Các nước châu Phi
Các nước châu Phi
-
302 lượt thi
-
21 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
23/07/2024Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi diễn ra sớm nhất ở khu vực nào?
Phong trào đấu tranh giành độc lập của châu Phi bùng nổ sớm nhất ở Bắc Phi (Ai Cập, Libi), sau đó lan ra các vùng khác.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2:
23/07/2024Sự kiện nào là mốc mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi?
Sự kiện mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi là cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập (3-7-1952), lật đổ vương triều Pharúc- chỗ dựa của thực dân Anh, lập nên nước Cộng hòa Ai Cập (1953)
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3:
23/07/2024Năm 1960, ở châu Phi đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?
Năm 1960 được lịch sử ghi nhận là “Năm châu Phi” với 17 nước được trao trả độc lập.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4:
23/07/2024Sự kiện nào là mốc đánh dấu sự sụp đổ về cơ bản của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi?
Năm 1975, thắng lợi của nhân dân Môdămbích, Ănggôla trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân Bồ Đào Nha, về cơ bản đã chấm dứt sự tồn tại của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5:
23/07/2024Ai là Tổng thống người da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi?
Với thắng lợi của cuộc bầu cử dân chủ đa chủng tộc lần đầu tiên ở Nam Phi (4-1994), Nenxơn Manđêla đã trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6:
23/07/2024Văn bản pháp lý nào ở Nam Phi đã chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc?
Tại Nam Phi, trước áp lực đấu tranh của người da màu, bản Hiến pháp tháng 11-1993 được thông qua đã chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7:
23/07/2024Đâu không phải là điều kiện khách quan thuận lợi dẫn đến bùng nổ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)?
Sự phát triển về ý thức dân tộc của các quốc gia ở châu Phi không phải là điều kiện khách quan thuận lợi, mà là điều kiện chủ quan để phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ và giành thắng lợi sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8:
23/07/2024Đặc điểm chung của tình hình kinh tế- xã hội châu Phi sau khi giành độc lập là
Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi bước vào thời kì xây dựng đất nước. Mặc dù đạt được một số thành tựu nhưng rất nhiều nước châu Phi vẫn trong tình trạng lạc hậu, không ổn định và khó khăn do xung đột, đảo chính, nội chiến diễn ra liên miên.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9:
23/07/2024Tại sao sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), châu Phi được mệnh danh là “Lục địa mới trỗi dậy”?
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi diễn ra lẻ tẻ, yếu ớt và hầu hết đều thất bại. Tuy nhiên sau chiến tranh, nhờ những điều kiện thuận lợi, phong trào đã có bước phát triển mạnh mẽ và đều giành được thắng lợi. Do đó, châu Phi được mệnh danh là “Lục địa mới trỗi dậy”.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10:
23/07/2024Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi cũng được xếp vào phong trào giải phóng dân tộc?
Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi cũng được xếp vào phong trào giải phóng dân tộc vì chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái của chủ nghĩa thực dân. Đánh đổ được chế độ này cũng là đánh đổ được một hình thái áp bức, bóc lột thực dân.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11:
23/07/2024Năm 1960, 17 nước châu Phi được trao trả độc lập khởi nguồn từ sự kiện nào?
Tuyên bố Phi thực dân hóa được thông qua theo Nghị quyết số 1514 (XV) ngày 1/4/1960 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc. Theo đó, các nước thực dân sẽ phải trao trả lại nền độc lập cho các thuộc địa của mình. Đây là sự kiện khởi nguồn để 17 nước châu Phi được trao trả độc lập trong năm 1960.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12:
23/07/2024Anh (chị) hiểu như thế nào là chế độ Apácthai?
Apacthai (tiếng Hà Lan: Apartheid) là chính sách phân biệt chủng tộc trước đây đã được tiến hành ở Nam Phi. Từ apartheid trong tiếng Hà Lan dùng ở châu Phi có nghĩa là sự riêng biệt, nó miêu tả sự phân chia chủng tộc giữa thiểu số người da trắng và phần đông dân số người da đen
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13:
23/07/2024Nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi đã giành thắng lợi nhưng xung đột quân sự vẫn xảy ra ở một số nơi?
Khi các nước thực dân phương Tây đến châu Phi, khu vực này vẫn chưa hình thành các quốc gia dân tộc. Sự phân chia thuộc địa giữa các nước diễn ra trên cơ sở vị trị địa lý, không căn cứ vào đặc điểm kinh tế- văn hóa. Sau này, nhân dân châu Phi đấu tranh giành độc lập trên cơ sở sự phân chia đó, nên trong bản thân mỗi nước vẫn luôn có sự khác biệt về văn hóa =>xung đột sắc tộc, đảo chính diễn ra liên miên.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14:
23/07/2024Năm 1993, chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai) sụp đổ ở Nam Phi đã chứng tỏ điều gì?
Apacthai là một hình thái/ biện pháp thống trị của chủ nghĩa thực dân ở Nam Phi =>Chế độ phân biệt chủng tộc được xóa bỏ (năm 1993) đã đánh dấu một biện pháp thống trị của chủ nghĩa thực dân cũng bị xóa bỏ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 15:
23/07/2024Đối tượng đấu tranh chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Đối tượng đấu tranh chủ yếu các nước châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là chủ nghĩa thực dân cũ, chủ yếu là Anh, Pháp.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 16:
23/07/2024Điều kiện khách quan có lợi cho phong trào giải phóng dân tộc châu Phi phát triển mạnh sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
Các nước châu Phi là thuộc địa của thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước thực dân bị tàn phá nặng nề, cần phải tập trung sức lực để khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh. Nhân cơ hội đó, nhân dân các quốc gia châu Phi đã “trỗi dậy” đấu tranh và lần lượt giành được độc lập.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 17:
23/07/2024Hình thức đấu tranh chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau chiến tranh thế giới 2 là gì?
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, khác với Mĩ Latinh - chủ yếu là đấu tranh vũ trang thì phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi lại chủ yếu diễn ra dưới hình thức chính trị hợp pháp, thương lượng với các nước phương Tây để giành độc lập.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 18:
23/07/2024Điểm khác biệt giữa phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi so với Châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là
- Đáp án A loại vì mức độ giành độc lập không đồng đều.
- Đáp án B loại vì đây là điểm giống nhau.
- Đáp án C loại vì ở châu Phi chỉ có 1 tổ chức lãnh đạo là “Tổ chức thống nhất châu Phi” (OAU) năm 1963; giữ vai trò quan trọng trong việc phối hợp hoạt động và thúc đẩy sự nghiệp đấu tranh cách mạng của các nước châu Phi…
- Đáp án D lựa chọn vì cả châu Phi chỉ chống thực dân kiểu cũ còn châu Á thì chống cả thực dân kiểu cũ và kiểu mới.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 19:
23/07/2024Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, mục tiêu chủ yếu trong cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi là
- Đáp án A loại vì đây chỉ là 1 phần trong mục tiêu đấu tranh chứ không phải toàn bộ mục tiêu đấu tranh của nhân dân châu Phi.
- Đáp án B, C loại vì ở châu Phi không có chế độ thực dân mới và không có chế độ độc tài thân Mĩ.
- Đáp án D lựa chọn vì Chiến tranh thế giới thứ hai, mục tiêu chủ yếu trong cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi là chống chủ nghĩa thực dân cũ, giành độc lập, quyền sống của con người.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 20:
23/07/2024Đề thi THPTQG-2021-mã đề 301
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một trong những quốc gia ở châu Phi giành được độc lập là
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một trong những quốc gia ở châu Phi giành được độc lập là Môdămbích.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 21:
23/07/2024Đề thi THPTQG-2021-mã đề 301
Nội dung nào sau đây là một trong những yếu tố dẫn đến thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A loại vì các nước châu Phi không nhận được viện trợ của các nước Tây Âu.
B loại vì các nước châu Phi không nhận được việc trợ của tất cả các nước Mĩ Latinh.
C loại vì các nước Đông Dương trong giai đoạn đó đang tham gia cuộc kháng chiến chống Mĩ.
D chọn vì các nước châu Phi có phương pháp đấu tranh phù hợp. Đây là yếu tố chủ quan, quyết định đến sự thắng lợi của các nước châu Phi
Đáp án cần chọn là: D
Có thể bạn quan tâm
- Bài tập phân tích sự kiện (558 lượt thi)
- Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 (419 lượt thi)
- Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh (330 lượt thi)
- Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh (311 lượt thi)
- Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh (324 lượt thi)
- Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh (316 lượt thi)
- Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh (269 lượt thi)
- Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) (327 lượt thi)
- Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949) (428 lượt thi)
- Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1991). Liên bang Nga (1991 – 2000) (341 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950 (4109 lượt thi)
- Tình hình Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (2557 lượt thi)
- Chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947 (1363 lượt thi)
- Hiệp định Pa-ri năm 1973 (1087 lượt thi)
- Chiến đấu chống chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (742 lượt thi)
- Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 (718 lượt thi)
- Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 (560 lượt thi)
- Phong trào cách mạng 1930 - 1935 (552 lượt thi)
- Phong trào Đồng khởi (498 lượt thi)
- Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 (495 lượt thi)