Trang chủ Lớp 7 Toán Bài tập Luyện tập chung trang 86 có đáp án

Bài tập Luyện tập chung trang 86 có đáp án

Bài tập Luyện tập chung trang 86 có đáp án

  • 53 lượt thi

  • 4 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

17/07/2024

Cho Hình 4.73. Hãy tính các độ dài a, b và số đo x, y của các góc trên hình vẽ.

Cho Hình 4.73. Hãy tính các độ dài a, b và số đo x, y của các góc trên hình vẽ (ảnh 1)

 

 

 

Xem đáp án

Xét tam giác ABC có BAC^+ABC^+BCA^=180°.

Do đó ABC^=180°BAC^BCA^ hay y=180°45°75°=60°.

Xét tam giác ABD có BAD^+ABD^+BDA^=180°.

Do đó BAD^=180°ABD^BDA^ hay x=180°60°75°=45°.

Xét hai tam giác ABC và ABD có:

CAB^=DAB^ (cùng bằng 45o).

AB chung.

ABC^=ABD^ (cùng bằng 60o).

Do đó ΔABC=ΔABD (g – c – g).

Khi đó BC = BD = 3,3 cm (2 cạnh tương ứng), AC = AD = 4 cm (2 cạnh tương ứng).

hay a = 3,3 cm; b = 4 cm.

Vậy x=45°;y=60°; a = 3,3 cm; b = 4 cm.


Câu 2:

18/07/2024

Cho góc xOy. Trên tia Ox lấy hai điểm A, M; trên tia Oy lấy hai điểm B, N sao cho

OA = OB, OM = ON, OA > OM. Chứng minh rằng:

a) ΔOAN=ΔOBM;                                      b) ΔAMN=ΔBNM.

Xem đáp án

a)

 Cho góc xOy. Trên tia Ox lấy hai điểm A, M; trên tia Oy lấy hai điểm B, N sao cho  OA = OB, OM = ON, OA > OM. Chứng minh rằng (ảnh 1)

Xét hai tam giác OAN và OBM có:

OA = OB (theo giả thiết).

O^ chung.

ON = OM (theo giả thiết).

Vậy ΔOAN=ΔOBM (c – g – c).

b)

Cho góc xOy. Trên tia Ox lấy hai điểm A, M; trên tia Oy lấy hai điểm B, N sao cho  OA = OB, OM = ON, OA > OM. Chứng minh rằng (ảnh 2) 

Do ΔOAN=ΔOBM nên AN = BM (2 cạnh tương ứng).

Có BN = OB – ON, AM = OA – OM.

Mà OB = OA, ON = OM nên BN = AM.

Xét hai tam giác AMN và BNM có:

AM = BN (chứng minh trên).

MN chung.

AN = BM (chứng minh trên).

Vậy ΔAMN=ΔBNM (c – c – c).


Câu 3:

17/07/2024

Cho Hình 4.74, biết OA = OB, OC = OD. Chứng minh rằng:

a) AC = BD;                                                  b) ΔACD=ΔBDC.

Cho Hình 4.74, biết OA = OB, OC = OD. Chứng minh rằng (ảnh 1) 

 

Xem đáp án

a) Xét hai tam giác AOC và BOD có:

OA = OB (theo giả thiết).

AOC^=BOD^ (2 góc đối đỉnh).

OC = OD (theo giả thiết).

Do đó ΔAOC=ΔBOD (c – g – c).

Vậy AC = BD (2 cạnh tương ứng).

b) Có AD = OA + OD, BC = OB + OC.

Mà OA = OB, OC = OD nên AD = BC.

Xét hai tam giác ACD và BDC có:

AD = BC (chứng minh trên).

AC = BD (chứng minh trên).

CD chung.

Vậy ΔACD=ΔBDC (c – c – c).


Câu 4:

17/07/2024

Cho tam giác MBC vuông tại M có B^=60°. Gọi A là điểm nằm trên tia đối của tia MB sao cho MA = MB. Chứng minh rằng tam giác ABC là tam giác đều.

Xem đáp án

Cho tam giác MBC vuông tại M có góc B = 60 độ. Gọi A là điểm nằm trên tia đối của tia MB sao cho MA = MB (ảnh 1)

Xét hai tam giác AMC vuông tại M và BMC vuông tại M có:

AM = BM (theo giả thiết).

MC chung.

Do đó ΔAMC=ΔBMC (2 cạnh góc vuông).

Khi đó AC = BC (2 cạnh tương ứng).

Tam giác ABC có AC = BC nên tam giác ABC cân tại C.

Tam giác ABC cân tại C lại có ABC^=60° nên tam giác ABC là tam giác đều.

Vậy tam giác ABC là tam giác đều.


Bắt đầu thi ngay