Trang chủ Lớp 10 Lịch sử Đề kiểm tra giữa học kì 1 Lịch sử 10 có đáp án

Đề kiểm tra giữa học kì 1 Lịch sử 10 có đáp án

Đề kiểm tra giữa học kì 1 Lịch sử 10 có đáp án- Đề 1

  • 335 lượt thi

  • 26 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

19/07/2024

Hiện thực lịch sử là tất cả những

Xem đáp án

Chọn đáp án A


Câu 2:

22/07/2024

Trong nghiên cứu sử học, nguyên tắc nào dưới đây là quan trọng nhất?

Xem đáp án

Chọn đáp án D


Câu 3:

20/07/2024

Tri thức lịch sử là tất cả

Xem đáp án

Chọn đáp án A


Câu 4:

06/01/2025

Những bài học kinh nghiệm trong lịch sử có giá trị như thế nào đối với cuộc sống hiện tại và tương lai của con người?

Xem đáp án

Đáp án đúng là : A

- Những bài học kinh nghiệm trong lịch sử có giá trị Giúp con người tránh lặp lại sai lầm trong quá khứ.

Việc rút ra những bài học kinh nghiệm từ quá khứ giúp con người tránh lặp lại những sai lầm của những thế hệ trước, đồng thời phát huy những giá trị tích cực mà các thế hệ trước để lại.

→ A đúng.B,C,D sai.

* Mở rộng:

1. Vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử

- Vai trò của tri thức lịch sử:

+ Trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội

+ Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của các cộng đồng

+ Là cơ sở để các cộng đồng cùng chung sống và phát triển bền vững

- Ý nghĩa của tri thức lịch sử:

+ Giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, về bản sắc của cá nhân và cộng đồng trong mọi thời đại. Hiểu biết về cội nguồn, bản sắc là cơ sở để con người hiểu về chỉnh minh và thế giới. Đây là nền tảng để tồn tại, giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hoá cộng đồng và chung sống trong một thế giới đa dạng.

+ Nhờ tri thức lịch sử, con người có thể đúc kết và vận dụng thành công nhiều bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, tránh lặp lại những sai lầm từ quá khứ.

+ Tri thức lịch sử còn giúp con người có thể dự báo chính xác về thời cơ và nguy cơ trong tương lai, hoặc thấy được chiều hướng vận động, phát triển của hiện tại.

2. Học tập và khám phá lịch sử suốt đời

2.1. Sự cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời

- Tri thức lịch sử rất rộng lớn và đa dạng. Những kiến thức lịch sử ở nhà trường chỉ là một phần nhỏ trong kho tàng tri thức lịch sử của quốc gia, nhân loại. Muốn hiểu đầy đủ và đúng đắn về lịch sử cần có một quá trình lâu dài.

- Tri thức về lịch sử biến đổi và phát triển không ngừng, gắn liền với sự xuất hiện của các nguồn sử liệu mới, những quan điểm và nhận thức mới, lĩnh vực nghiên cứu mới. Do vậy, những nhận thức về sự kiện, hiện tượng lịch sử của con người hôm nay rất có thể sẽ thay đổi trong tương lai.

- Cùng với việc tìm hiểu tri thức, việc học tập lịch sử suốt đời sẽ giúp mọi người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức hoàn thiện và phát triển kĩ năng, xây dựng sự tự tin, thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của xã hội, tạo ra những cơ hội mới trong cuộc sống và nghề nghiệp.

2.2. Thu thập, xử lí thông tin và sử liệu để làm giàu tri thức lịch sử

- Thu thập sử liệu:

+ Là quá trình khảo sát, tìm kiếm, sưu tầm và tập hợp những thông tin liên quan đến đối tượng hoch tập, nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử. Những thông tin này bao gồm các nguồn sử liệu sơ cấp, thứ các; các loại hình sử liệu lời nói – truyền khẩu, hiện vật, hình ảnh, thành văn…

+ Có thể thực hiện bằng phỏng vấn, sử dụng bảng hỏi, khảo sát, quan sát, điền dã…

- Xử lí thông tin và sử liệu:

+ Là quá trình phân loại, đánh giá, thẩm định nguồn sử liệu đã thu thập được

+ Nhằm xác định tính xác thực, độ tin cậy và giá trị thông tin của các nguồn sử liệu đối với việc học tập, nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử.

- Quy trình thu thập, xử lí thông tin và sử liệu:

+ Bước 1: lập thư mục và danh mục các nguồn sử liệu cần thu thập để phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử

+ Bước 2: Sưu tầm, đọc và ghi chép thông tin sử liệu liên quan đến những vấn đề nghiên cứu

+ Bước 3: Chọn lọc, phân loại sử liệu để thuận lợi cho việc xác minh và đánh giá

+ Bước 4: Xác minh, đánh giá về nguồn gốc sử liệu, thời điểm ra đời, nội dung sử liệu phản ánh…

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

Giải Lịch sử lớp 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống


Câu 5:

21/07/2024

Nội dung nào sau đây là một trong những lí do cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời?

Xem đáp án

Chọn đáp án D


Câu 6:

23/07/2024

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với Sử học?

Xem đáp án

Chọn đáp án D


Câu 7:

19/07/2024

Khi nghiên cứu lịch sử, nhà sử học cần phải khai thác tri thức của các ngành khoa học liên quan vì

Xem đáp án

Chọn đáp án B


Câu 8:

22/07/2024

Sử học và các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác có mối quan hệ như thế nào?

Xem đáp án

Chọn đáp án B


Câu 9:

22/07/2024

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa?

Xem đáp án

Chọn đáp án D


Câu 11:

20/07/2024

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng mối quan hệ giữa Sử học với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa?

Xem đáp án

Chọn đáp án A


Câu 12:

13/10/2024

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Là cơ sở hình thành các di tích, di sản văn hóa không phản ánh đúng vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa

*Tìm hiểu thêm: "Mối quan hệ giữa sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản"

- Công tác bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi,... di sản là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng hàng đầu trong công tác quản lí di sản của mỗi quốc gia. Điều cốt lõi trong hoạt động bảo tồn di sản là phải đảm bảo tính nguyên trạng, phải giữ cho được “yếu tố gốc cấu thành di tích”, hay phải đảm bảo tính xác thực” “tính toàn vẹn”, “giá trị nổi bật” của di sản, dựa trên cơ sở các cứ liệu và phương pháp khoa học.

- Giá trị của một di sản thường thể hiện ở nhiều khía cạnh: lịch sử, văn hoá, kiến trúc, mĩ thuật,... Vì vậy, việc sử dụng những phương pháp nghiên cứu của Sử học với tư cách là một khoa học có tính liên ngành đóng vai trò quan trọng.

- Kết quả nghiên cứu của Sử học sẽ là cơ sở khoa học cho công tác xác định giá trị, bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản vì sự phát triển bền vững trong bối cảnh của đời sống hiện tại.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

 


Câu 13:

19/07/2024

Hai nền văn minh lớn ở phương Tây thời kì cổ đại là

Xem đáp án

Chọn đáp án B


Câu 14:

10/12/2024

Các nền văn minh cổ đại phương Đông đều được hình thành ở

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Lưu vực các con sông lớn là nơi tập trung nước và đất đai màu mỡ, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, từ đó tạo điều kiện cho các nền văn minh cổ đại phương Đông hình thành và phát triển.

→ C đúng 

- A sai vì những vùng cao nguyên thường có đất đai khô cằn, khí hậu khắc nghiệt và ít nguồn nước, khiến việc phát triển nông nghiệp và hình thành các nền văn minh cổ đại khó khăn hơn so với các lưu vực sông lớn.

- B sai vì các nền văn minh chủ yếu phát triển ở các lưu vực sông có nguồn nước dồi dào để hỗ trợ nông nghiệp.

- D sai vì các nền văn minh cổ đại phương Đông chủ yếu hình thành ở các lưu vực sông lớn, nơi có điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp và sinh sống lâu dài.

Các nền văn minh cổ đại phương Đông đều hình thành ở lưu vực các con sông lớn (như sông Nin, sông Ấn, sông Hoàng Hà, sông Hằng) vì những điều kiện tự nhiên thuận lợi mà khu vực này mang lại:

  1. Nguồn nước dồi dào: Các con sông cung cấp nước cho sinh hoạt, nông nghiệp và chăn nuôi, giúp con người ổn định đời sống.

  2. Đất đai màu mỡ: Lũ lụt hàng năm từ các con sông để lại lớp phù sa giàu dinh dưỡng, rất phù hợp cho trồng trọt, đặc biệt là cây lương thực như lúa nước.

  3. Điều kiện giao thông và thương mại: Sông là tuyến đường tự nhiên giúp các cộng đồng kết nối, trao đổi hàng hóa và giao lưu văn hóa.

  4. An ninh và ổn định: Các lưu vực sông lớn thường có địa hình thuận lợi cho việc định cư và phát triển các cộng đồng dân cư lớn.

  5. Cơ sở hình thành xã hội phức tạp: Điều kiện tự nhiên thuận lợi thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, từ đó hình thành các tổ chức xã hội, nhà nước và nền văn minh.

Nhờ những yếu tố này, các lưu vực sông lớn trở thành cái nôi của các nền văn minh cổ đại phương Đông, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nhân loại.


Câu 16:

22/07/2024

Chữ viết của người Ai Cập cổ đại là

Xem đáp án

Chọn đáp án D


Câu 17:

19/07/2024

Vào thiên niên kỉ IV TCN, nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời do nhu cầu nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án A


Câu 20:

19/07/2024

Tính chất của nhà nước Trung Quốc cổ - trung đại là

Xem đáp án

Chọn đáp án A


Câu 21:

03/12/2024

Những thành tựu văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại đem lại ý nghĩa nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Giải thích: Những thành tựu văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại đem lại ý nghĩa phản ánh sức lao động sáng tạo phi thường của nhân dân Trung Quốc.

*Tìm hiểu thêm: "Thành tựu văn minh tiêu biểu"

1. Chữ viết

- Thời nhà Thương (thế kỉ XVI - XII TCN): chữ Giáp cốt (chữ tượng hình được khắc trên mai rùa, xương thú).

- Cuối thời Thương: chữ Kim văn khắc trên đồ đồng.

- Thời Tần: chữ Tiểu triện.

- Nhà Hán: cải tiến và định hình chữ viết như ngày nay.

- Ý nghĩa: Đây là thành tựu quan trọng đặt nền tảng cho sự phát triển chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn học - nghệ thuật của văn minh Trung Hoa.

2. Văn học

- Có nhiều thể loại: thơ ca, từ, phú, kịch, tiểu thuyết. Nội dung: phản ánh mọi mặt của xã hội Trung Quốc thời bấy giờ.

- Thời cổ đại: thơ ca phát triển, hàng trăm bài thơ đã được tập hợp trong Kinh Thi và Sở Từ.

- Thời trung đại:

+ Văn học ngày càng phong phú với nhiều thành tựu đặc sắc, tiêu biểu là phú và nhạc phủ thời Hán, thơ luật thời Đường, từ thời Tống, kịch thời Nguyên và tiểu thuyết thời Minh Thanh.

+ Thơ Đường là đỉnh cao nghệ thuật thơ ca Trung Quốc với nhiều nhà thơ tài hoa như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,...

+ Thời Minh - Thanh, tiểu thuyết phát triển và đạt thành tựu lớn với những tác phẩm như Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung), Thuỷ hử (Thi Nại Am), Tây du ký (Ngô Thừa Ân), Hồng lâu mộng (Tào Tuyết Cần), Liêu trai chí dị (Bồ Tùng Linh),…


Câu 22:

19/07/2024

Ấn Độ là cái nôi của những tôn giáo lớn nào dưới đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án B


Câu 23:

23/07/2024

Văn hoá truyền thống Ấn Độ ảnh hưởng rõ nét nhất ở khu vực nào?

Xem đáp án

Chọn đáp án C


Câu 24:

19/07/2024

Đặc điểm nổi bật của văn hoá Ấn Độ cổ - trung đại là có tính

Xem đáp án

Chọn đáp án B


Câu 25:

19/07/2024

Qua câu danh ngôn “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống” của Xi-xê-rô, em hiểu thế nào về chức năng, nhiệm vụ của Sử học?

Xem đáp án

- Chức năng của sử học:

+ Chức năng khoa học: cung cấp tri thức khoa học nhằm khôi phục, miêu tả, giải thích hiện tượng lịch sử một cách chính xác, khách quan.

+ Chức năng xã hội: giúp con người tìm hiểu các quy luật phát triển của xã hội loài người trong quá khứ, từ đó nhận thức hiện tại và dự đoán tương lai.

+ Chức năng giáo dục: thông qua những tấm gương lịch sử, bài học lịch sử.

- Nhiệm vụ của sử học:

+ Rút ra bài học kinh nghiệm phục vụ cuộc sống hiện tại.

+ Góp phần bồi dưỡng nhân sinh quan và thế giới quan khoa học, nâng cao trình độ nhận thức của con người.

+ Góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức và phát triển nhân cách con người.


Câu 26:

23/07/2024

Em hãy điền vào chỗ trống trong bảng dưới đây để phân biệt văn hoá và văn minh.

 

VĂN HOÁ

VĂN MINH

KHÁC NHAU

.........................................................

.............................................................

ĐẶC ĐIỂM

- Bề dày ...........................................

- Có tính ..........................................

- Bề dày .............................................

- Có tính ............................................

MỐI QUAN HỆ

- ................................................ ra đời trước, phát triển đến trình độ nào đó thì .................................................. ra đời

- .............................là quá trình tích luỹ những sáng tạo ..........................................ra đời sẽ thúc đẩy ............................. phát triển.

Xem đáp án

 

VĂN HOÁ

VĂN MINH

KHÁC NHAU

- Là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo từ khi xuất hiện cho đến nay.

- Là những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển cao của xã hội.

ĐẶC ĐIỂM

- Bề dày: xuất hiện đồng thời cùng với lịch sử loài người.

- Có tính dân tộc

- Bề dày: xuất hiện khi con người bước vào giai đoạn phát triển cao (thường là khi nhà nước và và chữ viết ra đời)

- Có tính quốc tế

MỐI QUAN HỆ

- Văn hóa ra đời trước, phát triển đến trình độ nào đó thì văn minh ra đời.

- Văn minh là quá trình tích luỹ những sáng tạo văn hóa. Văn minh ra đời sẽ thúc đẩy văn hóa phát triển.


Bắt đầu thi ngay