Các nước Châu Phi (Có đáp án)
-
256 lượt thi
-
31 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
16/07/2024Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi diễn ra sớm nhất ở khu vực nào?
Đáp án A
Phong trào đấu tranh giành độc lập của châu Phi bùng nổ sớm nhất ở Bắc Phi (Ai Cập, Libi), sau đó lan ra các vùng khác
Câu 2:
21/12/2024Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc châu Phi bùng nổ sớm nhất ở quốc gia nào?
Đáp án đúng là: B
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc châu Phi bùng nổ sớm nhất ở quốc gia Ai Cập (1952).
- Ngày 01/11/1954, nhân dân An-giê-ri đã phát động cuộc khởi nghĩa vũ trang giành độc lập dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Giải phóng Dân tộc (FLN). Sau 8 năm kháng chiến, ngày 05/7/1962, An-giê-ri đã giành được độc lập hoàn toàn sau khi buộc Pháp phải ký Hiệp định Evian tháng 3/1962.
→ A sai
- Nam phi là cả khu vực,không phải một châu lục
→ C sai
- Ngày 1 tháng 1 năm 1956, Xu-đăng chính thức tuyên bố độc lập, trở thành quốc gia độc lập tại châu Phi.
→ D sai
*Tìm hiểu thêm: "Vài nét về cuộc đấu tranh giành độc lập"
- Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước châu Phi đều bị chủ nghĩa thực dân nô dịch.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi dâng cao mạnh mẽ ⇒ châu Phi trở thành “Lục địa mới trỗi dậy”.
- Các giai đoạn phát triển của phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi:
* Giai đoạn 1945 – 1954: Phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ sớm nhất ở Bắc Phi với thắng lợi ở Ai Cập (1953, Libi (1952),...
* Giai đoạn 1954 – 1960: Phong trào đấu tranh lan rộng ở Bắc Phi và Tây Phi với các thắng lợi của: Tuynidi (1956),Gana (1956), Ghine (1957), Marốc (1960), ...
* Giai đoạn 1960 – 1975:
+ 1960, 17 nước châu Phi giành độc lập, lịch sử ghi nhận là “Năm châu Phi”.
+ Thắng lợi của nhân dân Etiopia (1974), Môdămbích và Ănggôla năm 1975 được coi là mốc sụp đổ căn bản của chủ nghĩa thực dân và hệ thống thuộc địa của nó ở châu Phi.
* Giai đoạn 1985 – nửa sau những năm 90 của thế kỉ XX: Nhân dân các thuộc địa còn lại ở châu Phi hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị thực dân cũ, giành độc lập dân tộc và quyền sống của con người.
+ 18/4/1980, nhân dân Nam Rodedia tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Dimbabue.
+ 21/3/1990, Namibia tuyên bố độc lập.
+ 1993, chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai sụp đổ ở Nam Phi.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 5: Các nước châu Phi và Mĩ Latinh
Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 5: Các nước châu Phi và Mĩ Latinh
Câu 3:
18/11/2024Sự kiện nào là mốc mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi?
Đáp án đúng là: A
Sự kiện mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi là cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập (3-7-1952), lật đổ vương triều Pharúc- chỗ dựa của thực dân Anh, lập nên nước Cộng hòa Ai Cập (1953)
→ A đúng
- B sai vì nó diễn ra sau Chiến tranh thế giới thứ hai và không có ảnh hưởng lan tỏa mạnh mẽ như cuộc binh biến ở Ai Cập năm 1952, sự kiện đã kích thích phong trào giải phóng dân tộc trên toàn châu Phi.
- C sai vì nó bùng nổ vào năm 1954, sau cuộc binh biến ở Ai Cập năm 1952, sự kiện đã đánh dấu khởi đầu cho phong trào giải phóng dân tộc trên toàn châu Phi.
- D sai vì đánh dấu đỉnh cao của phong trào giải phóng dân tộc với nhiều quốc gia giành độc lập phong trào đã khởi nguồn từ cuộc binh biến ở Ai Cập năm 1952.
Sự kiện binh biến của các sĩ quan Ai Cập vào ngày 23/7/1952 là mốc mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi. Cuộc binh biến này do nhóm "Sĩ quan tự do" lãnh đạo, với sự chỉ huy của Đại tá Gamal Abdel Nasser, đã lật đổ chế độ quân chủ của Vua Farouk và chấm dứt ảnh hưởng thực dân của Anh tại Ai Cập. Sau thành công, chính phủ mới đã tiến hành nhiều cải cách quan trọng như xóa bỏ sự bóc lột của thực dân, cải cách ruộng đất và xây dựng nền kinh tế độc lập.
Cuộc cách mạng này đã trở thành nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho các nước châu Phi khác đang bị áp bức bởi chủ nghĩa thực dân, khơi dậy tinh thần đấu tranh giành độc lập. Từ đó, phong trào giải phóng dân tộc lan rộng ra toàn châu lục trong những thập niên tiếp theo, với các nước như Sudan, Algeria, và Ghana nối tiếp giành lại chủ quyền. Sự kiện binh biến của sĩ quan Ai Cập không chỉ mở đầu cho làn sóng giải phóng dân tộc mà còn đánh dấu một giai đoạn mới trong lịch sử châu Phi, khi các quốc gia từng bước giành lại quyền tự quyết và khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế.
Câu 4:
20/07/2024Phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ănggôla, Môdămbích nhằm đánh đổ ách thống trị của
Đáp án D
Phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ănggôla, Môdămbích nhằm đánh đổ ách thống trị của thực dân Bồ Đào Nha.
Câu 5:
19/07/2024Năm 1960, ở châu Phi đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?
Đáp án B
Năm 1960 được lịch sử ghi nhận là “Năm châu Phi” với 17 nước được trao trả độc lập
Câu 6:
16/07/2024Năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi là “Năm châu Phi” bởi vì
Đáp án A
Lịch sử ghi nhận năm 1960 là “Năm châu Phi” với 17 nước châu Phi được trao trả độc lập
Câu 7:
19/07/2024Sự kiện nào là mốc đánh dấu sự sụp đổ về cơ bản của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi?
Đáp án C
Năm 1975, thắng lợi của nhân dân Môdămbích, Ănggôla trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân Bồ Đào Nha, về cơ bản đã chấm dứt sự tồn tại của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó.
Câu 8:
18/11/2024Sự kiện đánh dấu chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã là
Đáp án đúng là: C
Năm 1975, với thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha, chữ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng với hệ thống thuộc địa của nó về cơ bản bị tan rã
→ C đúng
- A sai vì đó là một sự kiện trong phong trào giải phóng dân tộc, không liên quan đến khám phá không gian. Còn kỷ nguyên chinh phục vũ trụ bắt đầu từ khi Liên Xô phóng thành công vệ tinh Sputnik 1 vào năm 1957.
- B sai vì đó là bước ngoặt trong phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi. Kỷ nguyên chinh phục vũ trụ bắt đầu từ khi Liên Xô phóng vệ tinh Sputnik 1 vào năm 1957.
- C sai vì đây là một sự kiện trong tiến trình giải phóng dân tộc ở châu Phi. Kỷ nguyên chinh phục vũ trụ bắt đầu từ khi Liên Xô phóng vệ tinh Sputnik 1 vào năm 1957.
Năm 1975 đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi với chiến thắng của nhân dân Môdămbích và Ănggôla. Đây là hai quốc gia cuối cùng ở châu Phi giành độc lập từ các cường quốc thực dân châu Âu. Môdămbích giành độc lập từ Bồ Đào Nha vào tháng 6 năm 1975, và Ănggôla giành độc lập từ Bồ Đào Nha vào tháng 11 cùng năm. Thắng lợi này là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường của các phong trào giải phóng dân tộc, trong đó có FRELIMO ở Môdămbích và MPLA ở Ănggôla. Đây cũng là một phần trong xu hướng lớn của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi trong thập niên 1960-1970, khi các quốc gia châu Phi từng bị thực dân cai trị lần lượt giành lại quyền độc lập. Những thắng lợi này đánh dấu sự kết thúc của chủ nghĩa thực dân ở nhiều quốc gia châu Phi và là dấu hiệu rõ ràng của sự tan rã của hệ thống thuộc địa cũ.
Sự kiện đánh dấu chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi và hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã là năm 1975, khi nhân dân Môdămbích và Ănggôla giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Trước đó, trong suốt thế kỷ 20, các nước châu Phi đã liên tiếp đấu tranh chống ách thực dân. Tuy nhiên, thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla trong năm 1975 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng, bởi nó khép lại sự thống trị của chủ nghĩa thực dân ở các quốc gia thuộc châu Phi nói chung và đặc biệt là ở các quốc gia có tầm chiến lược đối với các thế lực thực dân phương Tây. Cuộc đấu tranh của Môdămbích và Ănggôla không chỉ là chiến thắng quân sự mà còn là biểu tượng cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi. Sau chiến thắng này, các hệ thống thuộc địa của các nước thực dân châu Âu ở khu vực này đã bị sụp đổ, góp phần đẩy nhanh tiến trình giành độc lập của các quốc gia châu Phi khác.
Câu 9:
23/07/2024Năm 1975 có ý nghĩa đặc biệt với châu Phi vì
Đáp án A
Năm 1975, với thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha, chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng với hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã.
Câu 10:
16/07/2024Ai là Tổng thống người da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi?
Đáp án D
Với thắng lợi của cuộc bầu cử dân chủ đa chủng tộc lần đầu tiên ở Nam Phi (4-1994), Nenxơn Manđêla đã trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam
Câu 11:
16/07/2024Nenxơn Manđêla trở thành tổng thống Nam Phi (1994) đánh dấu sự kiện lịch sử gì?
Đáp án A
- Trong cuộc bầu cử dân chủ giữa các chủng tộc ở Nam Phi (4-1994), Nenxơn Manđêla đã trở thành Tổng thống da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi.
- Đây là sự kiện quan trọng, là dấu mốc đánh dấu sự chấm dứt của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Nam Phi kéo dài ba thế kỉ.
Câu 12:
16/07/2024Năm 1993, chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai) sụp đổ ở Nam Phi đã chứng tỏ điều gì?
Đáp án B
Apacthai là một hình thái/ biện pháp thống trị của chủ nghĩa thực dân ở Nam Phi => Chế độ phân biệt chủng tộc được xóa bỏ (năm 1993) đã đánh dấu một biện pháp thống trị của chủ nghĩa thực dân cũng bị xóa bỏ.
Câu 13:
20/07/2024Nenxơn Manđêla trở thành tổng thống Nam Phi đánh dấu sự kiện lịch sử gì?
Đáp án D
Từ năm 1993, trước áp lực đấu tranh của người da màu, bản Hiếp pháp này đã chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (Apácthai). Sau đó, một sự kiện nữa tiếp tục khẳng đinh điều này đó là sự kiện 4/1994, trong cuộc bầu cử dân chủ giữa các chủng tộc ở châu Phi, Nenxơn Manđêla trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi
Câu 14:
16/07/2024Đối tượng đấu tranh chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Đáp án D
Đối tượng đấu tranh chủ yếu các nước châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là chủ nghĩa thực dân cũ, chủ yếu là Anh, Pháp.
Câu 15:
16/07/2024Hình thức đấu tranh chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau chiến tranh thế giới 2 là gì
Đáp án D
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, khác với Mĩ Latinh - chủ yếu là đấu tranh vũ trang thì phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi lại chủ yếu diễn ra dưới hình thức chính trị hợp pháp, thương lượng với các nước phương Tây để giành độc lập
Câu 16:
16/07/2024Sự kiện gắn với tên tuổi của Nen-xơn Man-đê-la là
Đáp án A
Nen-xơn Man-đê-la là vị lãnh tụ vĩ đại của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phisau Chiến tranh thế giới thứ hai
Câu 17:
22/07/2024Văn bản pháp lý nào ở Nam Phi đã chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc?
Đáp án A
Tại Nam Phi, trước áp lực đấu tranh của người da màu, bản Hiến pháp tháng 11-1993 được thông qua đã chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc.
Câu 18:
16/07/2024Tháng 11 -1993, Hiến pháp mới của Cộng hòa Nam Phi được thông qua đã
Đáp án A
Trước áp lực đấu tranh của người da màu, bản Hiến pháp tháng 11-1993 đã chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai)
Câu 19:
16/07/2024Đâu không phải là điều kiện khách quan thuận lợi dẫn đến bùng nổ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)?
Đáp án D
Sự phát triển về ý thức dân tộc của các quốc gia ở châu Phi không phải là điều kiện khách quan thuận lợi, mà là điều kiện chủ quan để phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ và giành thắng lợi sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
Câu 20:
16/07/2024Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi được xếp vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vì
Đáp án C
Chế độ phân biệt chủng tộc cũng là một hình thái của chủ nghĩa thực dân cũ, tồn tại tiêu biểu ở Nam Phi.
=> Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cũng là đấu tranh chống thực dân cũ để giải phóng dân tộc.
Câu 21:
29/11/2024Đặc điểm chung của tình hình kinh tế- xã hội châu Phi sau khi giành độc lập là
Đáp án đúng là: B
Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi bước vào thời kì xây dựng đất nước. Mặc dù đạt được một số thành tựu nhưng rất nhiều nước châu Phi vẫn trong tình trạng lạc hậu, không ổn định và khó khăn do xung đột, đảo chính, nội chiến diễn ra liên miên.
→ B đúng
- A sai vì sau khi giành độc lập, nhiều quốc gia châu Phi đối mặt với sự bất ổn về chính trị và kinh tế. Tình trạng xung đột, nghèo đói và phụ thuộc vào ngoại lực đã làm cho sự phát triển kinh tế-xã hội không ổn định.
- C sai vì do xung đột nội bộ, tham nhũng và sự can thiệp của các thế lực ngoại lai khiến cho sự phát triển này không bền vững. Do đó, kinh tế không thể ổn định khi chính trị không vững chắc.
- D sai vì do thiếu cơ sở hạ tầng, phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên và không có sự phát triển công nghiệp mạnh mẽ. Điều này khiến cho các quốc gia vẫn gặp khó khăn trong việc phát triển kinh tế bền vững.
Sau khi giành độc lập, các quốc gia châu Phi gặp phải nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế - xã hội, và hầu hết đều trong tình trạng lạc hậu, không ổn định. Những đặc điểm chung của tình hình này bao gồm:
-
Kinh tế kém phát triển: Các nền kinh tế châu Phi phần lớn vẫn phụ thuộc vào nông nghiệp, đặc biệt là trồng các cây công nghiệp như cà phê, cacao và lúa gạo, mà không có sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp chế biến. Điều này khiến nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu nguyên liệu thô và dễ bị tổn thương trước biến động của thị trường quốc tế.
-
Hạ tầng yếu kém: Sau khi giành độc lập, nhiều quốc gia châu Phi không có hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, như giao thông, điện, nước sạch và các dịch vụ công cộng, điều này làm cản trở sự phát triển kinh tế và xã hội.
-
Xung đột nội bộ và chính trị không ổn định: Sự thiếu kinh nghiệm trong quản lý nhà nước và tình hình chính trị bất ổn đã dẫn đến nhiều cuộc xung đột, đảo chính và khủng hoảng chính trị trong khu vực, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của các quốc gia.
-
Đối diện với các vấn đề xã hội nghiêm trọng: Các quốc gia mới độc lập phải đối mặt với các vấn đề như nghèo đói, thất học, tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm như sốt rét, HIV/AIDS.
-
Chưa thoát khỏi sự ảnh hưởng của các cường quốc thực dân: Mặc dù đã giành độc lập, nhiều quốc gia châu Phi vẫn phải đối diện với sự can thiệp và ảnh hưởng mạnh mẽ của các cường quốc phương Tây trong các vấn đề kinh tế và chính trị.
Tất cả những yếu tố này tạo ra một môi trường không ổn định và cản trở sự phát triển của các quốc gia châu Phi sau khi giành độc lập.
Câu 22:
23/07/2024Ý nào không phản ánh đúng khó khăn mà các nước châu Phi gặp phải sau khi giành độc lập dân tộc?
Đáp án B
Khó khăn mà các nước châu Phi gặp phải sau khi giành độc lập dân tộc bao gồm:
- Xung đột sắc tộc, tôn giáo, đảo chính và nội chiến diễn ra liên miên.
- Bệnh tật và mù chữ.
- Bùng nổ dân số.
- Đói nghèo, nợ nần và phụ thuộc vào nước ngoài
Câu 23:
17/07/2024Tại sao sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), châu Phi được mệnh danh là “Lục địa mới trỗi dậy”?
Đáp án C
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi diễn ra lẻ tẻ, yếu ớt và hầu hết đều thất bại. Tuy nhiên sau chiến tranh, nhờ những điều kiện thuận lợi, phong trào đã có bước phát triển mạnh mẽ và đều giành được thắng lợi. Do đó, châu Phi được mệnh danh là “Lục địa mới trỗi dậy”.
Câu 24:
16/07/2024Sau chiến tranh thế giới thứ hai, châu Phi được gọi là “Lục địa trỗi dậy” vì?
Đáp án B
- Trước đó, châu Phi nằm dưới sự thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ và được coi là “lục địa ngủ yên” khi chưa nổi dậy đấu tranh giành lại độc lập.
- Tuy nhiên, sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giành độc lập ở Châu Phi phát triển mạnh mẽ. Châu Phi đã thành lập được tổ chức lãnh đạo là “Tổ chức thống nhất châu Phi” (OAU) năm 1963; giữ vai trò quan trọng trong việc phối hợp hoạt động và thúc đẩy sự nghiệp đấu tranh cách mạng của các nước châu Phi… Giai cấp tư sản châu Phi ngày càng trưởng thành, nhanh chóng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng thông qua các chính đảng hoặc các tổ chức chính trị của mình. Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân đã diễn ra sôi nổi ở châu lục này, được mệnh danh là “lục địa mới trỗi dậy”.
Câu 25:
22/07/2024Điều kiện khách quan có lợi cho phong trào giải phóng dân tộc châu Phi phát triển mạnh sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
Đáp án B
Các nước châu Phi là thuộc địa của thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước thực dân bị tàn phá nặng nề, cần phải tập trung sức lực để khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh. Nhân cơ hội đó, nhân dân các quốc gia châu Phi đã “trỗi dậy” đấu tranh và lần lượt giành được độc lập.
Câu 26:
16/07/2024Chiến thắng nào của quân dân Việt Nam đã có tác động trực tiếp đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?
Đáp án A
Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) đã buộc thực dân Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán kí hiệp định Giơnevơ (1954), công nhận các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Đông Dương. Châu Phi là vùng có nhiều thuộc địa của thực dân Pháp. Thắng lợi của nhân dân Việt Nam đã làm suy yếu thực dân Pháp, tạo ra một hiệu ứng dây chuyền, cổ vũ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi giành thắng lợi.
Câu 27:
23/11/2024Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi cũng được xếp vào phong trào giải phóng dân tộc?
Đáp án đúng là: A
Giải thích: Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi cũng được xếp vào phong trào giải phóng dân tộc vì chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái của chủ nghĩa thực dân. Đánh đổ được chế độ này cũng là đánh đổ được một hình thái áp bức, bóc lột thực dân
*Tìm hiểu thêm: "Vài nét về cuộc đấu tranh giành độc lập"
- Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước châu Phi đều bị chủ nghĩa thực dân nô dịch.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi dâng cao mạnh mẽ ⇒ châu Phi trở thành “Lục địa mới trỗi dậy”.
- Các giai đoạn phát triển của phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi:
* Giai đoạn 1945 – 1954: Phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ sớm nhất ở Bắc Phi với thắng lợi ở Ai Cập (1953, Libi (1952),...
* Giai đoạn 1954 – 1960: Phong trào đấu tranh lan rộng ở Bắc Phi và Tây Phi với các thắng lợi của: Tuynidi (1956),Gana (1956), Ghine (1957), Marốc (1960), ...
* Giai đoạn 1960 – 1975:
+ 1960, 17 nước châu Phi giành độc lập, lịch sử ghi nhận là “Năm châu Phi”.
+ Thắng lợi của nhân dân Etiopia (1974), Môdămbích và Ănggôla năm 1975 được coi là mốc sụp đổ căn bản của chủ nghĩa thực dân và hệ thống thuộc địa của nó ở châu Phi.
* Giai đoạn 1985 – nửa sau những năm 90 của thế kỉ XX: Nhân dân các thuộc địa còn lại ở châu Phi hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị thực dân cũ, giành độc lập dân tộc và quyền sống của con người.
+ 18/4/1980, nhân dân Nam Rodedia tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Dimbabue.
+ 21/3/1990, Namibia tuyên bố độc lập.
+ 1993, chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai sụp đổ ở Nam Phi.
Câu 28:
16/07/2024Nhận xét nào dưới đây phù hợp với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Đáp án B
- Đáp án A: chủ nghĩa thực dân mới cho đến nay vẫn còn tồn tại, nhưng với hình thức khác trước.
- Đáp án B:
+ Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi diễn ra sôi nổi, liên tục, bắt đầu từ Bắc Phi rồi lan ra các nước khác.
+ Hình thức đấu tranh phong phú, chủ yếu dưới hình thức đấu tranh chính trị và thương lượng (ngoại giao).
- Đáp án C: phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi đặt dưới sự lãnh đạo của các chính đảng tư sản dân tộc.
- Đáp án D: phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi bùng nổ sớm nhất ở Bắc Phi.
Câu 29:
18/07/2024Năm 1960, 17 nước châu Phi được trao trả độc lập khởi nguồn từ sự kiện nào?
Đáp án C
Tuyên bố Phi thực dân hóa được thông qua theo Nghị quyết số 1514 (XV) ngày 1/4/1960 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc. Theo đó, các nước thực dân sẽ phải trao trả lại nền độc lập cho các thuộc địa của mình. Đây là sự kiện khởi nguồn để 17 nước châu Phi được trao trả độc lập trong năm 1960.
Câu 30:
16/07/2024Tuyên bố “Phi thực dân hóa” của Đại Hội đồng Liên Hợp quốc đã có tác động như thế nào đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi?
Đáp án D
Tuyên bố Phi thực dân hóa được thông qua theo Nghị quyết số 1514 (XV) ngày 1/4/1960 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc.Theo đó, các nước thực dân sẽ phải trao trả lại nền độc lập cho các thuộc địa của mình. Đây là sự kiện khởi nguồn để 17 nước châu Phi được trao trả độc lập trong năm 1960.
Câu 31:
21/07/2024Anh (chị) hiểu như thế nào là chế độ Apácthai?
Đáp án B
Apacthai (tiếng Hà Lan: Apartheid) là chính sách phân biệt chủng tộc trước đây đã được tiến hành ở Nam Phi. Từ apartheid trong tiếng Hà Lan dùng ở châu Phi có nghĩa là sự riêng biệt, nó miêu tả sự phân chia chủng tộc giữa thiểu số người da trắng và phần đông dân số người da đen