Đề kiểm tra giữa học kì 1 GDQP 10 KNTT có đáp án
Đề kiểm tra giữa học kì 1 GDQP 10 KNTT - Đề 01 có đáp án
-
670 lượt thi
-
14 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
20/07/2024Lực lượng Dân quân tự vệ Việt Nam không có đặc điểm nào sau đây?
Đáp án D
Câu 4:
22/07/2024Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân có nghĩa vụ và trách nhiệm nào sau đây?
Đáp án C
Câu 5:
03/01/2025Để trở thành sĩ quan Quân đội nhân dân và Công an nhân dân không cần tiêu chuẩn nào sau đây?
Đáp án đúng là : B
- Để trở thành sĩ quan Quân đội nhân dân và Công an nhân dân không cần tiêu chuẩn Là công dân nước ngoài sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
- Các đáp án còn lại là tiêu chuẩn Để trở thành sĩ quan Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.
→ B đúng.A,C,D sai.
* Mở rộng:
I. Lịch sử, bản chất, truyền thống của quân đội nhân dân Việt Nam
1. Lịch sử hình thành, phát triển
- Từ 1930 – 1945: giai đoạn hình thành
+ Những đội vũ trang đầu tiên của Việt Nam do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo là: Đội tự vệ công nông, Đội du kích Bắc Sơn, Trung đội cứu quốc quân,...
+ Ngày 22-12-1944, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam Tuyên tryền giải phóng quân được thành lập.
+ Tháng 4-1945, Việt Nam giải phóng quân ra đời trên cơ sở hợp nhất giữa Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân và lực lượng Cứu quốc quân
- Từ 1945 – 1954: giai đoạn phát triển trong kháng chiến chống Pháp
+ Ngày 22-5-1946, Quân đội Quốc gia Việt Nam được thành lập. Từ năm 1950 đổi tên là Quân đội nhân dân Việt Nam
+ Quân đội nhân dân Việt Nam đã cùng toàn dân đánh bại âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của quân đội Pháp lên chiến khu Việt Bắc (1947) và giành thắng lợi trong chiến cuộc Đông Xuân (1953 – 1954), đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).
- 1954 – 1975: giai đoạn phát triển trong kháng chiến chống Mĩ: quân đội nhân dân Việt Nam lớn mạng không ngừng, chiến đấu anh dũng, đánh bại các loại hình chiến tranh; kết thúc bằng chiến dịch Hồ Chí Minh (năm 1975).
- 1975 – nay: Giai đoạn xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
+ Quân đội nhân dân tiếp tục cùng toàn Đảng, toàn dân đấu tranh bảo vệ Tổ quốc
+ Làm nòng cốt trong xây dựng quốc phòng toàn dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
2. Bản chất và truyền thống
a. Bản chất:
- Là đội quân cách mạng, mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc
- Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam.
b. Truyền thống:
- Trung thành vô hạn với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, với Đảng, Nhà nước và nhân dân;
- Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng
- Gắn bó máu thịt với nhân dân, quân với dân một ý chí.
- Đoàn kết nội bộ, cán bộ, chiến sĩ bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, thương yêu giúp đỡ nhau
- Kỉ luật tự giác, nghiêm minh, độc lập tự chủ, tự lực tự cường, cần kiệm, tôn trọng và bảo vệ của công.
- Sống trong sach, lành mạnh, có văn hóa, trung thực, khiêm tốn, giải dị, lạc quan.
- Đoàn kết quốc tế trong sáng, thuỷ chung, chí nghĩa chí tình.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Giải bài tập GDQP 10 Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam
Câu 6:
13/07/2024Mục đích của việc giáo dục quốc phòng và an ninh ở trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề là bảo đảm cho học sinh
Đáp án D
Câu 7:
20/07/2024Hành vi nào dưới đây không vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy?
Đáp án C
Câu 8:
26/11/2024Để không đi vào con đường nghiện ma túy, học sinh cần chú ý điều gì?
Đáp án đúng là: C
Đây là cách duy nhất để loại bỏ nguy cơ tiếp xúc và phụ thuộc vào chất gây nghiện. Học sinh cần nhận thức rõ tác hại và quyết tâm tránh xa ma túy.
→ C đúng
- A sai vì điều này không giúp ngăn chặn nguồn cung cấp ma túy và các hành vi tiêu cực liên quan. Thay vào đó, học sinh cần chủ động tránh xa và tố giác các hành vi liên quan đến ma túy.
- B sai vì điều này xảy ra sau khi đã nghiện, không phải biện pháp phòng tránh. Học sinh cần chú ý xây dựng lối sống lành mạnh và tránh xa ma túy ngay từ đầu.
- D sai vì ngay cả một lần dùng thử cũng có thể gây nghiện hoặc tạo thói quen nguy hiểm. Học sinh cần tuyệt đối tránh xa ma túy dưới mọi hình thức.
Để không đi vào con đường nghiện ma túy, học sinh cần đặc biệt chú ý không sử dụng ma túy dưới bất kỳ hình thức nào. Giải thích cụ thể:
-
Tránh xa nguồn cám dỗ: Ma túy thường được giới thiệu qua bạn bè xấu hoặc những lời rủ rê. Việc không sử dụng ngay từ lần đầu sẽ giúp học sinh tránh bị lôi kéo.
-
Ý thức về tác hại: Ma túy gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần, và cuộc sống của người sử dụng. Nhận thức rõ điều này giúp học sinh tự bảo vệ mình.
-
Không thử, dù chỉ một lần: Chỉ cần thử một lần, học sinh có nguy cơ bị nghiện do tính chất gây nghiện mạnh mẽ của ma túy.
-
Kiểm soát môi trường xung quanh: Tránh xa những nơi hoặc nhóm bạn có khả năng liên quan đến ma túy để không bị ảnh hưởng.
-
Tham gia các hoạt động lành mạnh: Tham gia các câu lạc bộ, hoạt động thể thao hoặc nghệ thuật giúp học sinh có môi trường tích cực, tránh xa những cám dỗ không lành mạnh.
-
Nhờ sự hỗ trợ khi cần: Nếu gặp áp lực hoặc có nguy cơ tiếp xúc với ma túy, cần báo ngay cho gia đình, thầy cô, hoặc các cơ quan hỗ trợ.
Như vậy, việc không sử dụng ma túy dưới bất kỳ hình thức nào là nguyên tắc hàng đầu để học sinh bảo vệ mình trước hiểm họa của ma túy và xây dựng cuộc sống lành mạnh.
Câu 9:
23/10/2024Hành vi nào dưới đây vi phạm luật giao thông?
Đáp án đúng là : A
- Hành vi Điều khiển ô tô, xe gắn máy vượt tốc độ cho phép,là vi phạm luật giao thông.
Vi phạm luật giao thông (Traffic law violation) là các hành vi trái luật giao thông do chủ thể có năng lực hành vi thực hiện, làm mất trật tự an toàn giao thông và xâm hại tới các quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ.
→ A đúng.B,C,D sai.
* Một số nội dung cơ vản của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông
1. Pháp luật về trật tự, an toàn giao thông
- Pháp luật về trật tự, an toàn giao thông là những quy phạm hành vi do Nhà nước ban hành mà mọi người dân buộc phải tuân theo, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và bảo vệ trật tự xã hội trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông.
2. Một số quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
a) Một số hành vi bị nghiêm cấm (theo Điều 8)
- Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, xe máy điện mà trong cơ thể có chất ma tuý, trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
- Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng.
- Điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định, chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu, bấm còi, rú ga liên tục, bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư.
- Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.
- Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm, khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông.
b) Quy tắc chung (theo Điều 9)
- Người tham gia giao thông phải đi về pháp luật phải theo chiều đi của mình, làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ
c) Chấp hành bảo hiệu đường bộ (theo Điều 11)
- Khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau cùng ở một khu vực, người tham gia giao thông phải chấp hành theo thứ tự như sau:
+ Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
+ Hiệu lệnh của đèn tín hiệu
+ Hiệu lệnh của biển báo hiệu;
+ Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.
- Tại nơi có hoặc không có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người đi phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.
d) Vượt xe và rẽ phải, rẽ trái (theo Điều 14 và Điều 15)
- Khi vượt xe, xe xin vượt phải có tín hiệu xin vượt và bảo đảm các điều kiện an toàn. Xe bị vượt phải giảm tốc độ và nhường đường.
- Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái xe bị vượt, trừ trường hợp được phép vượt phải theo quy định.
- Khi rẽ phải, rẽ trái, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín báo hướng rể, nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, cho các xe đi ngược chiều.
- Chỉ cho xe rẽ khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.
e) Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp (theo Điều 30 và Điều 31)
- Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người: chở người bệnh đi cấp cứu, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật, trẻ em dưới 14 tuổi.
- Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.
- Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
- Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp không được thực hiện các hành vi sau đây: đi xe dàn hàng ngang, đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác…
- Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây: mang, vác vật cồng kềnh, sử dụng ô, bám, kẻo hoặc đẩy các phương tiện khác…
g) Người đi bộ (theo Điều 32)
- Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường, trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
- Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn
- Trường hợp không có đường dành riêng cho người đi bộ qua đường thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn.
- Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy, khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và 1 trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
- Trẻ em dưới 01 khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Giải bài tập GDQP 10 Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông
Câu 10:
15/07/2024Độ tuổi phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi vi phạm luật về trật tự an toàn giao thông là
Đáp án C
Câu 11:
13/07/2024Nhân vật nào dưới đây vi phạm quy định về an toàn giao thông?
Đáp án A
Câu 12:
23/07/2024Tại nơi đường bộ giao nhau với đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, khi có tín hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải ứng xử như thế nào?
Đáp án D
Câu 13:
23/07/2024Có ý kiến cho rằng: “Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam như anh em sinh đôi; cùng chung sức xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Tại sao?
- Đồng ý với ý kiến: “Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam như anh em sinh đôi; cùng chung sức xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”
- Giải thích:
+ Quân đội nhân dân và công an nhân dân đều từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Cùng đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp, về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Ngay từ khi lực lượng công an nhân dân mới ra đời đã phối hợp chặt chẽ với quân đội nhân dân chống thù trong, giặc ngoài, chống các thế lực phản cách mạng, bảo vệ thành công thành quả của Cách mạng tháng Tám
+ Qua các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, sự phối hợp, đoàn kết chiến đấu giữa hai lực lượng càng thêm chặt chẽ, nhất là cùng tham gia phá tan các âm mưu chống phá của địch.
+ Trong các chiến dịch lớn, lực lượng an ninh cùng lực lượng quân đội bảo vệ tuyệt đối an toàn cho các sở chỉ huy, làm thất bại hoàn toàn các hoạt động gián điệp của địch.
+ Trong giai đoạn hòa bình, xây dựng đất nước, quan hệ đoàn kết, phối hợp công tác giữa hai lực lượng tiếp tục được sự quan tâm, lãnh đạo chặt chẽ của Đảng, được thể chế hoá bằng chính sách, pháp luật của Nhà nước và nâng lên một tầm cao mới.
Câu 14:
13/07/2024Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tình huống. Trong lớp em có bạn A, là một học sinh giỏi, ngoan của lớp. Tuy nhiên, thời gian gần đây A có dấu hiệu mệt mỏi, lực học giảm sút, ngại tham gia các hoạt động chung của lớp. Qua thông tin của các bạn trong lớp được biết A có biểu hiện sử dụng chất ma tuý.
Câu hỏi: Là bạn của A, em cần phải làm gì để giúp đỡ bạn?
- Để giúp đỡ A, em cần:
+ Dành nhiều thời gian để gần gũi, quan tâm A về học tập, động viên A tham gia các hoạt động của lớp.
+ Tìm lí do để tâm sự, nói chuyện với A nhiều hơn.
+ Tìm hiểu, xác định xem hiện A có sử dụng ma túy không? Nếu có thì sử dụng loại ma tuý gì, từ khi nào, lí do gì A lại sử dụng ma tuý?
+ Tìm cách gặp bố mẹ A để trao đổi thêm về tình hình của A để bố mẹ A biết và chia sẻ thêm.
+ Báo cáo cô giáo chủ nhiệm để có biện pháp quan tâm, động viên bạn A.
+ Trong trường hợp A đã nghiện ma tuý, em cần cùng nhà trường, gia đình động viên A đi cai nghiện ma tuý.
Bài thi liên quan
-
Đề kiểm tra giữa học kì 1 GDQP 10 KNTT - Đề 02 có đáp án
-
14 câu hỏi
-
45 phút
-
Có thể bạn quan tâm
- Đề kiểm tra học kì 1 GDQP 10 Kết nối tri thức có đáp án (460 lượt thi)
- Đề kiểm tra giữa học kì 1 GDQP 10 KNTT có đáp án (669 lượt thi)