Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Giáo dục công dân Bộ đề thi môn GDCD THPT Quốc gia năm 2022 có lời giải (30 đề)

Bộ đề thi môn GDCD THPT Quốc gia năm 2022 có lời giải (30 đề)

Bộ đề thi môn GDCD THPT Quốc gia năm 2022 có lời giải (Đề 4)

  • 2142 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 4:

20/07/2024

Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cung lớn hơn cầu, các chủ thể kinh tế thường

Xem đáp án

Đáp án B

thu hẹp quy mô sản xuất


Câu 5:

10/11/2024

Theo quy định của pháp luật, mức độ sử dụng quyền và thực hiện nghĩa vụ của mọi công dân phụ thuộc vào

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Giải thích: Theo quy định của pháp luật, mức độ sử dụng quyền và thực hiện nghĩa vụ của mọi công dân phụ thuộc vào khả năng của mỗi người

*Tìm hiểu thêm: "Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ"

- Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.

- Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.

+ Một là: Mọi công dân nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình.

+ Hai là: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần và địa vị xã hội.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết GDCD 12 Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật

 


Câu 7:

20/07/2024

Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ

Xem đáp án

Đáp án A

quyền và lợi ích hợp pháp của mình


Câu 8:

20/07/2024

Theo quy định của pháp luật, bình đẳng về trách nhiệm pháp lí có nghĩa là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều

Xem đáp án

Đáp án B

bị xử lí nghiêm minh


Câu 9:

23/07/2024

Dấu hiệu nào dưới đây của pháp luật là một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với đạo đức?

Xem đáp án

Đáp án C

Pháp luật chỉ bắt buộc với mọi cá nhân, tổ chức


Câu 12:

20/07/2024

Khi biết chị T mang thai, giám đốc công ty X đã ra quyết định chấm dứt hợp đồng với chị, chị đã làm đơn khiếu nại lên ban giám đốc công ty. Trong trường hợp này, pháp luật có vai trò như thế nào ?

Xem đáp án

Đáp án D

Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân


Câu 13:

22/07/2024

Thực hiện pháp luật là hành vi

Xem đáp án

Đáp án B

hợp pháp của cá nhân, tổ chức


Câu 14:

22/07/2024

Công dân không vi phạm hành chính trong trường hợp nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án A

Tự ý nghỉ việc


Câu 15:

22/07/2024

Công dân dù ở cương vị nào, khi vi phạm pháp luật đều bị xử lí theo quy định là

Xem đáp án

Đáp án D

công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí


Câu 16:

20/07/2024

Điều nào sau đây không đúng khi nói về các đặc trưng của pháp luật?

Xem đáp án

Đáp án B

Tính quy tắc xử sự chung của Nhà nước


Câu 17:

25/10/2024

Công dân dù ở cương vị nào, khi vi phạm pháp luật đều bị xử lí theo quy định là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Giải thích: Công dân dù ở cương vị nào, khi vi phạm pháp luật đều bị xử lí theo quy định là công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí

*Tìm hiểu thêm: "Trách nhiệm pháp lí"

- Là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.

- Mục đích:

+ Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt tình trạng vi phạm pháp luật.

+ Buộc họ phải chịu những thiệt hại, hạn chế nhất định.

+ Buộc họ phải làm những công việc nhất định để trừng phạt, khắc phục hậu quả.

+ Ngăn chặn họ tiếp tục vi phạm pháp luật.

+ Giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật, răn đe, củng cố niềm tin, khuyến khích mọi người tích cực đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết GDCD 12 Bài 2: Thực hiện pháp luật

 


Câu 19:

21/07/2024

Yếu tố nào dưới đây giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất trong quá trình sản xuất?

Xem đáp án

Đáp án A

Sức lao động


Câu 20:

21/07/2024

Người có thẩm quyền đã áp dụng pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án C

Thu hồi giấy phép kinh doanh


Câu 21:

20/07/2024

Công ty móc khóa DL đã lắp đặt hệ thống xử lí chất thải đạt quy chuẩn kĩ thuật môi trường và không bán những mặt hàng nằm ngoài danh mục được cấp phép. Công ty DL đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây ?

Xem đáp án

Đáp án A

Thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật


Câu 22:

14/11/2024

Nam thanh niên đủ điều kiện theo quy định của pháp luật mà trốn nghĩa vụ quân sự là không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Thi hành pháp luật là việc thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi theo quy định của pháp luật. Nam thanh niên trốn nghĩa vụ quân sự không thực hiện nghĩa vụ, nên đây là hành vi vi phạm pháp luật, không phải thi hành pháp luật.

→ A đúng 

- B sai vì thực hiện quy chế là việc tuân thủ các quy định và quy trình đã được đặt ra. Trốn nghĩa vụ quân sự là hành vi vi phạm quy chế và không thực hiện nghĩa vụ công dân, nên không thể coi là thực hiện pháp luật.

- C sai vì sử dụng pháp luật là việc áp dụng và tuân thủ các quy định của pháp luật. Trốn nghĩa vụ quân sự là hành vi vi phạm pháp luật, không phải là việc thực hiện hay sử dụng pháp luật đúng đắn.

- D sai vì tuân thủ pháp luật là việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và quyền lợi theo quy định. Trốn nghĩa vụ quân sự là hành vi vi phạm, không tuân thủ các yêu cầu pháp lý, nên không phải là việc tuân thủ pháp luật.

*) Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật.

a. Khái niệm thực hiện pháp luật.

- Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh.

b. Các hình thức thực hiện pháp luật

- Sử dụng pháp luật: cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình làm những điều pháp luật cho phép.

Lý thuyết Thực hiện pháp luật | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

Công dân tự do lựa chọn nghề nghiệp

- Thi hành pháp luật: cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.

Lý thuyết Thực hiện pháp luật | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

Thực hiện nghĩa vụ quân sự

- Tuân thủ pháp luật: cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm.

Lý thuyết Thực hiện pháp luật | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

Nghiêm cấm việc mua – bán người

- Áp dụng pháp luật: cá nhân, tổ chức thực hiện pháp luật với sự tham gia, can thiệp của nhà nước.

Lý thuyết Thực hiện pháp luật | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

Thực hiện theo hiệu lệnh của người điều kiển giao thông


Câu 23:

20/07/2024

Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau, nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc nhiều vào yếu tố nào sau đây của mỗi người?

Xem đáp án

Đáp án D

Khả năng, điều kiện và hoàn cảnh


Câu 24:

20/07/2024

Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định mọi công dân đều

Xem đáp án

Đáp án D

bình đẳng trước pháp luật

 


Câu 25:

20/07/2024

Theo quy định của pháp luật, người có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm thì phải

Xem đáp án

Đáp án D

chịu trách nhiệm hình sự


Câu 26:

06/11/2024

Một trong những đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện ở tính

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

- Một trong những đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện ở tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Nó đảm bảo rằng các quy định được ban hành rõ ràng, minh bạch, và có thể kiểm tra được. Điều này giúp tạo ra sự công bằng trong việc áp dụng pháp luật, bảo vệ quyền lợi của công dân và tổ chức, đồng thời giảm thiểu sự tùy ý trong thi hành pháp luật.

D đúng 

- A sai vì pháp luật cần phải công khai và minh bạch để mọi công dân đều có thể tiếp cận và hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình. Tính công khai này giúp bảo vệ quyền lợi công dân và tạo ra sự tin tưởng vào hệ thống pháp lý.

- B sai vì pháp luật phải đảm bảo sự bình đẳng và công bằng cho tất cả công dân, thay vì chỉ phục vụ lợi ích của một nhóm hoặc cá nhân.

- C sai vì pháp luật thường có tính cụ thể, quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của từng cá nhân hoặc tổ chức trong xã hội.

Nó đảm bảo rằng các quy định pháp lý được xây dựng và áp dụng một cách rõ ràng, minh bạch. Điều này có nghĩa là pháp luật cần phải được ban hành dưới hình thức văn bản chính thức, như luật, nghị định, quy định, để mọi công dân và tổ chức đều có thể tiếp cận và hiểu rõ. Việc này giúp hạn chế sự mập mờ, không rõ ràng trong các quy định, tạo điều kiện cho việc thi hành pháp luật một cách đồng nhất và công bằng. Tính xác định này cũng góp phần vào việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các cá nhân và tổ chức, bởi vì mọi hành vi, hành động đều phải tuân thủ theo các quy định đã được thiết lập. Hơn nữa, tính xác định chặt chẽ này còn hỗ trợ cho công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật, đảm bảo rằng các cơ quan thực thi pháp luật thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ của mình.

* Khái niệm pháp luật

a. Pháp luật là gì?

- Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

b. Đặc trưng của pháp luật

- Tính quy phạm phổ biến

+ Pháp luật là khuôn mẫu chung, áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực.

+ Là ranh giới phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác.

+ Làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật.

- Tính quyền lực, bắt buộc chung

+ Là quy định bắt buộc đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức.

+ Những người vi phạm pháp luật sẽ bị áp dụng các biện pháp cần thiết để buộc họ phải tuân theo hoặc để khắc phục hậu quả do việc làm trái pháp luật gây nên.

- Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức

+ Được thể hiện qua các văn bản quy phạm pháp luật: diễn đạt chính xác, một nghĩa.

+ Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền ban hành đều được quy định rõ trong “Hiến pháp” và “Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật”.

+ Văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành không được trái với nội dung của văn bản do cơ quan cấp trên ban hành à mọi văn bản pháp luật đều không được trái với Hiến pháp và tạo nên sự thống nhất của hệ thống pháp luật.

2. Bản chất của pháp luật

a. Bản chất giai cấp của pháp luật.

- Pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí nguyện vọng của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.

b. Bản chất xã hội của pháp luật.

- Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, do thực tiễn cuộc sống đòi hỏi.

- Pháp luật không chỉ phản ánh ý chí của giai cấp thống trị mà còn phản ánh nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và các tầng lớp dân cư khác nhau trong xã hội.

- Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội, vì sự phát triển của xã hội

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết GDCD 12 Bài 1: Pháp luật và đời sống

Mục lục Giải GDCD 12 Bài 1: Pháp luật và đời sống

 

Câu 27:

25/11/2024

Trong nền kinh tế hàng hóa, tiền tệ không thực hiện chức năng nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Giải thích: Trong nền kinh tế hàng hóa, tiền tệ không thực hiện chức năng quản lí sản xuấ

*Tìm hiểu thêm: "Các chức năng của tiền tệ"

- Thước đo giá trị

+ Tiền được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa (giá cả).

+ Giá cả hàng hóa quyết định bởi các yếu tố: giá trị hàng hóa, giá trị của tiền tệ, quan hệ cung – cầu hàng hóa.

- Phương tiện lưu thông

+ Tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa theo công thức: Hàng – tiền – hàng.

+ Người ta bán hàng hóa lấy tiền rồi dùng tiền để mua hàng hóa mình cần.

- Phương tiện cất trữ

+ Tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ, khi cần đem ra mua hàng.

+ Tiền là đại biểu cho của cải của xã hội dưới hình thái giá trị, nên việc cất trữ tiền là hình thức cất trữ của cải.

- Phương tiện thanh toán

+ Tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán (trả tiền mua chịu hàng hóa, trả nợ, nộp thuế…)

+ Chức năng này làm cho quá trình mua bán diễn ra nhanh hơn, nhưng cũng khiến người sản xuất và trao đổi hàng hóa phụ thuộc vào nhau nhiều hơn.

- Tiền tệ thế giới

+ Khi trao đổi hàng hóa vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì tiền làm nhiệm vụ di chuyển của cải từ trước đến nay sang nước khác.

+ Việc trao đổi tiền từ nước này sang nước khác tiến hành theo tỉ giá hối đoái.

=> Năm chức năng của tiền tệ có quan hệ mật thiết với nhau. Sự phát triển các chức năng của tiền tệ phản ánh sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa.

 

 


Câu 28:

20/07/2024

Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động và

Xem đáp án

Đáp án B

công vụ nhà nước


Câu 30:

23/07/2024

Anh A sống độc thân, anh B có mẹ già và con nhỏ. Cả 2 anh làm việc cùng một cơ quan và có cùng một mức thu nhập. Cuối năm anh A phải đóng thuế thu nhập cao hơn anh B. Điều này thể hiện:

Xem đáp án

Đáp án A

Sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ


Câu 32:

20/07/2024

Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua

Xem đáp án

Đáp án B

Giá cả thị trường


Câu 33:

20/07/2024

Giá trị của hàng hoá được biểu hiện thông qua

Xem đáp án

Đáp án C

giá trị trao đổi


Câu 36:

20/07/2024

Nội dung của văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành không được trái với nội dung văn bản do cơ quan cấp trên ban hành là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

Xem đáp án

Đáp án D

Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức


Câu 37:

11/12/2024

Quy luật giá trị tác động đến sản xuất và lưu thông hàng hóa bởi yếu tố nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Do quy luật giá trị yêu cầu hàng hóa phải sản xuất với chi phí thấp và hiệu quả cao, thúc đẩy cải tiến kỹ thuật và nâng cao năng suất lao động.

→ C đúng 

- A sai vì quy luật giá trị chủ yếu điều chỉnh sản xuất và phân phối hàng hóa dựa trên nhu cầu và khả năng thanh toán của thị trường.

- B sai vì quy luật giá trị chủ yếu phản ánh sự tương tác giữa cung và cầu trên thị trường, chứ không trực tiếp điều chỉnh mức độ tiêu dùng.

- D sai vì quy luật giá trị chủ yếu liên quan đến giá trị của hàng hóa dựa trên lao động xã hội cần thiết, không trực tiếp quyết định chất lượng sản phẩm.

Quy luật giá trị tác động đến sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua yếu tố kích thích lực lượng sản xuất (LLSX) phát triển, bởi:

  1. Cạnh tranh trong sản xuất: Theo quy luật giá trị, hàng hóa được trao đổi dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết. Điều này buộc các nhà sản xuất phải cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất lao động để giảm chi phí sản xuất, từ đó tăng khả năng cạnh tranh.

  2. Loại bỏ yếu kém: Những cơ sở sản xuất không đáp ứng được yêu cầu của quy luật giá trị (chi phí cao, chất lượng thấp) sẽ bị đào thải, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu và nâng cao hiệu quả sản xuất.

  3. Đổi mới và sáng tạo: Quy luật giá trị khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới quy trình sản xuất và phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu thị trường.

  4. Tối ưu hóa phân phối nguồn lực: Các nguồn lực (vốn, lao động, nguyên liệu) được điều chỉnh phù hợp với những ngành, lĩnh vực mang lại giá trị cao, thúc đẩy sự phát triển của LLSX toàn xã hội.

Như vậy, quy luật giá trị không chỉ điều tiết sản xuất và lưu thông mà còn là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự tiến bộ của lực lượng sản xuất.


Câu 38:

22/07/2024

Để đóng xong một cái bàn, hao phí lao động của anh B tính theo thời gian mất 4 giờ. Vậy 4 giờ lao động của anh B được gọi là gì?

Xem đáp án

Đáp án B

Thời gian lao động cá biệt


Câu 39:

21/07/2024

Việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh các quyền, nghĩa vụ của cá nhân là

Xem đáp án

Đáp án C

áp dụng pháp luật


Câu 40:

20/07/2024

Luật giao thông đường bộ quy định, mọi người tham gia giao thông phải dừng lại khi đèn đỏ, là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

Xem đáp án

Đáp án C

Tính quy phạm phổ biến


Bắt đầu thi ngay