Chuyên đề Ngữ Văn 11 CTST Tìm hiểu ngôn ngữ trong đời sống xã hội hiện đại
Chuyên đề Ngữ Văn 11 CTST Tìm hiểu ngôn ngữ trong đời sống xã hội hiện đại
-
129 lượt thi
-
35 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
22/07/2024Trả lời:
- Chi tiết trong văn bản cho thấy khi tách khỏi xã hội loài người, những đứa trẻ chỉ có bản năng sinh vật thuần túy, không có ngôn ngữ là: “Trong các sách ngôn ngữ, người ta thường dẫn ra câu chuyện về hai bé gái Ấn Độ được chó sói nuôi dưỡng, vẫn sống bình thường cùng với bầy sói con nhưng tuyệt nhiên không biết nói, suốt ngày chỉ phát ra những tiếng kêu như động vật hoang đã. Rõ ràng, tách khỏi xã hội loài người, các bé chỉ có bản năng sinh vật thuần tuý, không có ngôn ngữ".
Câu 2:
22/07/2024Trả lời:
- Một hiện tượng ngôn ngữ thể hiện “sự quy ước của từng xã hội” là: Đối với xã hội Việt, người ta quy ước gọi con vật có tiếng sửa gắn giàu là “chở”, con vật có tiếng kêu meo meo là “mèo”, còn con vật có tiếng kêu ủn ỉn hay eng éc là “lợn”. Đối với xã hội Anh, người ta lại quy ước khác: con sủa gâu gâu được gọi là “dog", con kêu meo meo là “cất”, còn con kêu in in, eng éc là “pig”. Đối với xã hội Nhật Bản, một cách tương ứng, ba từ được người Nhật sử dụng là “thu”, “neko” và “buta”.
Câu 3:
22/07/2024Tìm các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản cho thấy ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội (làm vào vở):
Luận điểm |
Lí lẽ và dẫn chứng |
|
|
|
|
|
|
Trả lời:
Luận điểm |
Lí lẽ và dẫn chứng |
Ngôn ngữ không phải là hiện tượng sinh vật: nó không mang tính di truyền. |
Lí lẽ: Ngôn ngữ không thể tách rời xã hội, trong khi các hiện tượng thuộc về bản năng sinh vật hoàn toàn có thể tồn tại và phát triển bên ngoài xã hội. Bằng chứng 1: Câu chuyện về hai bé gái Ấn Độ được chó sói nuôi dưỡng, vẫn sống bình thường cùng với bầy sói con nhưng tuyệt nhiên không biết nói, suốt ngày chỉ phát ra những tiếng kêu như động vật hoang dã.
|
Ngôn ngữ tồn tại và phát triển nhưng nó không giống như một cơ thể sống vốn tuân theo quy luật của tự nhiên, cũng không phải là hiện tượng mang tính tự nhiên thuần tuý, tồn tại một cách khách quan, không lệ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. |
Lí lẽ 1: Ngôn ngữ tồn tại và phát triển nhưng nó không giống như một cơ thể sống vốn tuân theo quy luật của tự nhiên, nghĩa là trải qua các giai đoạn: nảy sinh, trưởng thành, hưng thịnh, suy tàn, diệt vong. Bằng chứng 1: Sự phát triển của ngôn ngữ luôn mang tính kế thừa, không có sự huỷ diệt hoàn toàn. Lí lẽ 2: Ngôn ngữ không phải là hiện tượng mang tính tự nhiên thuần tuý, tồn tại một cách khách quan, không lệ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Bằng chứng 2: Ngôn ngữ chỉ sinh ra và phát triển trong xã hội loài người, do ý muốn và nhu cầu giao tiếp của con người. Ngôn ngữ không phải là hiện tượng mang tính tự nhiên thuần tuý như sóng thần, thuỷ triều, động đất, bão, gió... |
Ngôn ngữ không phải là hiện tượng của cá nhân. |
Lí lẽ: Ngôn ngữ tồn tại không chỉ cho riêng tôi, riêng anh, mà cho “chúng ta”, cho mọi người trong xã hội. Nếu ngôn ngữ là “của riêng” của mỗi cá nhân, do cá nhân tạo ra chỉ cho anh ta thì cũng chỉ anh ta biết, “sản phẩm” cá nhân ấy không thể dùng làm phương tiện giao tiếp chung cho mọi người. Bằng chứng: Tính chất này được thể hiện rõ ở sự quy ước của từng xã hội. (HS có thể tìm thêm những bằng chứng trong văn bản). |
Câu 4:
11/07/2024Trả lời:
Câu 5:
14/07/2024Trả lời:
- Ví dụ trong văn bản để thấy rằng trong các ngôn ngữ khác nhau, có những từ tuy giống nhau về nghĩa định danh sự vật nhưng lại rất khác nhau về sắc thái nghĩa:
“Ngay cả những từ trong những ngôn ngữ khác nhau tuy có thể tương đương nhau về nghĩa biểu hiện, nghĩa định danh sự vật, nhưng chưa chắc gì có được sự tương đương về những liên tưởng những cảm xúc về mặt văn hoá – xã hội do chúng đem tới cho người sử dụng ngôn ngữ. Từ chợ trong tiếng Việt và nền văn hoá Việt với từ tương đương dog trong tiếng Anh và xã hội Anh, Mỹ... chẳng hạn, là một vi dụ như vậy. Thêm nữa, đối với văn hoá của người Việt, người Trung Quốc, rồng luôn đi kèm với hoặc được liên tưởng với ý niệm về sự thiêng liêng, cao quý, quyền lực, may mắn... nhưng đối với văn hoá của người châu Âu thì ngược lại: rồng (từ tương đương trong tiếng Anh: dragon) được coi là quái vật, thường đem tai hoạ đến cho con người.”
Câu 6:
16/07/2024Trả lời:
- Khi học một ngôn ngữ, người học nhất thiết phải tìm hiểu văn hoá của dân tộc đã sản sinh ra ngôn ngữ ấy. Vì ngôn ngữ là một bộ phận cấu thành quan trọng của văn hoá nên muốn sử dụng một ngôn ngữ chúng ta không chỉ cần biết ngữ âm, từ vựng ngữ pháp, mà còn phải nắm vững dấu ấn văn hoá được thể hiện trong ngôn ngữ đó nữa.
Câu 7:
22/07/2024Cho các từ ngữ sau: lúa, thóc, cm, cơm nếp, xôi, tấm, cúm.
a. Giải thích sự khác biệt về ý nghĩa giữa các từ ngữ trên. Cho ví dụ minh hoạ,
b. Tìm ít nhất năm thành ngữ có chứa các từ ngữ trên và đạt câu có sử dụng các thành ngữ ấy.
c. Thảo luận với bạn trong nhóm về sự phong phú của các từ ngữ chỉ lúa gạo và các món ăn từ lúa gạo trong tiếng Việt, sau đó chia sẻ ý kiến với các nhóm khác.
Trả lời:
a.
+ “lúa” dùng để chỉ: 1. cây lương thực, thân cỏ rỗng, hoa lưỡng tính, không có bao hoa, quả có vỏ, trấu bao ngoài (gọi là hạt thóc).
+ thóc; trong khi đó “thóc” là “hạt lúa còn nguyên, cả vỏ trấu”.
= > Như vậy, nếu “lúa” có thể dùng để chỉ “cây lúa” hoặc “hạt lúa” thì “thóc” chỉ dùng để chỉ “hạt”; không thể dùng “thóc” để chỉ “cây”. Thóc là từ được dùng ở miền Bắc. Miền Trung và miền Nam sẽ dùng “hạt lúa” thay vì “hạt thóc” như ở miền Bắc.
+ Xôi và cơm nếp đều là những món ăn được nấu từ gạo nếp, nhưng nếu xôi được làm chín bằng hơi nước thì cơm nếp được nấu trực tiếp trong nước.
b. Các thành ngữ có chứa các từ ngữ đã cho là: cơm no áo ấm; cơm tẻ mẹ ruột, cơm áo gạo liền; ăn cháo đái bát; cơm hàng cháo chợ; nên cơm nên cháo; đâm bị thóc chọc bị gạo; ăn mày đòi xôi gấc; no xôi chán chè; chuột sa hũ nếp; có nếp có tẻ;
c. HS thảo luận và chia sẻ các từ ngữ chỉ lúa gạo và các món ăn từ lúa gạo: xôi, bánh mì, bánh bao…
Câu 8:
06/07/2024Tìm thêm những từ ngữ thuộc các trường từ vùng sau:
a. Địa hình sông nước: sông, suối....
b. Phương tiện trên sông nước: thuyền, hồ...
Trả lời:
a. Địa hình sông nước: sông, suối, kênh, rạch, ao, hồ, địa, đầm, phí...
b. Phương tiện trên sông nước: thuyền, bè, tàu, tắc ráng, xuồng ba lá, phù, ghe, đô, thuyền thúng, thuyền độc mộc, thuyền rồng...
Câu 9:
22/07/2024Trả lời:
Trong tiếng Việt có nhiều cách diễn đạt mang dấu ấn sông nước như: nói năng trôi chảy, làn sóng nhập cư, ánh nhìn đắm đuối, ngụp lặn trong mở hồ sơ, đắm chìm trong tiếng nhạc, Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo; Chết trong còn hơn sống đục…
Câu 10:
06/07/2024Trả lời:
- Những ngữ liệu này đều có điểm chung là mang dấu ấn sông nước. Những từ ngữ, cách diễn đạt này có mối liên hệ chặt chẽ với văn hoá Việt. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc phân bố rộng khắp trên cả nước, lại có đường bờ biển dài nên văn hoá Việt mang đậm dấu ấn sông nước. Điều này phản ánh rất rõ trong ngôn ngữ qua nhóm từ ngữ chỉ địa hình sông nước, phương tiện trên sông nước, cách diễn đạt mang dấu ấn sông nước trong các bài tập 2 và 3.
Câu 11:
22/07/2024Hoàn thành bảng sau để biết được ý nghĩa của các con vật trong văn hóa Việt qua một số thành ngữ (làm vào vở):
Thành ngữ tiếng Việt |
Ý nghĩa thành ngữ |
Con vật |
Ý nghĩa của con vật trong văn hóa Việt |
Miệng hùm gan thỏ |
Tỏ ra bạo dạn nhưng thực chất hèn kém |
Hùm, thỏ |
- hùm: mạnh bạo, hùng hổ - thở: nhút nhát |
To như voi |
|
|
|
Làm thân trâu ngựa |
|
|
|
Mèo khen mèo dài đuôi |
|
|
|
Ngựa non háu đá |
|
|
|
Khẩu Phật tâm xà |
|
|
|
Cú đội lốt công |
|
|
|
Gan thỏ đế |
|
|
|
Cháy nhà ra mặt chuột |
|
|
|
Rồng đến nhà tôm |
|
|
|
Trả lời:
Thành ngữ tiếng Việt |
Ý nghĩa thành ngữ |
Con vật |
Ý nghĩa của con vật trong văn hóa Việt |
Miệng hùm gan thỏ |
Tỏ ra bạo dạn nhưng thực chất hèn kém |
Hùm, thỏ |
- hùm: mạnh bạo, hùng hổ - thở: nhút nhát |
To như voi |
Có vóc người rất to lớn |
voi |
Voi: to lớn |
Làm thân trâu ngựa |
Phải quỵ lụy, hầu hạ, cung phụng, làm nô lệ cho người khác. |
Trâu, ngựa |
Trâu – ngựa; thân phận thấp hèn. |
Mèo khen mèo dài đuôi |
Tự mình khen mình, tự đề cao mình |
mèo |
Mèo: kẻ tự khen mình, tự đề cao mình. |
Ngựa non háu đá |
Trẻ tuổi, thường ngạo mạn, kiêu căng, hung hăng và bất chấp, thích đối đầu mà không biết lượng sức mình. |
Ngựa (non) |
Ngựa (non): người trẻ tuổi, ngạo mạn, kiêu căng. |
Khẩu Phật tâm xà |
Miệng nói lời từ bi, ra vẻ là đức độ, thương người như Phật mà trong lòng thì nham hiểm. |
Rắn (xà: rắn) |
Rắn: nham hiểm, độc ác |
Cú đội lốt công |
Mượn cái vẻ đẹp bề ngoại để che giấu bản chất xấu xí bên trong, nhằm bịp bợm, lừa dối người khác, ví như chim cú xấu xí mượn hình thức của chim công để người ta lầm tưởng về vẻ đẹp của nó. |
Cú, công |
- cú: xấu - công: đẹp |
Gan thỏ đế |
Nhút nhát, luôn run sợ, hãi hùng, ví như tính nhát gan của loài thỏ đế |
Thỏ đế |
Thỏ đế: nhút nhát |
Cháy nhà ra mặt chuột |
Do có sự biến, sự việc xảy ra mà phơi bày, lộ tẩy sự thật vốn có, không còn che đậy, giấu giếm được nữa. |
Chuột |
Chuột: bản chất xấu xa |
Rồng đến nhà tôm |
Người cao quý, sang trọng đến thăm kẻ hèn mọn (cách nói khiêm nhường để tỏ thái độ tôn trọng hiếu khách) |
Rồng, tôm |
- rồng: người cao quý - tôm: kẻ hèn mòn |
Câu 12:
08/07/2024Dựa vào văn bản, hãy liệt kê và phân loại các từ ngữ vay mượn theo bảng sau (làm vào vở):
Từ vay mượn |
|
Trường hợp không có từ tương đương trong tiếng Việt |
Trường hợp có từ tương đương trong tiếng Việt |
Ví dụ: ghi đông… |
Ví dụ: album… |
Trả lời:
Từ vay mượn |
|
Trường hợp không có từ tương đương trong tiếng Việt |
Trường hợp có từ tương đương trong tiếng Việt |
Ví dụ: ghi đông, phanh (frein), săm (chambre a air), com lê (complet), ca vát (cra- vate), lắc lê (la clé), lập là (le plat), bốt (botte), măng tô (manteau),... |
Ví dụ: toillette (nhà vệ sinh), lavabo (chậu rửa), album (tập ảnh), xà phòng bột (bột giặt), sếp cẩm (viên cai đội), ma lanh – malin (khôn ranh),... |
Câu 13:
22/07/2024Trả lời:
Tiêu chí |
Nội dung |
Ví dụ |
1 |
những từ biểu thị các khái niệm, sự vật hoàn toàn mới (đó có thể là những sự vật, hiện tượng chưa từng xuất hiện trong xã hội người Việt, nhưng cũng có thể xuất hiện với nội hàm ngữ nghĩa mới) |
con chip, siêu thị, bao liêu, hầm chui, không tặc, tin tặc, hooligan, hat-trick, massage, tuổi teen, bê tông fun, chữ ký tươi, tiền tươi (thóc thật), bản cứng bản mềm, photocopy, scanner, file, báo in, bắc nói, báo hình, báo điện tử báo mạng, thế giới ảo, sống ảo.... |
2 |
nhiều từ được coi là mới, xuất hiện và được bổ sung do nhu cầu cần diễn đạt những sắc thái ngữ nghĩa, biểu thị tư tưởng, tình cảm, hành động... của con người một cách chính xác, tinh tế hơn. |
gạo cội f. 1. gạo tốt, còn nguyên hạt sau khi xay giã. 2. Người có tài năng, có trình độ cao, thuộc loại chủ chốt (thường nói về diễn viên hay vận động viên thể thao). Đó là một diễn viên gạo cội trong làng chèo (Như vậy, nghĩa cũ của “gạo cội” gần như đã mất và thay thế bằng nghĩa mới) |
3 |
một số từ thuộc phương ngữ, trước đây chỉ dùng hạn hẹp trong một số địa phương, vùng miền, bây giờ được sử dụng rộng rãi trong toàn quốc, thậm chí lấn át biến thể chính trong ngôn ngữ toàn dân. |
gạch bông (gạch hoa), quậy (phá quấy), bột giặt (xà phòng bột), máy lạnh (máy điều hoà nhiệt độ), chích (tiêm), ngừa (phòng).... |
4 |
nhiều từ cổ, từ cũ gần như chỉ xuất hiện trong văn bản ngày trước, bây giờ được dùng trở lại. |
cử nhân (hiện tại dùng chỉ “người tốt nghiệp đại học các ngành không phải khoa học ứng dụng hoặc kĩ thuật", trước kia dùng chỉ “học vị của người đỗ khoa thi Hương trên tú tài”); công chứng (sự chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm xác nhận về mặt pháp lí các văn bản, hoặc bản sao từ bản gốc, bản chính; trước đây dùng để chỉ “sự xác nhận của đại diện cơ quan công quyền về một sự kiện nào đó”). Hoặc, một số từ ngữ cũ được dùng với sắc thái nghĩa mới. Chẳng hạn: cập nhật, khiêm tốn. |
5 |
các từ mới xuất hiện, được dùng nhờ phương thức ẩn dụ, hoán dụ, dùng với nghĩa bóng hoặc chuyển nghĩa. |
chợ cóc ở chợ nhỏ, chợ tạm, thường hợp một cách tự phát, không cố định một chỗ, trong thời gian ngắn cơm bụi d. cơm bình dân, thường bán trong hàng quán nhỏ, tạm bọ, sơ sài; xe bãi đ. xe cũ ở các bãi thải công nghiệp được nhập về để sử dụng lại... |
Câu 14:
22/07/2024Trả lời:
- Có một số từ ngữ thuộc phương ngữ, trước đây chỉ dùng hạn hẹp trong một số địa phương, bây giờ được sử dụng rộng rãi trên toàn quốc, thậm chí lấn át biến thể chính trong ngôn ngữ toàn dân như gạch bông (gạch hoa), máy lạnh (máy điều hoà nhiệt độ), chích (tiêm), ngừa (phòng)...
Câu 15:
09/07/2024Trả lời:
Các từ ngữ mới xuất hiện trong đại dịch Covid -19 là: coronavirus, Covid-19, F0, F1, F2, F3,5K, giọt bắn, thu dung...
Câu 16:
22/07/2024Trả lời:
- Các từ ngữ được cấu tạo trên cơ sở các từ trên là: đặc khu kinh tế, trí tuệ nhân tạo, kinh tế tri thức, điện thoại thông minh, đồng hồ thông minh, rô bốt hút bụi, dạy học trực tuyến, truyền hình trực tuyến....
+ đặc khu kinh tế: mô hình phát triển kinh tế được nhiều quốc gia áp dụng. Đây được xem như một chiến lược, sự đầu tư nhằm xây dựng sự phồn vinh trên đấu trường quốc tế.
+ trí tuệ nhân tạo: là một lĩnh vực của khoa học máy tính, tập trung vào việc tạo ra những cỗ máy thông minh, có thể hoạt động và phản ứng như con người.
+ kinh tế tri thức: nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống.
+ điện thoại thông minh: là khái niệm để chỉ các loại thiết bị di động kết hợp điện thoại di động các chức năng điện toán di động vào một thiết bị.
+ đồng hồ thông minh: là đồng hồ đeo tay vi tính hóa với chức năng như tăng cường thời gian duy trì và thường được so sánh với thiết bị kỹ thuật số cá nhân
+ rô bốt hút bụi là một robot hút bụi với lập trình thông minh giúp tự động hóa việc hút bụi.
+ dạy học trực tuyến: là hình thức giáo dục online, giúp chúng ta có thể tiếp nhận thông tin dễ dàng, với các phương tiện như: điện thoại, máy tính hoặc máy tính bảng có kết nối Internet.
+ truyền hình trực tuyến: là một sản phẩm truyền hình phát sóng trong thời gian thực, tức là chương trình được sản xuất và phát sóng trực tiếp khi sự kiện đang diễn ra.
Câu 17:
22/07/2024Trả lời:
- Những từ ngữ mới được cấu tạo theo mô hình trên là: cân điện tử, giáo án điện tử, nhạc cụ điện tử, nhạc điện tử, thương mại điện tử, hoá đơn điện tử...
Câu 18:
21/07/2024Trả lời:
- X + trực tuyến (dạy học trực tuyến, ngân hàng trực tuyến, dịch vụ công trực tuyến...)
- X + nhân tạo (trí thông minh nhân tạo, trí tuệ nhân tạo, nước mắt nhân tạo, biển nhân tạo, cỏ nhân tạo...)
- X + thông minh (đồng hồ thông minh, giàn phơi thông minh, bút thông minh, bàn học thông minh...)
Câu 19:
22/07/2024Các từ ngữ sau có sự biến đổi ý nghĩa. Hãy điền thông tin nghĩa cũ và nghĩa mới vào bảng sau (làm vào vở):
Từ ngữ |
(Các) nghĩa cũ |
(Các) nghĩa mới |
Chữa cháy |
Dập tắt lửa của đám cháy để ngăn hỏa hoạn. |
Giải quyết việc cấp bách, cốt để tạm thời đối phó, chưa giải quyết vấn đề một cách căn bản. Ví dụ: Nó trót làm sai nên bây giờ phải tìm cách chữa cháy. |
Lên ngôi |
|
|
Gối đầu |
|
|
Gặt hái |
|
|
Chát |
|
|
Sốt |
|
|
Trả lời:
Từ ngữ |
(Các) nghĩa cũ |
(Các) nghĩa mới |
Chữa cháy |
Dập tắt lửa của đám cháy để ngăn hỏa hoạn. |
Giải quyết việc cấp bách, cốt để tạm thời đối phó, chưa giải quyết vấn đề một cách căn bản. Ví dụ: Nó trót làm sai nên bây giờ phải tìm cách chữa cháy. |
Lên ngôi |
lên làm vua |
chiếm vị trí hàng đầu, được ham chuộng ưa thích. Ví dụ: Kiểu tóc này đang lên ngôi. |
Gối đầu |
gác một đầu lên chỗ khác, vật khác |
chồng lên, làm tiếp thêm một việc chưa kết thúc, để có sự kế tiếp, không đứt đoạn, không ngắt quãng Ví dụ: Anh ấy trồng gối đầu các loại cây ngày. |
Gặt hái |
gặt và thu hoạch mùa màng (nói khái quát) |
đạt được, thu được kết quả tốt đẹp (sau một thời gian lao động, hoạt động nói khái quát) Ví dụ: Sau những nỗ lực không mệt mỏi, cô ấy đã gặt hái được thành công. |
Chát |
có vị như vị của chuối xanh xít vào họng rất khó nuốt |
(nói về giá phải trả) quá đắt, khó chấp nhận. Ví dụ: Cái áo này giả chút quả |
Sốt |
tăng nhiệt độ cơ thể lên quá mức bình thường do bị bệnh |
ở trạng thái tăng đột ngột về nhu cầu, khiến hàng trở nên khan hiếm, giá tăng nhanh. Ví dụ: Sau những cơn sốt, thị trường bất động sản có đấu hiệu hạ nhiệt. |
Câu 20:
06/07/2024Tìm từ ngữ tương ứng với các nghĩa sau:
a. hệ thống gồm các mạng máy tính được nối với nhau trên phạm vi toàn thế giới, tạo điều kiện cho các dịch vụ truyền thông dữ liệu, như tìm đọc thông tin từ xa, truyền các tệp tin, thư tín điện tử và các nhóm thông tin
b. hội chứng bệnh mất khả năng miễn dịch, gây tử vong
c. lối hát hoà theo nhạc đệm, dựa vào thiết bị nghe nhìn vừa nghe được nhạc vừa có thể xem phụ đề ghi lời của bài hát trên màn hình (một hình thức giải trí)
d. thể loại nhạc dân gian hiện đại, có nguồn gốc từ phương Tây, chuyên sử dụng dàn trống và guitar điện, có tiết tấu mạnh mẽ
e. máy thường có hình dạng giống người, có thể làm thay cho con người một số việc, thực hiện một số thao tác kĩ thuật phức tạp
Trả lời:
Từ ngữ |
Nghĩa |
Internet |
hệ thống gồm các mạng máy tính được nối với nhau trên phạm vi toàn thế giới, tạo điều kiện cho các dịch vụ truyền thông dữ liệu, như tìm đọc thông tin từ xa, truyền các tệp tin, thư tín điện tử và các nhóm thông tin |
AIDS |
hội chứng bệnh mất khả năng miễn dịch, gây tử vong |
Karaoke |
lối hát hoà theo nhạc đệm, dựa vào thiết bị nghe nhìn vừa nghe được nhạc vừa có thể xem phụ đề ghi lời của bài hát trên màn hình (một hình thức giải trí) |
Rock |
thể loại nhạc hiện đại, có nguồn gốc từ phương Tây, chuyên sử dụng dàn trống và guitar điện, có tiết tấu mạnh mẽ |
Robot |
máy thường có hình dạng giống người, có thể làm thay cho con người một số việc, thực hiện một số thao tác kĩ thuật phức tạp |
Câu 21:
06/07/2024Trả lời:
Nhóm ý kiến |
Quan điểm |
Nhóm tán đồng |
Ngôn ngữ giới trẻ độc đáo, mới lạ, sáng tạo, đa dạng, dễ thương, đáng yêu, gần gũi... Loại ngôn ngữ này thể hiện sự trẻ trung, năng động, nhí nhảnh, vui tươi, phong cách, cá tính... Nó có thể giúp xả stress, tiết kiệm kí tự, thời gian. |
Nhóm lên án |
Đó là thứ ngôn ngữ kì dị, biến dạng, méo mó, lai căng hỗn tạp, vô nguyên tắc, không phù hợp với sắc thái tiếng Việt... Ngôn ngữ sẽ bị rối loạn, tiếng Việt bị thoái hoá... Điều này thể hiện thói quen xấu, là sự “bạo hành” đối với tiếng Việt, thậm chí còn cho đó là biểu hiện của sự sa sút về nhân cách, có thể làm mất giá trị văn hoá Việt. |
Nhóm nhìn nhận với thái độ dung hòa |
Nếu không lạm dụng thì việc sử dụng ngôn ngữ giới trẻ cũng không ảnh hưởng gì nhiều, quan trọng là phải biết dùng đúng nơi, đúng lúc. Ngôn ngữ giới trẻ cũng chỉ là một dạng tiếng lóng, nó xuất hiện theo từng giai đoạn, nó tự xuất hiện và cũng sẽ tự mất đi theo quy luật của nó. Việc sử dụng loại ngôn ngữ này chưa hẳn là một điều đáng chê trách. |
Câu 22:
22/07/2024Lập bảng mô tả thực trạng sử dụng ngôn ngữ giới trẻ theo mẫu sau (làm vào vở):
Thực trạng sử dụng ngôn ngữ giới trẻ |
Mô tả chi tiết |
Dạng biểu hiện phổ biến |
|
Phạm vi sử dụng |
|
Đối tượng sử dụng |
|
Mức độ sử dụng |
|
Trả lời:
Thực trạng sử dụng ngôn ngữ giới trẻ |
Mô tả chi tiết |
Dạng biểu hiện phổ biến |
Sử dụng những kết hợp kỳ lạ, sử dụng biến âm, sử dụng tiếng Anh chen tiếng Việt, viết tắt, sử dụng tiếng lóng... |
Phạm vi sử dụng |
Đa phần giới trẻ đều ít sử dụng trong giao tiếp gia đình, trường học; phần lớn sử dụng trong các môi | trường khác; số người trả lời sử dụng ở mọi nơi hay không sử dụng ở nơi nào chiếm tỉ lệ ít hơn hẳn. |
Đối tượng sử dụng |
Đa phần giới trẻ chỉ sử dụng ngôn ngữ “tuổi teen” với bạn bè (81,8%), tiếp đến là sử dụng với người ít tuổi hơn và anh chị (14,3%), ít người sử dụng với người lớn tuổi hơn thuộc thế hệ trên mình: ông bà, bố, mẹ (3,9%). |
Mức độ sử dụng |
Số người trẻ trả lời thỉnh thoảng mới sử dụng ngôn ngữ riêng của mình chiếm tỉ lệ cao (khoảng 40 đến 50%), số người thường xuyên sử dụng chiếm tỉ lệ thấp hơn (khoảng 20 đến 40%), tiếp đến là những người cho rằng họ hiếm khi sử dụng (khoảng 10 đến 20%) và chỉ có một số ít cho rằng họ chưa bao giờ sử dụng (khoảng 5 đến 8%). |
Câu 23:
10/07/2024Trả lời:
Những nguyên nhân khiến giới trẻ thích sử dụng ngôn ngữ "tuổi teen”:
1) Về mặt tâm lí, ở lứa tuổi này, giới trẻ thường thích chứng tỏ bản thân, muốn được khẳng định sự độc đáo cá nhân bằng những điều mới lạ. Ngoài việc thể hiện bằng cách ăn mặc, kiểu tóc, các trò giải trí... thì ngôn ngữ cũng là một trong số những cách để giới trẻ khẳng định đẳng cấp và cá tính của mình. Cũng ở giai đoạn này, do đặc điểm tâm sinh lí, giới trẻ cũng dễ bị cuốn theo trào lưu mới, nhất là những trào lưu mang đặc trưng phong cách lứa tuổi. Thông thường, việc theo trào lưu được giới trẻ xem là phù hợp, không lạc hậu hay dị biệt.
2) Ngôn ngữ giới trẻ thể hiện được sự vui tươi, hồn nhiên, nhí nhảnh, sự sáng tạo... với mục đích tạo sự vui vẻ, gần gũi, thu hẹp khoảng cách trong giao tiếp. Hơn nữa, với những kí tự sáng tạo này, giới trẻ có thể dễ dàng biểu lộ cảm xúc của mình. Trong nhiều trường hợp, nó làm giảm bớt sự nghiêm túc, khô khan, nhàm chán so với ngôn ngữ bình thường.
3) Bảng việc sử dụng ngôn ngữ giới trẻ, có thể giảm bớt số lẫn đánh kí tự. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, công sức.
4) Giới trẻ coi ngôn ngữ “tuổi teen” là những “phát minh ngôn ngữ” giúp họ trao đổi, chia sẻ “nội bộ” với nhau mà người lớn khó có thể hiểu và kiểm soát được.
Câu 24:
06/07/2024Trả lời:
Những từ ngữ mới, những cách diễn đạt mới của giới trẻ mà em biết: trứng ngỗng, trúng tủ, ảo tưởng sức mạnh, anh hùng bàn phím…
Câu 25:
15/07/2024Trả lời:
- Những từ ngữ mới, những cách diễn đạt mới của giới trẻ không phải là ngôn ngữ chung của cả cộng đồng.
- Khi sử dụng ngôn ngữ giới trẻ cần:
+ Sử dụng đúng hoàn cảnh.
+ Dùng giao tiếp với đúng đối tượng
+ …
Câu 26:
22/07/2024Theo tác giả, các nhà thơ thường dùng những thủ pháp nào để tạo ra những kết hợp “lạ hoá” trong thơ ca? Lập bảng mô tả các thủ pháp “lạ hoá” trong thơ ca theo mẫu sau (làm vào vở):
Thủ pháp “lạ hóa” |
Ví dụ |
|
|
Trả lời:
Thủ pháp “lạ hóa” |
Ví dụ |
Đảo trật tự từ |
– Nhìn càng lã chã giọt hồng (Nguyễn Du) – Thật lòng mình cũng nao nao lòng người (Nguyễn Du) – Nàng rằng “Lồng lộng trời cao” (Nguyễn Du) – Hãy còn thoang thoảng hương trầm chưa phai (Nguyễn Du) – Bạc phơ mái tóc người Cha (Tố Hữu) – Thuyền về nước lại sầu trăm ngả (Huy Cận) – Cây bưởi sau nhà ngan ngát hương đưa (Phan Thị Thanh Nhàn) |
Chuyển (từ) loại |
Thu rất em và xanh rất cao (Lê Đạt) |
Mở rộng phổ kết hợp |
Chiều xô bóng ngã vào đêm Chị ngồi không gió ngoài thêm lặng trôi (Trần Anh Thái) |
Câu 27:
21/07/2024Trả lời:
- Những cách diễn đạt mới này là của cá nhân, không phải là cách diễn đạt mới của cả cộng đồng. Vì trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, người Việt sẽ không dùng những cách diễn đạt như vậy.
- Vẫn có những từ ngữ mới, những cách diễn đạt mới ban đầu là của một cá nhân – một tác giả, sau đó được cộng đồng chấp nhận và trở thành từ ngữ, cách diễn đạt của cả cộng đồng. Những từ ngữ mới này có thể được ghi vào từ điển, trở thành vốn từ vựng của dân tộc. Đây chính là vai trò vô cùng quan trọng của các nhà văn, nhà thơ trong quá trình phát triển ngôn ngữ của dân tộc.
Câu 28:
22/07/2024Phân tích hiệu quả biểu đạt của các kết hợp từ được in đậm dưới đây:
a.
Đường trong làng: hoa đại với mùi rơm...
Người cùng tôi đi đạo giữa đường thơm
Lòng giặt sẵn ít hương hoa tưởng tượng
Đất thêm nắng, bóng tre rồi bóng phượng.
(Huy Cận, Đi giữa đường thơm)
b.
Đọng nắng thôi, cát chẳng đọng mưa
Bàn chân lùa bàn chân thêm bỏng rút
(Xuân Quỳnh, Gió Lào cát trắng)
Trả lời:
a. Cách kết hợp “đất thêu nắng” rất đặc biệt. Thông thường, “đất” và “nắng” không phải là những đối tượng những chất liệu có thể kết hợp được với động từ “thêu”. Tuy nhiên, trong bài thơ Đi giữa đường thơm, Huy Cận đã sử dụng cách kết hợp “đất thêu nắng”. Cách diễn đạt tưởng chừng như vô lí này đặt trong ngữ cảnh của bài thơ (ánh nắng rọi qua những tán lá tạo nên những hình ảnh đẹp trên nền đất của con đường làng) lại trở nên có lí. Các từ ngữ được mở rộng khả năng kết hợp đến mức tối đa. Và “đất”, “nắng” bỗng chốc thành chất liệu có thể “thêu” được. Cách diễn đạt có sức gọi tả cao và gây ấn tượng đặc biệt cho người đọc.
Đường trong làng: hoa đại với mùi rơm... Người cùng tôi đi đạo giữa đường thơm Lòng giải sẵn ít hương hoa tưởng tượng Đất thêu nắng, bóng tre rồi bóng phượng.
(Huy Cận, Đi giữa đường thơm)
b. Cách kết hợp “đọng nắng” cũng rất đặc biệt. “Đọng” vốn có nghĩa gốc chỉ “(chất lỏng) dồn lại ở một chỗ, do không chảy, không thoát đi được”. Khi chuyển nghĩa, “đọng” dùng để chỉ ý “dồn lại một chỗ do không lưu thông không chuyển đi được” nhưng cũng chỉ dùng cho các vật thể (hàng còn đọng lại). “Đọng” còn có một nghĩa chuyển nữa, được dùng để chỉ ý “được giữ lại, chưa mất đi (nụ cười còn đọng trên môi, đọng lại nhiều kỉ niệm). Tuy nhiên, cách kết hợp “đọng + nắng” thật sự mới lạ và sáng tạo. Trong trường hợp này, người ta hình dung “nắng” cũng giống như một loại chất lỏng nhất là khi đặt trong ngữ cảnh “cát chẳng đọng mưa” ở vế sau. Kết hợp từ “đọng nắng” mới mẻ, giàu sức biểu cảm và gây ấn tượng mạnh cho độc giả.
Đọng nắng thôi, cát chẳng đọng mưa
Bàn chân lừa bàn chân thêm bỏng rát!
(Xuân Quỳnh, Gió Lào cát trắng)
Câu 29:
22/07/2024Trả lời:
-
Hoa hồng nở hoa hồng lại rụng
Hoa nở hoa tàn thảy vô tình.
Hương hoa bay thấu vào trong ngục
Kể với tù nhân nỗi bất bình.
-
... Ngày mềm nhũn đang chảy từ chiếc đồng hồ cát đến con lợn đất/ Bụi trên bàn chờ hóa kiếp trần gian/ Thời gian ơi cho tôi quá giang một đoạn.
(Thi Nguyên - Trên bàn viết)
-
...Em cởi bỏ mọi trang phục pha lê nứt vỡ/ cởi bỏ mọi tư duy hình thức đã khô đình nát bến cạn/ hòa nhập vào cơ thể ta đang tốc hành về phía ánh sáng/ hay đóng cửa/ tự huyễn hoặc mình/ và chờ chết?
(Phan Hoàng - Em nóng dần lên - Vannghesaigon.com).
- …
Câu 30:
22/07/2024Nối những từ ngữ ở cột A với phần giải thích nghĩa ở cột B sao cho phù hợp (làm vào vở):
A |
|
B |
1. du lịch bụi |
|
a. mô hình có trình tự giảng dạy dào ngược so với mô hình giảng dạy truyền thống, trong đó người học phải xem các bài giảng trực tuyến trước khi đến lớp, giờ học trên lớp sẽ dành cho các hoạt động giúp người học nâng cao các kĩ năng. |
2. lớp học đảo ngược |
|
b. rừng được dùng để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, chắn sóng, phòng chống các diễn biến có hại của tự nhiên nói chung. |
3. bọc lót |
|
c. còn được gọi là trí thông minh nhân tạo, thường được sử dụng để mô tả các máy móc (hoặc máy tinh) có khả năng bắt chước các chức năng "nhận thức của con người. |
4. rừng phòng hộ |
|
d. (khẩu ngữ sẵn sàng làm những việc (thường tổn nhiều sức lực, tiền của) mà người khác hay ngại làm hoặc không dám làm. |
5. sến |
|
e. (khẩu ngữ hai người hoặc hai sự việc, hai hiện tượng (thưởng cùng loại) luôn đi đôi với nhau và có sự ăn ý, hỗ trợ lẫn nhau một cách mặt thiết. |
6. chịu chơi |
|
g. (các cầu thủ) phối hợp với nhau cùng che chắn và bảo vệ khung thành. |
7. chịu trận |
|
h. (khẩu ngữ) chịu đựng, chấp nhận điều không hay về mình mà không hoặc không thể né tránh. |
8. gato |
|
i. (từ ngữ của giới trẻ) người yêu. |
9. trí tuệ nhân tạo |
|
k. (khẩu ngữ bộc lộ tình cảm yếu đuối đến mức uỷ mị, sướt mướt. |
10. chạy sô |
|
l. (từ ngữ của giới trẻ) ghen tị, viết tắt của cụm từ "ghen ăn tức ở. |
11. cặp bài trùng |
|
m. (khẩu ngữ) tham gia nhiều số diễn trong cùng một buổi ở những địa điểm khác nhau. |
12. gấu |
|
n. loại hình du lịch mà chuyến đi do chính bản thân mình tự lên kế hoạch và tự thực hiện. |
Trả lời:
1n |
4b |
7h |
10m |
2a |
5k |
8l |
11e |
3g |
6d |
9c |
12i |
Câu 31:
12/07/2024Trả lời:
- Từ ngữ đã được cộng đồng chấp nhận: du lịch bụi, lớp học đảo ngược, bọc lót, rừng phòng hộ, sến, chịu chơi, chịu trận, trí tuệ nhân tạo, chạy số, cặp bài trùng.
- Từ ngữ chỉ được sử dụng trong một nhóm người: gato, gấu.
Câu 32:
06/07/2024Trả lời:
- Không nên sử dụng biệt ngữ xã hội, khẩu ngữ trong văn bản đơn từ, văn bản thông tin. Vì thế, chúng ta không nên sử dụng những từ ngữ như gato, gấu (biệt ngữ xã hội), sến, chịu chơi, chịu trận, chạy sô, cặp bài trùng (khẩu ngữ) khi viết các kiểu văn bản này.
Câu 33:
18/07/2024Trả lời:
Tham khảo
Chắc hẳn chúng ta ít nhiều đều đã được nghe qua về công cụ gần đây mới được ra mắt: Chat GPT - một công cụ được xem là toàn năng khi có thể giải đáp tất cả mọi thứ, kể cả viết một bài văn hoàn chỉnh. Sự ra đời, phát triển và thông dụng của Chat GPT đặt ra cho con người những suy ngẫm về sự phát triển của nó nói riêng, và trí tuệ nhân tạo nói chung. Liệu rằng trong tương lai, trí tuệ nhân tạo có hoàn toàn thay thế được con người? Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích của trí tuệ nhân tạo như tiết kiệm sức lao động của con người, giúp phát hiện và hạn chế những rủi ro, xóa bỏ những khoảng cách,... Thế giới ngày càng phát triển hiện đại hơn, thông minh hơn, sự ra đời của những thiết bị công nghệ cao ngày càng nhiều, tỉ lệ người thất nghiệp do trí tuệ nhân tạo thay thế cũng ngày càng gia tăng,... Song, trí tuệ nhân tạo sẽ không thể thay thế được con người, vì đó là những sản phẩm do con người sáng tạo, chỉ có thể hoạt động với dữ liệu được cung cấp, khả năng sáng tạo hạn chế lại không có kỹ năng mềm,... Điều quan trọng nhất, trí tuệ nhân tạo không có trái tim, không có cảm xúc giống như con người. AI có thể truyền đạt tri thức cho học sinh lĩnh hội, nhưng sẽ không thể dạy cho các em cách để sống, để làm người với nhân cách cao đẹp. AI cũng có thể hỗ trợ bác sĩ trong việc cải thiện tình trạng sức khẻ bệnh nhân, nhưng sẽ không bao giờ có được sự cảm thông, thấu hiểu và chia sẻ với người bệnh... Sống chung với trí tuệ nhân tạo, khoa học công nghệ cao là điều chắc chắn. Để sống chung thoải mái và nhàn nhã với nó, con người phải không ngừng học, nâng cấp bản thân. “Giống như thời xưa, người cưỡi ngựa luôn thắng người đi bộ, nhưng phải học cưỡi nó, ai càng giỏi chế ngự thì chạy càng nhanh” (trích bình luận của một độc giả báo VnExpress). Trí tuệ nhân tạo cũng là con ngựa mà mọi người phải học cách để chế ngự nó.
Câu 34:
21/07/2024Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Một luồng đèn pha xe máy từ đầu phố quét tới, đủ cho anh nhận ra họ có vẻ là một cặp vợ chồng. Một cao gầy xiêu vẹo, một nhỏ bé tả tươi và cái tã tượi đó có lẽ lại đang bế một đứa bé ngủ im lịm như bế một xác chết trên tay thì phải?
(Chu Lai, Phố)
a. Giải thích nghĩa của các từ “tã tượi”, “im lịm” trong đoạn trích trên. Dựa vào đầu bạn nhận ra nghĩa ấy của từ?
b. Thử thay các từ trên bằng các từ đồng nghĩa và so sánh hiệu quả biểu đạt giữa các trường hợp.
c. Từ “tã tượi” được xem là từ mới (theo Từ điển từ mới tiếng Việt, Chu Bích Thu (Chủ biên), NXB Phương Đông, 2008) và tác giả Từ điển từ mới tiếng Việt có dẫn ngữ liệu trên của Chu Lai trong công trình của mình. Bạn có nhận xét gì về vai trò của các nhà văn, nhà thơ trong việc phát triển vốn từ vựng của dân tộc?
Trả lời:
a.
Dựa vào ngữ cảnh để nhận ra ý nghĩa của từ.
- Tã tượi: ở trạng thái tả tơi và rũ xuống, trông thảm hại.
- Im lịm: giống như im lìm, nhưng nghĩa mạnh hơn (Im lìm; ở trạng thái hoàn toàn không có tiếng động, tựa như không có biểu hiện gì của sự sống).
b.
- Có thể thay từ “tã tượi” bằng từ “tơi tả”. Tuy nhiên, từ “tã tượi” nhấn mạnh vào trạng thái “rũ xuống”, trạng thái “thảm hại” hơn.
- Có thể thay từ “im lịm” bằng từ im lìm”. Tuy nhiên, khi sử dụng từ “im lịm”, tính chất “hoàn toàn không có tiếng động, tựa như không có biểu hiện gì của sự sống” được nhấn mạnh, được thể hiện một cách rõ ràng hơn. Bởi vì từ “lịm” có nghĩa “ở vào tình trạng toàn thân bất động vì không còn sức lực, tri giác” (người bệnh lịm dần, ngủ lịm đi).
- Trong ngữ cảnh này, việc sử dụng hai từ “tã tươi" và "im lịm” giúp cầu văn giàu sức gợi tả hơn (khi so sánh với việc dùng hai từ “tả tơi”, “im lìm”). Hai từ “tã tượi” và "im lịm" miêu tả các nhân vật chân thật, khiến người đọc bị ám ảnh về số phận con người.
c. Từ “tã tượi” được xem là từ mới (theo Từ điển từ mới tiếng Việt, Chu Bich Thu chủ biên và tác giả Từ điển từ mới tiếng Việt có dẫn ngữ liệu trên của Chu Lai trong công trình của mình
- Vai trò của các nhà văn, nhà thơ trong việc phát triển vốn từ vựng của dân tộc: Nhà văn, nhà thơ là những người có vai trò quan trọng trong việc phát triển vốn từ vựng của dân tộc. Có nhiều từ ngữ mới ban đầu thuộc về một cá nhân – một tác giả, sau đó dần dần dược cộng đồng chấp nhận và trở thành từ ngữ của cả cộng đồng, được ghi vào trong tử diễn như từ “tã tượi” trong bài tập này.
Câu 35:
07/07/2024Cho các nghĩa của từ “lặn” như sau:
1. Tự làm cho mình chìm sâu xuống nước.
2. Biến đi như lẩn mất vào bên trong
3. (Khẩu ngữ) Trốn biệt đi.
4. Khuất mất đi phía dưới đường chân trời.
a. Theo bạn, trong các nghĩa này, đâu là nghĩa mới của từ? Vì sao bạn nhận xét như vậy?
b. Tìm ví dụ minh họa cho các nghĩa trên.
Trả lời:
a.
- Trong các nghĩa của từ “lặn” đã cho, nghĩa thứ ba “(khẩu ngữ) trốn biệt đi” là nghĩa mới của từ. Chúng ta có thể căn cứ vào các cuốn từ điển: Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), Từ điển từ mới tiếng Việt (Chu Bích Thu chủ biên) để đưa ra
kết luận như vậy.
- Trong Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, 2002), từ “lặn” chỉ có 3 nghĩa (không có nghĩa thứ ba như đề bài đã cho). Trong Từ điển từ mới tiếng Việt (Chu Bích Thu chủ biên, 2008), từ “lặn” có 4 nghĩa như đề bài đã cho, trong đó, nghĩa thứ ba (khẩu ngữ) trốn biệt đi” là nghĩa mới của từ.
b. Ví dụ minh họa:
- Nó lặn xuống đáy hồ để tìm chiếc kính bơi.
- Các nổi sởi đã lặn.
- Bỗng nhiên anh ấy lặn mất tăm.
- Khi Mặt Trời lặn, chàng vội vã trở về nhà.