Trang chủ Lớp 10 Tin học Bài tập Ngôn ngữ lập trình bậc cao và python có đáp án

Bài tập Ngôn ngữ lập trình bậc cao và python có đáp án

Bài tập Ngôn ngữ lập trình bậc cao và python có đáp án

  • 294 lượt thi

  • 14 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

13/07/2024

Tìm hiểu ngôn ngữ bậc cao

1. Ngôn ngữ lập trình là gì? Có những loại ngôn ngữ lập trình nào?

2. Hãy kể tên một số ngôn ngữ lập trình bậc cao mà em biết.

Xem đáp án

1.

- Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ được dùng để diễn tả các thuật toán sao cho máy tính có thể hiểu và thực hiện được.

- Có 3 loại ngôn ngữ lập trình: Ngôn ngữ máy, hợp ngữ, ngôn ngữ bậc cao.

2. Một số ngôn ngữ lập trình bậc cao: C/ C++, Java, C#, Python, JavaScripts,…


Câu 3:

22/07/2024

Theo em, viết chương trình bằng loại ngôn ngữ lập trình nào dễ nhất?

A. Ngôn ngữ máy          

B. Hợp ngữ          

C. Ngôn ngữ lập trình bậc cao

Xem đáp án

Đáp án C

Ngôn ngữ lập trình bậc cao có các câu lệnh gần với ngôn ngữ tự nhiên, thuận tiện cho việc viết và hiểu chương trình.


Câu 4:

15/07/2024

Làm quen với môi trường lập trình Python

1. Tìm hiểu cách viết và thực hiện các lệnh trong môi trường lập trình Python.

2. Phân biệt chế độ gõ lệnh trực tiếp và chế độ soạn thảo chương trình của Python.

Xem đáp án

1.

- Phần mềm Python là một môi trường lập trình cho phép soạn thảo chương trình bằng ngôn ngữ Python, hỗ trợ lỗi, phân tích cú pháp dòng lệnh và thực hiện các chương trình Python (chương trình hoàn chỉnh hoặc từng câu lệnh).

- Môi trường Python có hai chế độ:  gõ lệnh trực tiếp và soạn thảo.

2.

Làm quen với môi trường lập trình Python 1. Tìm hiểu cách viết và thực hiện (ảnh 1)

Câu 5:

23/07/2024

Dấu nhắc chính là con trỏ soạn thảo chương trình Python. Đúng hay sai?

Xem đáp án

Sai. Vì dấu nhắc dùng trong chế độ gõ lệnh trực tiếp, còn con trỏ soạn thảo được dùng trong chế độ soạn thảo.


Câu 7:

23/07/2024

Làm quen với câu lệnh của Python

Quan sát một số lệnh trong chế độ gõ lệnh trực tiếp để biết chức năng của các lệnh này.

Xem đáp án

- Nhập giá trị số và xâu kí tự từ dòng lệnh, Python tự nhận biết kiểu dữ liệu.

- Python có thể thực hiện các phép toán thông thường với số, phân biệt số thực và số nguyên.

- Lệnh print ( ) có chức năng in dữ liệu ra màn hình có thể in ra một hoặc nhiều giá trị đồng thời.


Câu 8:

18/07/2024

Kết quả của mỗi lệnh sau là gì? Kết quả đó có kiểu dữ liệu nào?

Kết quả của mỗi lệnh sau là gì? Kết quả đó có kiểu dữ liệu nào? (ảnh 1)

 

Xem đáp án

Kết quả lần lượt là:
2.5: số thực

13.5: số thực

Bạn là học sinh lớp 10: xâu kí tự

13: số thực (7//2 = 3 lấy phần nguyên của kết quả).


Câu 9:

21/07/2024

Lệnh sau sẽ in ra kết quả gì?

Lệnh sau sẽ in ra kết quả gì? (ảnh 1)
Xem đáp án

Kết quả in ra: 13 + 10*3//2 – 3**2 = 19

Vì: 13 + 10*3//2 – 3**2 = 13 + 30//2 – 9 = 13 + 15 – 9 = 28 – 9 = 19


Câu 11:

22/07/2024

Các lệnh sau có lỗi không? Vì sao?

Các lệnh sau có lỗi không? Vì sao? (ảnh 1)
Xem đáp án

- Cả hai lệnh đều bị lỗi.

- Lệnh đầu tiên thiếu toán hạng, lệnh thứ hai sửa lỗi “Nguyễn Việt Anh” thành ‘Nguyễn Việt Anh’.


Câu 12:

14/07/2024

Viết các lệnh in ra màn hình thông tin như sau:

a) 1 × 3 × 5 × 7 = 105                   

b) Bạn Hoa năm nay 16 tuổi.

Xem đáp án

- Mở phần mềm soạn thảo: Pycharm, Visual Studio Code, Visual Studio, …

- Tạo ra một file mới có đuôi .py

- Soạn thảo câu lệnh:

a) print("1 x 3 x 5 x 7 = ", 1*3*5*7)

b) print("Bạn Hoa năm nay 16 tuổi.")
Viết các lệnh in ra màn hình thông tin như sau: a) 1 × 3 × 5 × 7 = 105 b) Bạn Hoa năm (ảnh 1)

Câu 14:

19/07/2024

Viết chương trình Python in ra màn hình bảng nhân trong phạm vi 10.

Xem đáp án

- Sử dụng hai vòng lặp for để thực hiện bài toán

- In ra bảng nhân trong phạm vi 2:

print("""2 x 1 = 2

2 x 2 = 4

2 x 3 = 6

2 x 4 = 8

2 x 5 = 10

2 x 6 = 12

2 x 7 = 14

2 x 8 = 16

2 x 9 = 18

2 x 10 = 20""")

Viết chương trình Python in ra màn hình bảng nhân trong phạm vi 10. (ảnh 1)
- Tương tự với bảng nhân khác trong phạm vi 10.

Bắt đầu thi ngay