Trang chủ Lớp 7 Toán Bài tập Hình lăng trụ đứng tam giác Hình lăng trụ đứng tứ giác có đáp án

Bài tập Hình lăng trụ đứng tam giác Hình lăng trụ đứng tứ giác có đáp án

Bài tập Hình lăng trụ đứng tam giác Hình lăng trụ đứng tứ giác có đáp án

  • 590 lượt thi

  • 13 câu hỏi

  • 20 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

17/07/2024

Quan sát lăng kính, hộp đèn và hộp quà ở hình bên dưới. Cho biết các mặt bên của chúng ta là các hình gì.

Quan sát lăng kính, hộp đèn và hộp quà ở hình bên dưới. Cho biết các  (ảnh 1)
Xem đáp án

Quan sát lăng kính, hộp đèn và hộp quà. Ta thấy các mặt bên của chúng là các hình chữ nhật.


Câu 2:

18/07/2024

Hình nào sau đây có:

a) các mặt bên là hình chữ nhật và hai mặt đáy là hình tam giác?

b) các mặt bên là hình chữ nhật và hai mặt đáy là hình tứ giác?

Hình nào sau đây có: a) các mặt bên là hình chữ nhật  (ảnh 1)
Xem đáp án

Quan sát các hình, ta thấy:

- Hình 1a: các mặt bên là hình thang và hai mặt đáy cũng là hình thang.

- Hình 1b: các mặt bên là hình chữ nhật và hai mặt đáy là hình lục giác.

- Hình 1c: các mặt bên là hình chữ nhật và hai mặt đáy là hình tam giác.

- Hình 1d: các mặt bên là hình chữ nhật và hai mặt đáy là hình thang.

a) Hình 1c có các mặt bên là hình chữ nhật và hai mặt đáy là hình tam giác.

b) Hình 1d có các mặt bên là hình chữ nhật và hai mặt đáy là hình tứ giác (hình thang).


Câu 3:

17/07/2024

Quan sát hình lăng trụ đứng tứ giác trong Hình 3.

Quan sát hình lăng trụ đứng tứ giác trong Hình 3. (ảnh 1)

a) Hãy chỉ ra các mặt đáy và mặt bên của lăng trụ đứng tứ giác.

b) Cạnh bên AE bằng các cạnh nào?

Xem đáp án

a) Hình lăng trụ đứng tứ giác ABCD.EFGH có:

- Các mặt đáy là: ABCD; EFGH.

- Các mặt bên là: ABFE; BCGF; CDHG; ADHE.

b) Hình lăng trụ đứng tứ giác ABCD.EFGH có các mặt bên là hình chữ nhật.

Khi đó:

+ ABFE là hình chữ nhật nên AE = BF.

+ BCGF là hình chữ nhật nên BF = CG.

+ CDHG là hình chữ nhật nên CG = DH.

+ ADHE là hình chữ nhật nên DH = AE.

Do đó AE = BF = CG = DH.

Vậy cạnh bên AE bằng các cạnh: BF; CG; DH.


Câu 4:

19/07/2024

Hộp kẹo sôcôla (Hình 4a) được vẽ lại như Hình 4b có dạng hình lăng trụ đứng. Hãy chỉ rõ mặt đáy, mặt bên, cạnh bên của hình lăng trụ đó.

Hộp kẹo sôcôla (Hình 4a) được vẽ lại như Hình 4b có dạng hình lăng trụ đứng (ảnh 1)
Xem đáp án

Hộp kẹo sôcôla có dạng hình lăng trụ đứng như Hình 4b.

Hình lăng trụ đứng ABC.MNP có:

- Mặt đáy: ABC; MNP.

- Mặt bên: ABNM; BCPN; ACPM.

- Cạnh bên: AM; BN; CP.


Câu 6:

12/11/2024

Tạo lập hình lăng trụ đứng có đáy là hình vuông cạnh 3 cm và chiều cao 5 cm.

Xem đáp án

*Lời giải:

Tạo lập hình lăng trụ đứng có đáy là hình vuông cạnh 3 cm và chiều cao 5 cm như sau:

- Vẽ bốn hình chữ nhật với kích thước như hình vẽ sau.

Tạo lập hình lăng trụ đứng có đáy là hình vuông cạnh 3 cm và chiều cao 5 cm. (ảnh 1)

- Cắt miếng bìa như hình vẽ rồi gấp theo đường nét đứt, ta được hình lăng trụ đứng có đáy là hình vuông (như hình vẽ).

Tạo lập hình lăng trụ đứng có đáy là hình vuông cạnh 3 cm và chiều cao 5 cm. (ảnh 2)
*Phương pháp giải:
 - xem lại về hình lăng trụ đứng, ở đây có đáy là hình vuông nên sẽ là lăng trụ đứng tứ giác
- ta sẽ vẽ 4 mặt xung quanh trước khi đã trải phẳng ra ( tương ứng với 4 hình chữ nhật kích thước 3 x 5 ) sau đó sẽ vẽ 2 mặt đáy là hình vuông kích thước 3 x 3
 
*Lý thuyết và các công thức về lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác:

Hình lăng trụ đứng tam giác

- Hình lăng trụ đứng tam giác có 5 mặt, 9 cạnh, 6 đỉnh.

- Hai mặt đáy cùng là tam giác và nằm trong hai mặt phẳng song song với nhau; Mỗi mặt bên là hình chữ nhật;

- Các cạnh bên bằng nhau;

- Chiều cao của hình lăng trụ đứng tam giác là độ dài cạnh bên.

 Hình lăng trụ đứng tứ giác

- Lăng trụ đứng tứ giác có 6 mặt, 12 cạnh, 8 đỉnh.

- Hai mặt đáy cùng là tứ giác và song song với nhau. Mỗi mặt bên là hình chữ nhật.

- Các cạnh bên bằng nhau.

- Chiều cao của hình lăng trụ đứng tứ giác là độ dài một cạnh bên.

Chú ý: Hình hộp chữ nhật và hình lập phương cũng là lăng trụ đứng tứ giác.

Thể tích và diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác

- Thể tích của hình lăng trụ đứng tứ giác bằng diện tích đáy nhân với chiều cao.

Tức là: V = S . h, trong đó V là thể tích, S là diện tích đáy và h là chiều cao của hình lăng trụ đứng tứ giác.

- Thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác bằng diện tích đáy nhân với chiều cao.

Tức là: V = S . h, trong đó V là thể tích, S là diện tích đáy và h là chiều cao của hình lăng trụ đứng tam giác.

- Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tam giác hay hình lăng trụ đứng tứ giác bằng chu vi đáy nhân với chiều cao.

Tức là Sxq = C . h, trong đó Sxq là diện tích xung quanh, C là chu vi đáy, h là chiều cao của hình lăng trụ đứng tam giác hay của hình lăng trụ đứng tứ giác.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:

Câu 7:

17/07/2024

Tạo lập hình lăng trụ đứng có đáy là tam giác đều cạnh 3 cm và chiều cao 4 cm.

Xem đáp án

Tạo lập hình lăng trụ đứng có đáy là tam giác đều cạnh 3 cm và chiều cao 4 cm như sau:

- Vẽ ba hình chữ nhật với kích thước như hình vẽ sau.

Tạo lập hình lăng trụ đứng có đáy là tam giác đều cạnh 3 cm và chiều cao 4 cm. (ảnh 1)

- Cắt miếng bìa như hình vẽ rồi gấp theo đường nét đứt, ta được hình lăng trụ đứng tam giác (như hình vẽ).

Tạo lập hình lăng trụ đứng có đáy là tam giác đều cạnh 3 cm và chiều cao 4 cm. (ảnh 2)

Câu 8:

23/07/2024

Quan sát hai hình lăng trụ đứng trong Hình 6. Tìm độ dài các cạnh:

a) AA’, CC’, A’B’, A’C’ (Hình 6a).

b) QH, PG, NF, PQ (Hình 6b).

Quan sát hai hình lăng trụ đứng trong Hình 6. Tìm độ dài các cạnh: (ảnh 1)
Xem đáp án

a) Ta có: ABC.A’B’C’ là hình lăng trụ đứng. Khi đó:

+ AA’B’B là hình chữ nhật nên AA’ = BB’ = 9 cm; A’B’ = AB = 4 cm.

+ ACC’A’ là hình chữ nhật nên CC’ = AA’ = 9 cm; A’C’ = AC = 3 cm.

Vậy độ dài các cạnh AA’= 9 cm, CC’ = 9 cm, A’B’ = 4 cm, A’C’ = 3 cm.

b) Ta có: MNPQ.EFGH là hình lăng trụ đứng. Khi đó:

+ MQHE là hình chữ nhật nên QH = ME = 7 cm.

+ PQHG là hình chữ nhật nên PG = QH = 7 cm; PQ = HG = 4 cm.

+ MNFE là hình chữ nhật nên NF = ME = 7 cm.

Vậy QH = 7 cm, PG = 7 cm, NF = 7 cm, PQ = 4 cm.


Câu 9:

17/07/2024

Quan sát hình lăng trụ đứng trong Hình 7.

a) Chỉ ra mặt đáy và mặt bên của mỗi hình lăng trụ.

b) Ở Hình 7a, cạnh BE bằng các cạnh nào? Ở Hình 7b, cạnh MQ bằng các cạnh nào?

Quan sát hình lăng trụ đứng trong Hình 7. a) Chỉ ra mặt đáy và mặt bên (ảnh 1)
Xem đáp án

a) Hình 7a: hình lăng trụ đứng ABC.DEF có:

- Mặt đáy: ABC, DEF.

- Mặt bên: ABED, BEFC, ADFC.

Hình 7a: hình lăng trụ đứng ABNM.DCPQ có:

- Mặt đáy: ABNM, DCPQ.

- Mặt bên: ABCD, BCPN, MNPQ, ADQM.

b) Ở Hình 7a: ABC.DEF là hình lăng trụ đứng. Khi đó:

+ ABED là hình chữ nhật nên BE = AD.

+ BEFC là hình chữ nhật nên BE = CF.

 Vậy cạnh BE bằng các cạnh AD và CF.

Ở Hình 7b: ABNM.DCPQ là hình lăng trụ đứng. Khi đó:

+ ADQM là hình chữ nhật nên MQ = AD.

+ MNPQ là hình chữ nhật nên MQ = NP.

+ BCPN là hình chữ nhật nên BC = NP.

+ ABCD là hình chữ nhật nên AD = MQ.

Vậy cạnh MQ bằng các cạnh AD, NP và BC.


Câu 10:

23/07/2024

Tấm bìa ở Hình 8 có thể tạo lập thành một hình lăng trụ đứng có đáy là tam giác vuông. Hãy cho biết độ dài hai cạnh góc vuông của đáy và chiều cao của lăng trụ.

Tấm bìa ở Hình 8 có thể tạo lập thành một hình lăng trụ đứng có đáy là tam giác (ảnh 1)
Xem đáp án

Đặt tên các điểm trong Hình 8 lần lượt là: A, B, C, D, E, F, G, H, I, K (như hình vẽ).

Tấm bìa ở Hình 8 có thể tạo lập thành một hình lăng trụ đứng có đáy là tam giác (ảnh 2)

- Gấp các cạnh BI và DG sao cho cạnh AK trùng với EF.

- Gấp cạnh BD sao cho cạnh AB trùng với BC, cạnh CD trùng với DE.

- Gấp cạnh IG sao cho cạnh IK trùng với IH, cạnh HG trùng với GF.

Khi đó, ta được hình lăng trụ đứng tam giác ABD.KIG (như hình vẽ).

Tấm bìa ở Hình 8 có thể tạo lập thành một hình lăng trụ đứng có đáy là tam giác (ảnh 3)

Hình lăng trụ đứng tam giác ABD.KIG có:

- Đáy ABD có hai cạnh góc vuông là AB = 10 cm và BD = 15 cm.

- Đáy KIG có hai cạnh góc vuông là KI = 10 cm và IG = 15 cm.

- Chiều cao của lăng trụ là AK = 16 cm, BI = 16 cm và EF = 16 cm.

Vậy độ dài hai cạnh góc vuông của đáy lần lượt là 10 cm và BD = 15 cm, chiều cao của lăng trụ là = 16 cm.


Câu 11:

20/07/2024

Tạo lập hình lăng trụ đứng tam giác với kích thước như Hình 9.

Tạo lập hình lăng trụ đứng tam giác với kích thước như Hình 9. (ảnh 1)
Xem đáp án

Tạo lập hình lăng trụ đứng tam giác có đáy là hình tam giác cạnh 3 cm và chiều cao 4 cm như sau:

- Vẽ ba hình chữ nhật và hai hình tam giác với kích thước như hình vẽ sau.

Tạo lập hình lăng trụ đứng tam giác với kích thước như Hình 9. (ảnh 2)

- Cắt miếng bìa như hình vẽ rồi gấp theo đường nét đứt, ta được hình lăng trụ đứng tam giác với kích thước như hình 9.

Tạo lập hình lăng trụ đứng tam giác với kích thước như Hình 9. (ảnh 3)

Câu 12:

19/07/2024

Tạo lập lăng trụ đứng tứ giác có đáy là hình thoi cạnh 5 cm và chiều cao 7 cm (Hình 10).

Tạo lập lăng trụ đứng tứ giác có đáy là hình thoi cạnh 5 cm và chiều cao 7 cm (ảnh 1)
Xem đáp án

Tạo lập hình lăng trụ đứng tứ giác có đáy là hình thoi cạnh 5 cm và chiều cao 7 cm như sau:

- Vẽ bốn hình chữ nhật và hai hình thoi với kích thước như hình vẽ sau.

Tạo lập lăng trụ đứng tứ giác có đáy là hình thoi cạnh 5 cm và chiều cao 7 cm (ảnh 2)

- Gấp các cạnh BH, CI và DK sao cho cạnh AG trùng với A’G’,

- Gấp cạnh BC sao cho cạnh AB trùng với BE, cạnh CD trùng với CF, cạnh EF trùng với DA’.

- Gấp cạnh HI sao cho cạnh GH trùng với HM, cạnh IN trùng với IK, cạnh MN trùng với KG’.

Khi đó, ta được hình lăng trụ đứng tứ giác ABCD.GHIK có đáy là hình thoi với kích thước như hình 10.

Tạo lập lăng trụ đứng tứ giác có đáy là hình thoi cạnh 5 cm và chiều cao 7 cm (ảnh 3)

Câu 13:

18/07/2024

Từ tấm bìa như Hình 11 có thể tạo lập được hình lăng trụ đứng có đáy là hình thang.

Hãy cho biết chiều cao của hình lăng trụ đó.

Từ tấm bìa như Hình 11 có thể tạo lập được hình lăng trụ đứng có đáy là hình thang. (ảnh 1)
Xem đáp án

Đặt tên các điểm A, B, C, D, E, F, G, H, I, K, M, N, P, Q (như hình vẽ).

Từ tấm bìa như Hình 11 có thể tạo lập được hình lăng trụ đứng có đáy là hình thang. (ảnh 2)

- Gấp các cạnh BP, CN và FI sao cho cạnh AQ trùng với GH.

- Gấp cạnh CF sao cho cạnh BC trùng với CD, cạnh AB trùng với DE, cạnh EF trùng với FG.

- Gấp cạnh NI sao cho cạnh MN trùng với NP, cạnh PQ trùng với MK, cạnh IH trùng với cạnh IK.

Khi đó, ta được hình lăng trụ đứng ABCF.QPNI có đáy là hình thang (như hình vẽ).

Ta có FGHI là hình chữ nhật nên GH = FI = 6 cm.

Từ tấm bìa như Hình 11 có thể tạo lập được hình lăng trụ đứng có đáy là hình thang. (ảnh 3)

Hình lăng trụ đứng ABCF.QPNI có đáy là hình thang có chiều cao FI = 6 cm.

Vậy hình lăng trụ đứng có đáy là hình thang có chiều cao là 6 cm.


Bắt đầu thi ngay