Trang chủ Lớp 7 Toán Trắc nghiệm Toán học 7 Bài 3. Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác có đáp án

Trắc nghiệm Toán học 7 Bài 3. Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác có đáp án

Trắc nghiệm Toán học 7 Bài 3. Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác có đáp án

  • 371 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Các mặt bên của hình lăng trụ đứng tam giác là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Các mặt bên của hình lăng trụ đứng tam giác là: A. Các hình bình hành; B. Các hình thoi; C. Các hình chữ nhật; D. Các hình tam giác. (ảnh 1)

Hình lăng trụ đứng tam giác ABC.EFD có ba mặt bên: ABED, BCEF, ACDF đều là hình chữ nhật.


Câu 2:

Các cạnh bên của hình lăng trụ đứng tam giác có tính chất nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Hình lăng trụ đứng tam giác ABC.EFD có các cạnh bên AD, CF, BE song song và bằng nhau.

Vậy chọn đáp án D.


Câu 3:

Hình lăng trụ tam giác có mấy cặp mặt song song với nhau?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

 Hình lăng trụ tam giác có mấy cặp mặt song song với nhau? A. 2; B. 3;  C. 4; D. 1. (ảnh 1)

Hình lăng trụ đứng tam giác ABC.EFD có hai mặt đáy song song với nhau là: ABC và EDF.

Vậy chọn đáp án D.


Câu 4:

Hình lăng trụ đứng tam giác có:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Hình lăng trụ đứng tam giác có: A. 6 đỉnh, 10 cạnh và 5 mặt; B. 8 đỉnh, 12 cạnh và 6 mặt; C. 6 đỉnh, 9 cạnh và 5 mặt; D. 8 đỉnh, 10 cạnh và 6 mặt. (ảnh 1)

Hình lăng trụ đứng tam giác ABC.A’B’C’ có:

+ 6 đỉnh là: A, B, C, A’, B’, C’.

+ 9 cạnh là: AA’, BB’, CC’, A’C’, A’B’, B’C’, AB, AC, BC.

+ 5 mặt: A’B’C’, ABC , A’B’BA , B’C’CB , A’C’CA.

Vậy chọn đáp án C.


Câu 5:

Chọn câu đúng. Cho hình lăng trụ đứng tứ giác NCKM.N’C’K’M’ sau:

 Chọn câu đúng. Cho hình lăng trụ đứng tứ giác NCKM.N’C’K’M’ sau: A. Các mặt đáy là hình chữ nhật; B. Các mặt bên là hình chữ nhật ; (ảnh 1)

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Hình lăng trụ đứng tứ giác NCKM.N’C’K’M’ có:

- Các mặt đáy là hình tứ giác. Do đó đáp án A sai.

- Các mặt bên là hình chữ nhật. Do đó đáp án B đúng.

- Các cạnh bên NN’, CC’, KK’, MM’ song song với nhau. Do đó đáp án C sai.

- Mặt CKK’C’ là mặt bên nên có dạng hình chữ nhật, mặt NCKM là mặt bên nên có dạng hình tứ giác. Do đó đáp án D sai.


Câu 6:

Lưỡi rìu trong hình dưới đây có hình gì?

Lưỡi rìu trong hình dưới đây có hình gì? A. Hình tam giác; B. Hình lăng trụ tứ giác; C. Hình lăng trụ tam giác; D. Hình hộp chữ nhật. (ảnh 1)

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Trong hình vẽ trên, lưỡi rìu có dạng hình lăng trụ tam giác.


Câu 7:

Mỗi đỉnh của hình lăng trụ tam giác có bao nhiêu góc vuông?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Mỗi đỉnh của hình lăng trụ tam giác có bao nhiêu góc vuông? A. 1; B. 2; C. 3; D. 4. (ảnh 1)

Hình lăng trụ đứng ABC.A’B’C’ có:

+ Đỉnh A có hai góc vuông là góc A’AB và góc A’AC.

+ Đỉnh B có hai góc vuông là góc ABB’ và góc B’BC.

+ Đỉnh C có hai góc vuông là góc BCC’ và góc ACC’.

+ Đỉnh A’ có hai góc vuông là góc AA’C’ và góc AA’B’.

+ Đỉnh B’ có hai góc vuông là góc A’B’B và góc BB’C’.

+ Đỉnh C’ có hai góc vuông là góc A’C’C và góc B’C’C.

Do đó mỗi đỉnh của hình lăng trụ tam giác có 2 góc vuông.


Câu 8:

Chọn câu đúng. 

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Hình lăng trụ đứng tam giác có các mặt bên là các hình chữ nhật, các mặt đáy là các hình tam giác.

Do đó, đáp án D đúng.


Câu 9:

Hình lăng trụ đứng tứ giác có

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Hình lăng trụ đứng tứ giác có A. 8 đỉnh, 12 cạnh, 6 mặt;B. 10 đỉnh, 8 cạnh, 6 m ặt; C. 6 đỉnh, 12 cạnh, 8 mặt; D. 8 đỉnh, 10 cạnh, 6 mặt. (ảnh 1)

Hình lăng trụ đứng tứ giác ABCD.A’B’C’D’ có:

+ 8 đỉnh là: A, B, C, D, A’, B’, C’, D’.

+ 12 cạnh là: AB, CB, CD, AD, AA’, BB’, CC’, DD’, A’D’, D’C’, C’B’, A’B’.

+ 6 mặt là: ABCD, A’B’C’D’, ADD’A’, DCC’D’, CBC’B’, ABB’A’.

Vậy chọn đáp án A.


Câu 10:

Các mặt đáy của hình lăng trụ đứng tứ giác không thể là hình nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Hình lăng trụ đứng tứ giác các mặt đáy không thể là hình tam giác.

Vậy chọn đáp án C.


Câu 11:

Cho hình lăng trụ đứng tam giác ABC.A’B’C’. Có hai mặt nào song song với nhau?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Hình lăng trụ đứng tam giác ABC.A’B’C’có hai mặt đáy song song với nhau là: ABC và A’B’C’.

Vậy chọn đáp án B.


Câu 12:

Tấm lịch để bàn dưới đây có dạng hình gì?

Tấm lịch để bàn dưới đây có dạng hình gì? A. Hình lập phương; B. Hình lăng trụ đứng tứ giác; C. Hình hộp chữ nhật; D. Hình lăng trụ đứng tam giác (ảnh 1)

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Tấm lịch để bàn có dạng hình lăng trụ đứng tam giác.


Câu 13:

Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau đây.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau đây. A. Hình lăng trụ đứng tứ giác có hai mặt đáy là hình tứ giác, bốn mặt bên là hình chữ nhật; (ảnh 1)

Hình lăng trụ đứng tứ giác ABCD.A’B’C’D’ có:

+ 8 đỉnh là: A, B, C, D, A’, B’, C’, D’

+ 12 cạnh là: AB, CB, CD, AD, AA’, BB’, CC’, DD’, A’D’, D’C’, C’B’, A’B’

+ 6 mặt là: ABCD, A’B’C’D’, ADD’A’, DCC’D’, CBC’B’, ABB’A’.

Do đó, đáp án C sai.


Câu 14:

Cho hình lăng trụ đứng tứ giác ABCD.A’B’C’D’. Có bao nhiêu cạnh bằng cạnh AA’?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Hình lăng trụ đứng tứ giác ABCD.A’B’C’D’ có các mặt bên đều là hình chữ nhật nên:

+ Mặt ADD’A là hình chữ nhật suy ra AA’ = DD’.

+ Mặt DCC’D’ là hình chữ nhật suy ra DD’ = CC’.

+ Mặt CBB’C’ là hình chữ nhật suy ra CC’ = BB’.

Do đó, AA’ = DD’ = CC’ = BB’.

Vậy chọn đáp án C.


Câu 15:

Cho hình lăng trụ đứng tứ giác ABCD.A’B’C’D’ có đáy là hình chữ nhật. Góc ADC là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Hình lăng trụ đứng tứ giác ABCD.A’B’C’D’ có đáy là hình chữ nhật nên mặt ABCD là hình chữ nhật suy ra góc ADC là góc vuông.

Vậy chọn đáp án C.


Bắt đầu thi ngay