trong khi đó nhóm thực vật C4 có điểm bù CO2 khoảng 0 – 10 ppm.

C – Đúng. Nguyên liệu của quá trình quang hợp là CO2 và H2O.

D – Sai. Pha tối quang hợp mới tổng hợp glucôzơ.


Câu 25:

22/07/2024

Phát biểu nào sau đây đúng về các thành phần hữu sinh của hệ sinh thái?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

A – Sai. Sinh vật tiêu thụ bậc 2 thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.

B – Đúng. Vi khuẩn lam thuộc nhóm sinh vật sản xuất.

C – Sai. Vi khuẩn phân giải không thuộc nhóm sinh vật sản xuất.

D – Sai. Sinh vật kí sinh không phải sinh vật phân giải.


Câu 26:

22/07/2024

Phát biểu nào sau đây về gen quy định tính trạng nằm trong tỉ thể là sai?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

A – Sai. Tính trạng biểu hiện ở cả hai giới.


Câu 27:

22/07/2024

Có bao nhiêu phát biểu sau đây về mối quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi trong một quần xã sinh vật là sai?

I. Trong một chuỗi thức ăn, vật ăn thịt và con mồi không thuộc cùng một bậc dinh dưỡng.

II. Số lượng cá thể vật ăn thịt luôn nhiều hơn số lượng cá thể con mồi.

III. Theo thời gian, con mồi sẽ dần bị vật ăn thịt tiêu diệt hoàn toàn.

IV. Mỗi loài vật ăn thịt chỉ sử dụng một loại con mồi làm thức ăn.\

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

I – Đúng. Trong một chuỗi thức ăn, vật ăn thịt và con mồi không thuộc cùng một bậc dinh dưỡng.

II – Sai. Số lượng cá thể con mồi luôn nhiều hơn vật ăn thịt.

III – Sai. Chưa đến mức bị tiêu diệt hoàn toàn.

IV – Sai. Một loài vật ăn thịt có thể sử dụng nhiều loại con mồi làm thức ăn.


Câu 28:

22/07/2024

Phả hệ sau đây mô tả sự di truyền bệnh phêninkêtô niệu ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu người trong phả hệ sau xác định được chính xác kiểu gen?

Phả hệ sau đây mô tả sự di truyền bệnh phêninkêtô niệu ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Theo lí thuyết,  (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

* Bước 1: Xác định bệnh do gen trội hay gen lặn quy định, gen nằm trên NST thường hay NST giới tính.

- Bệnh do gen trội hay lặn quy định?

Cặp vợ chồng 3 – 4 bình thường sinh con bị bệnh phêninkêtô niệu → Bệnh do gen lặn quy định, quy ước: A quy định bình thường trội hoàn toàn a quy định bệnh phêninkêtô niệu.

- Gen nằm trên NST thường hay giới tính?

+ Bệnh xuất hiện cả ở con trai và con gái → Gen bệnh không nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính Y.

+ Người bố II - 5 không bệnh nhưng con gái III - 4 bị bệnh → Gen bệnh không nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X.

→ Gen bệnh nằm trên NST thường.

* Bước 2: Xác định kiểu gen của những người trong gia đình

- Người I-1, II-4, II-6, III-4 bị bệnh → Kiểu gen aa.

- Người II-1, II-2 không bị bệnh nhưng nhận alen a từ người I-1 → Kiểu gen Aa.

- Người I-3, I-4 không bị bệnh nhưng cho alen a cho người con II-4 → Kiểu gen Aa.

- Người II-5 không bị bệnh nhưng cho alen a cho người con III-4 → Kiểu gen Aa.

- Người III-3 không bị bệnh nhưng nhận alen a từ người II-6 → Kiểu gen Aa.

→ Xác định được kiểu gen của 10 người trong phả hệ.


Câu 29:

26/11/2024

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây là đúng về cách li địa lí?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Giải thích: A - Sai. Cách li địa lí không phải là yếu tố trực tiếp tạo ra các kiểu gen thích nghi.

C - Sai. Cách li địa lí không tạo ra alen mới cho quần thể.

D - Sai. Cách li địa lí không phải là cách li sinh sản.

*Tìm hiểu thêm: "Di – nhập gen"

a. Khái niệm

- Di nhập gen (dòng gen) là hiện tượng các quần thể có sự trao đổi các cá thể (thường gặp ở động vật) hoặc các giao tử (thường gặp ở thực vật).

b. Vai trò của di nhập gen đối với tiến hóa

- Di nhập gen làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của 2 quần thể đồng thời:

+ Tốc độ làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào sự chênh lệch giữa số cá thể vào và ra khỏi quần thể lớn hay nhỏ.

+ Nhập gen có thể làm phong phú vốn gen của quần thể (trong trường hợp sự di nhập gen mang đến các alen mới) hoặc có thể chỉ làm thay đổi tần số alen của quần thể (trong trường hợp sự di nhập gen mang đến các loại alen đã có sẵn trong quần thể). Ngược lại, khi các cá thể di cư ra khỏi quần thể thì cũng làm cho thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể thay đổi.

- Sự di nhập gen có thể làm hợp nhất các quần thể sống cạnh nhau thành một quần thể có cấu trúc di truyền thống nhất, các quần thể sai khác nhau tiến đến giống nhau hơn.

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 29: Quá trình hình thành Loài

 

 


Câu 30:

20/07/2024

Phát biểu nào sau đây đúng về đột biến đảo đoạn?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

A - Sai. Đột biến đảo đoạn không làm thay đổi nhóm gen liên kết.

B - Sai. Đột biến đảo đoạn không phải lúc nào cũng làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.

C - Sai. Đột biến đảo đoạn không làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên NST.

D – Đúng. Đột biến đảo đoạn làm thay đổi trình tự phân bố gen trên một NST.


Câu 31:

22/07/2024

Hình dưới đây biểu thị sự biến động về nhiệt độ giả định cao nhất và thấp nhất theo tháng ở một vùng. Thời gian sinh trưởng từ khi bắt đầu nuôi trong môi trường tự nhiên đến khi xuất chuồng của các giống vật nuôi A, B, C và D tối thiểu là 160 ngày. Bảng dưới đây cho biết giới hạn sinh thái về nhiệt độ của bốn giống vật nuôi này. Giả sử các điều kiện sinh thái khác của môi trường không ảnh hưởng đến sức sống của các giống vật nuôi đang nghiên cứu. Khi nhiệt độ môi trường thấp hơn giới hạn dưới hoặc cao hơn giới hạn trên của mỗi giống vật nuôi thì chúng sẽ bị chết.

Hình dưới đây biểu thị sự biến động về nhiệt độ giả định cao nhất và thấp nhất theo tháng ở một vùng. Thời gian sinh trưởng từ khi bắt đầu (ảnh 1)

Dựa vào thông tin trong hình và bảng, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng đề lựa chọn các giống vật nuôi A, B, C và D chăn thả tại vùng này cho phù hợp?

I. Giống A phù hợp để chăn thả ở vùng này.

II. Có thể nuôi giống D từ tháng hai để đảm bảo năng suất khi xuất chuồng là cao nhất.

II. Đề đảm bảo đủ thời gian xuất chuồng, giống C là phù hợp nhất chăn thả ở vùng này.

IV. Không thể nuôi được giống B trong 160 ngày để xuất chuồng ở vùng này.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

I - Sai. Giống A chỉ có thể nuôi ở vùng này trong khoảng tháng 5, tháng 6, tháng 8, 9, 10, 11 → không đủ thời gian đến khi xuất chuồng.

II - Sai. Sau khoảng 90 ngày (tính từ tháng 2) trở đi, nhiệt độ cao nhất trong các tháng nằm ngoài giới hạn sinh thái của giống D → chưa đến lúc xuất chuồng.

III - Đúng. Có thể nuôi giống C từ tháng 5 đến tháng 11 là phù hợp (có thể xuất chuồng), nhiệt độ môi trường nằm trong khoảng giới hạn sinh thái của giống C.

IV - Đúng. Chỉ có thể nuôi được giống B trong tháng 3, 4, 10 và 11 → không đủ thời gian xuất chuồng.


Câu 32:

22/07/2024

Ở bí ngô, tính trạng hình dạng quả do hai cặp gen A, a và B, b phân li độc lập cùng quy định theo sơ đồ chuyển hóa sau:

Ở bí ngô, tính trạng hình dạng quả do hai cặp gen A, a và B, b phân li độc lập cùng quy định theo sơ đồ chuyển hóa sau: (ảnh 1)

Cho biết kiểu gene aabb quy định quả dài. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Trong quần thể, kiểu hình quả dẹt do nhiều loại kiểu gen quy định hơn kiểu hình quả tròn.

II. Kiều hình quả dẹt là kết quả của sự tương tác qua lại giữa sản phẩm của alen A và của alen B.

III. Có bốn phép lai giữa hai cây có kiểu hình khác nhau đều tạo ra F1 có ba loại kiểu hình.

IV. Cho ba cây quả tròn dị hợp giao phần với một cây quả dẹt dị hợp hai cặp gen luôn tạo ra F1 có tỉ lệ kiểu hình là 4 cây quả dẹt: 3 cây quả tròn: 1 cây quả dài.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Quy ước: A-B- quy định quả dẹt; A-bb, aaB- quy định quả tròn; aabb quy định quả dài.

I - Sai. Kiểu hình quả dẹt gồm 4 kiểu gen quy định (AABB, AaBB, AABb, AaBb); kiểu hình quả tròn gồm 4 kiểu gen quy định (AAbb, Aabb, aaBB, aaBb).

II - Đúng.

III - Sai. Chỉ có 3 phép lai.

AaBb (dẹt) x Aabb (tròn); AaBb (dẹt) x aaBb (tròn); AaBb (dẹt) x aabb (dài).

IV – Sai. Giả sử cả 3 cây quả tròn đều có kiểu gen Aabb thì sẽ không cho tỉ lệ kiểu hình như đề bài.

P: 100% Aabb x AaBb

F1: (3/4A- : 1/4aa)(1/2Bb : 1/2bb)

KH:

Quả dài (aabb) = 1/4aa x 1/2bb = 1/8.

Quả dẹt (A-B-) = 3/4A- x 1/2Bb = 3/8.

Quả tròn = 4/8.

TLKH: 3 dẹt : 4 tròn : 1 dài.


Câu 33:

06/09/2024

Khi nghiên cứu cấu trúc di truyền của một quần thể ở một loài thực vật giao phối ngẫu nhiên 4 thế hệ, thu được bảng số liệu sau:

Khi nghiên cứu cấu trúc di truyền của một quần thể ở một loài thực vật giao phấn ngẫu nhiên 4 thế hệ, thu được bảng số liệu sau: (ảnh 1)

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Từ thế hệ F2 sang thế hệ F3, quần thể có thể chịu tác động của yếu tố ngẫu nhiên.

II. Ở thế hệ F4, quần thể có tần số alen A = 0,24.

III. Ở thế hệ F1 và F2, quần thể không tiến hóa.

IV. Từ thế hệ F3 sang thế hệ F4 có thể đã xảy ra hiện tượng tự thụ phấn.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

I – Đúng. Tần số alen ở thế hệ F2: A = 0,8 a = 0,2.

Tần số alen ở thế hệ F3: A = 0,325; a = 0,675.

Tần số alen giảm đột ngột

→ có thể chịu tác động của yếu tố ngẫu nhiên.

II – Sai. Tần số alen A ở F4 = 0,275 + 0,005 = 0,325.

III – Đúng. Ở thế hệ I, II quần thể cân bằng di truyền.

IV – Sai. Ta thấy AaF4AaF32 → Không phải tự thụ phấn.

→ Chọn C.

* Tìm hiểu "Quần thể và các đặc trưng di truyền của quần thể"

a) Quần thể

- Quần thể là một tập hợp các cá thể cùng loài, sống trong cùng khu vực địa lí, ở cùng một thời điểm, có khả năng giao phối với nhau tạo ra đời con hữu thụ.

- Các quần thể của cùng một loài có thể khác nhau về cấu trúc di truyền.

- Quần thể có thể được hình thành do một số ít cá thể trong quần thể di cư đến nơi ở mới hay từ quần thể ban đầu bị chia cắt thành hai hoặc nhiều quần thể khác nhau bởi các trở ngại địa lí (núi, sông, biển,...). Sự phân chia các cá thể về hai quần thể là hoàn toàn ngẫu nhiên (các cá thể có kiểu gene khác nhau) dẫn đến cấu trúc di truyền của quần thể ngay từ khi mới hình thành đã khác nhau.

- Trong quá trình tồn tại và phát triển, các quần thể của cùng một loài chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện môi trường khác nhau, sống tương đối cách li nhau nên duy trì được sự khác biệt về các đặc trưng di truyền.

- Di truyền học quần thể là một lĩnh vực của di truyền học, nghiên cứu về tần số các loại allele, tần số các kiểu gene cũng như những yếu tố tác động làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene trong quần thể qua các thế hệ.

b) Các đặc trưng di truyền của quần thể

- Mỗi quần thể thường có một vốn gene riêng. Vốn gene là tập hợp các loại allele của tất cả các gene trong mọi cá thể của một quần thể tại một thời điểm xác định.

- Các đặc trưng di truyền của quần thể là tần số allele và tần số kiểu gene.

+ Tần số allele của một gene là tỉ số giữa số lượng một loại allele trên tổng số các loại allele của gene đó trong quần thể.

+ Tần số kiểu gene là tỉ số giữa số lượng cá thể có cùng kiểu gene trên tổng số cá thể có trong quần thể.

Ví dụ: Một quần thể ruồi giấm gồm 200 con, trong đó 80 con có kiểu gene BB (thân nâu), 70 con có kiểu gene Bb (thân nâu) và 50 con với kiểu gene bb (thân đen). Vì ruồi giấm là sinh vật lưỡng bội nên tổng số các allele của gene quy định màu thân trong quần thể là 200 x 2 = 400 allele. Tần số allele B là: [(80 × 2) +70]/400 = 0,575, tần số allele b = [(50 x 2) +70]/400 = 0,425. Tần số kiểu gene BB = 80/200 = 0,4, tần số kiểu gene Bb = 70/200 = 0,35 và tần số kiểu gene bb = 50/200 = 0,25.

- Các nhà di truyền học sử dụng chữ cái p chỉ tần số allele trội và q chỉ tần số của allele còn lại (allele lặn).

- Quần thể có nhiều loại allele và tần số các kiểu gene dị hợp tử cao được gọi là quần thể đa dạng di truyền (hay đa hình di truyền). Quần thể có độ đa dạng di truyền càng cao thì càng có khả năng thích nghi với sự biến động của môi trường.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể

Giải SGK Sinh học 12 Bài 18: Di truyền quần thể


Câu 34:

22/07/2024

Xét phép lai P: ♀ AaBB x ♂ AaBb. Biết ở một số tế bào trong quá trình phát sinh giao tử của cơ thể ♂, cặp NST chứa cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, các quá trình khác diễn ra bình thường. Kiểu gen nào sau đây không có ở F1?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

P: ♀AaBB x ♂ AaBb

G:

+ Cặp (A-): ♀ A : a và ♂ A : a : Aa : O

+ Cặp (B-): ♀ B và ♂ B : b

→ Không có sự kết hợp giữa giao tử aa và a → không tạo được KG aaa.


Câu 35:

22/07/2024

Ở loài chuột, tính trạng màu lông được quy định bởi 1 gen có 4 alen trên NST thường, các alen trội là trội hoàn toàn. Cho 6 con P (kí hiệu là a, b, c, d, e, f) thuộc loài này thực hiện các phép lai sau:

 - Phép lai 1 (P): ♂ lông đen (a) x ♀ lông đen (b) tạo ra F1 có 75% con lông đen: 25% con lông nâu.

- Phép lai 2 (P): ♂ lông vàng (c) x ♀ lông trắng (d) tạo ra F1 có 100% con lông vàng.

- Phép lai 3 (P): ♂ lông nâu (e) x ♀ lông vàng (f) tạo ra F1 có 25% con lông trắng: 25% con lông vàng: 50% con lông nâu.

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Có 2 kiểu gen quy định kiểu hình lông nâu.

II. Nếu chỉ dựa vào tỉ lệ kiểu hình F1 tạo ra từ các phép lai trên, xác định chính xác kiểu gen của 4 trong 6 con P.

III. Cho con (d) giao phối với con (e) tạo ra đời con có tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình.

IV. Cho con (a) giao phối với con (f), đời con có thể có tỉ lệ 50% con lông đen: 50% con lông vàng.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

PL1: Đen x đen → F1 xuất hiện nâu → đen > nâu.

PL2: vàng x trắng → F1: 100% vàng → vàng > trắng.

PL3: Nâu x vàng → F1: 2 nâu: 1 vàng: 1 trắng → nâu > vàng & trắng.

Quy ước: Al: đen > A2: nâu > A3: vàng > A4: trắng.

I - Sai. Có 3 KG quy định lông nâu: A2A2, A2A3, A2A4.

II - Sai. Xác định được cả 6 con P.

PL1: Đen x đen → F1 xuất hiện nâu → P: A1A2 (a) x A1A2 (b)

PL2: Vàng x trắng → F1: 100% vàng → P: A3A3 (c) x A4A4 (d)

PL3: Nâu x vàng → F1: xuất hiện trắng → P: A2A4 (e) x A3A4 (f)

III - Đúng. A4A4 (d) x A2A4 (e) → 1 A2A4: 1 A4A4 (1 nâu: 1 trắng)

IV - Đúng. A1A2 (a) x A3A4 (f) → 1 A1A3: 1 A1A4: 1 A2A3 : 1 A2A4 (1 đen : 1 vàng).


Câu 36:

23/07/2024

Hình bên biểu diễn sự tăng trưởng của 2 quần thể động vật A và B. Phân tích đồ thị này, phát biểu nào sau đây đúng?

Hình bên biểu diễn sự tăng trưởng của 2 quần thể động vật A và B. Phân tích đồ thị này, phát biểu nào sau đây đúng? (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Quần thể A có đường cong tăng trưởng hình chữ J → khi điều kiện môi trường thuận lợi, nguồn sống dồi dào, sức sinh sản lớn → Quần thể tăng trưởng theo hàm mũ, số lượng cá thể tăng nhanh.


Câu 38:

22/07/2024

Trong chăn nuôi, người ta sử dụng tối đa bao nhiêu biện pháp dưới đây để tăng hiệu quả kinh tế?

I. Luôn đảm bảo tỉ lệ giữa số lượng con đực và số lượng con cái là 1/1.

II. Điều chỉnh mật độ đàn vật nuôi phù hợp.

IIL Nuôi ghép các loài vật nuôi có ổ sinh thái khác nhau về thức ăn.

IV. Cung cấp đầy đủ lượng thức ăn cần thiết.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

I – Sai. Tùy vào mục đích chăn nuôi, người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực : cái cho phù hợp, ví dụ muốn chăn nuôi lấy thịt người ta thường tăng số con đực.

II – Đúng. Điều chỉnh mật độ → tạo điều kiện về không gian sống.

III – Đúng. Nuôi ghép các loài ổ sinh thái về thức ăn khác nhau → tiết kiệm không gian mà các loài vẫn sinh trưởng, sinh sản và phát triển tốt.

IV – Đúng. Cung cấp đủ thức ăn cần thiết → cung cấp nguồn dinh dưỡng đủ cho các loài sinh vật phát triển và sinh sản.


Câu 39:

23/08/2024

Phát biểu nào sau đây về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật là sai?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

- Cạnh tranh xảy ra ở cả động vật và thực vật:

+ Ở ĐV có thể xảy ra hiện tượng ăn thịt đồng loại, ăn trứng/con non, xuất cư,...

+ Ở TV có thể xảy ra hiện tượng tự tỉa thưa.

Chọn C.

- Khi quan hệ cạnh tranh trở nên gay gắt thì các cá thể trong quần thể trở nên đối kháng nhau.

Loại A.

- Các cá thể trong quần thể thường cạnh tranh nhau về giành thức ăn, nơi ở, ánh sáng, ....

Loại B.

- Nhờ cạnh tranh mà số lượng các cá thể trong quần thể sinh vật được duy trì ở mức độ phù hợp.

Loại D.

* Tìm hiểu "Mối quan hệ trong quần xã và sự phân li ổ sinh thái"

1. Các mối quan hệ trong quần xã

- Trong quá trình tìm kiếm thức ăn, nơi ở, các loài đã hình thành những mối quan hệ tương tác, duy trì tỉnh cân bằng và ổn định của quần xã. 

Mối quan hệ nào sau đây là quan hệ đối kháng trong quần xã? (ảnh 1)

Bảng 1. Các mối quan hệ trong quần xã

2. Ổ sinh thái

- Khoảng giới hạn của một nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển gọi là ổ sinh thái của loài với nhân tố đó. Tuy nhiên, trong tự nhiên, sinh vật chịu tác động tổng hợp của nhiều nhân tố sinh thái và tổ hợp các giới hạn đó tạo thành ổ sinh thái chung của loài.

- Ổ sinh thái là không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái nằm trong giới hạn cho phép sự tồn tại, phát triển lâu dài của loài.

Ví dụ: Ổ sinh thái của loài bọ rùa sáu vẫn (Menochilus sexmaculatus) gồm rất nhiều thành phần như giới hạn nhiệt độ loài có thể chịu đựng; đặc điểm của lá, cành cây nơi loài sinh sống, kích thước và loại rệp là thức ăn của loài,....

- Cạnh tranh là nguyên nhân quan trọng dẫn đến phân li ổ sinh thái. Những loài có nhu cầu sinh thái giống nhau trong quần xã có thể xảy ra hiện tượng loại trừ lẫn nhau. Khi xảy ra cạnh tranh giữa các loài có ổ sinh thái giống nhau mà không loài nào bị tuyệt chủng chứng tỏ đã có ít nhất một loài thay đổi ổ sinh thái của mình (H 26.6). Tiến hoá dẫn đến phân li ổ sinh thái có vai trò làm giảm sự cạnh tranh giữa các loài.

Mối quan hệ nào sau đây là quan hệ đối kháng trong quần xã? (ảnh 1)

 Sự phân li ổ sinh thái cho phép các loài có giới hạn của nhiều nhân tố sinh thái giống nhau cùng tồn tại trong một quần xã.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Giải SGK Sinh học 12 Bài 26: Quần xã sinh vật


Câu 40:

22/07/2024

Cho biết các côđon mã hoá các axit amin trong bảng sau đây:

Cho biết các côđon mã hoá các axit amin trong bảng sau đây:  Triplet mã hoá là các bộ ba ứng với các côđon mã hoá axit amin và triplet kết thúc (ảnh 1)

Triplet mã hoá là các bộ ba ứng với các côđon mã hoá axit amin và triplet kết thúc ứng với cô đơn kết thúc trên mARN. Giả sử một đoạn gen ở vi khuẩn tổng hợp đoạn mARN có triplet mở đầu và trình tự các nuclêôtit như sau:

Cho biết các côđon mã hoá các axit amin trong bảng sau đây:  Triplet mã hoá là các bộ ba ứng với các côđon mã hoá axit amin và triplet kết thúc (ảnh 2)

Biết rằng, mỗi đột biến điểm dạng thay thế một cặp nuclêôtit trên đoạn gen này tạo ra một alen mới. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Có tối đa ba triplet mã hóa khi xảy ra đột biến thay thế cặp nuclêôtit bất kì tại vị trí thứ ba không làm thay đổi loại axit amin trong chuỗi pôlipeptit.

II. Có một triplet mã hóa khi xảy ra đột biến tại vị trí thứ ba luôn làm thay đổi loại axit amin trong chuỗi pôlipeptit.

III. Có hai triplet mã hóa khi xảy ra đột biến tại vị trí thứ ba làm xuất hiện côđon kết thúc sớm.

IV. Có một triplet mã hóa khi xảy ra đột biến tại vị trí thứ ba dẫn đến không làm xuất hiện côđon mở đầu trên mARN được tạo ra từ gen này.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

I – Đúng. Những triplet quy định côđon mã hóa axit amin Leu và Arg thì khi đột biến điểm dạng thay thế xảy ra ở vị trí nucleotit thứ 3 không làm thay đổi axit amin trong chuỗi pôlipeptit. Có 3 triplet như vậy trong mạch khuôn trên, gồm:

- Triplet: 3’GAA5’ quy định côđon 5’XUU3’ mã hóa axit amin Leu.

- Triplet: 3’GXX5’ quy định côđon 5’XGG3’ mã hóa axit amin Arg.

- Triplet: 3’GXA5’ quy định côđon 5’XGU3’ mã hóa axit amin Arg.

II – Sai. Phát biểu này đang đề cập đến triplet quy định côđon không có tính thoái hóa. Gồm:

- Triplet: 3’TAX5’ quy định côđon 5’AUG3’ mã hóa axit amin Met. Trong đoạn trên có một triplet như vậy. Nhưng nếu đột biến ở triplet mở đầu thì quá trình dịch mã không diễn ra.

- Triplet: 3’AXX5’ quy định côđon 5’UGG3’. Trong đoạn trên có một triplet như vậy. Nhưng nếu đột biến thay thế làm biến triplet này thành triplet quy định côđon kết thúc thì phát biểu này cũng không hoàn toàn đúng.

III – Sai. Chỉ có một triplet khi bị đột biến ở vị trí thứ 3 làm xuất hiện codon kết thúc sớm – triplet 3'AXX5'.

IV – Sai. Đột biến trên triplet mã hóa không ảnh hưởng đến côđon mở đầu.


Bắt đầu thi ngay