Trang chủ Lớp 7 Toán Bài tập Bài 2. Đa thức một biến có đáp án

Bài tập Bài 2. Đa thức một biến có đáp án

Bài tập Bài 2. Đa thức một biến có đáp án

  • 172 lượt thi

  • 22 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

18/07/2024

Các biểu thức 2y + 5; 2x2 - 4x + 7 được gọi là gì?

Xem đáp án

Các biểu thức 2y + 5; 2x2 - 4x + 7 được gọi là các đa thức một biến.


Câu 4:

17/07/2024

Cho đa thức P(x) = 7 + 4x2 + 3x3 - 6x + 4x3 - 5x2.

a) Hãy viết đa thức thu gọn của đa thức P và sắp xếp các đơn thức theo lũy thừa giảm của biến.

b) Xác định bậc của P(x) và tìm các hệ số.

Xem đáp án

a) P(x) = 7 + 4x2 + 3x3 - 6x + 4x3 - 5x2

P(x) = (3x3 + 4x3) + (4x2 - 5x2) - 6x + 7

P(x) = 7x3 - x2 - 6x + 7

b) Đa thức P(x) có hạng tử có bậc cao nhất là 7x3 nên bậc của đa thức P(x) bằng 3 và hệ số cao nhất của P(x) bằng 7.

Đa thức P(x) có hạng tử có bậc bằng 0 là 7 nên hệ số tự do của đa thức P(x) bằng 7.


Câu 5:

19/07/2024

Diện tích của một hình chữ nhật được biểu thị bởi đa thức P(x) = 2x2 + 4x. Hãy tính diện tích của hình chữ nhật ấy khi biết x = 3 cm.

Xem đáp án

Thay x = 3 vào đa thức trên ta được:

P(3) = 2 . 32 + 4 . 3 = 2 . 9 + 12 = 30.

Vậy diện tích hình chữ nhật đó bằng 30 cm2 khi x = 3 cm.


Câu 6:

21/07/2024

Tính giá trị của đa thức M(t) = -5t3 + 6t2 + 2t + 1 khi t = -2.

Xem đáp án

Thay t = -2 vào đa thức trên ta được:

M(-2) = -5 . (-2)3 + 6 . (-2)2 + 2 . (-2) + 1 = (-5) . (-8) + 6 . 4 + (-4) + 1 = 61.

Vậy M(t) = 61 khi t = -2.


Câu 8:

17/07/2024

Cho đa thức P(x) = x2 - 3x + 2. Hãy tính giá trị của P(x) khi x = 1, x = 2 và x = 3.

Xem đáp án

Ta có P(1) = 12 - 3.1 + 2 = 1 - 3 + 2 = 0.

P(2) = 22 - 3.2 + 2 = 4 - 6 + 2 = 0.

P(3) = 32 - 3.3 + 2 = 9 - 9 + 2 = 2.


Câu 9:

17/07/2024

Cho P(x)  = x3 + x2 - 9x - 9. Hỏi mỗi số x = -1; x = 1 có phải là một nghiệm của P(x) không?

Xem đáp án

Ta có P(-1) = (-1)3 + (-1)2 - 9 . (-1) - 9 = -1 + 1 + 9 - 9 = 0.

P(1) = 13 + 12 - 9 . 1 - 9 = 1 + 1 - 9 - 9 = -16.

Vậy x = -1 là nghiệm của đa thức P(x).


Câu 10:

17/07/2024

Diện tích một hình chữ nhật được cho bởi biểu thức S(x) = 2x2 + x. Tính giá trị của S khi x = 4 và nêu một nghiệm của đa thức Q(x) = 2x2 + x - 36.

Xem đáp án

Ta có S(4) = 2 . 42 + 4 = 2 . 16 + 4 = 36.

x = 4 là một nghiệm của đa thức Q(x) do Q(4) = 2 . 42 + 4 - 36 = 2 . 16 + 4 - 36 = 0.

Vậy S(x) = 36 khi x = 4 và x = 4 là một nghiệm của đa thức Q(x).


Câu 13:

23/07/2024

Hãy cho biết bậc của các đa thức sau:

a) 3 + 2y;               b) 0;             c) 7 + 8;                 d) 3,2x3 + x4.

Xem đáp án

a) Đa thức 3 + 2y có hạng tử có bậc cao nhất là 2y nên bậc của đa thức 3 + 2y bằng 1.

b) Đa thức 0 không có bậc.

c) Đa thức 7 + 8 có bậc bằng 0.

d) Đa thức 3,2x3 + x4 có hạng tử có bậc cao nhất là x4 nên bậc của đa thức 3,2x3 + x4 bằng 4.


Câu 14:

20/07/2024

Hãy cho biết phần hệ số và phần biến của mỗi đa thức sau:

a) 4 + 2t - 3t3 + 2,3t4;               

b) 3y7 + 4y3 - 8.

Xem đáp án

a) Đa thức 4 + 2t - 3t3 + 2,3t4 là đa thức một biến với biến t.

Hệ số cao nhất bằng 2,3.

Hệ số của t3 bằng -3.

Hệ số của t bằng 2.

Hệ số tự do bằng 4.

b) Đa thức 3y7 + 4y3 - 8 là đa thức một biến với biến y

Hệ số cao nhất bằng 3.

Hệ số của y3 bằng 4.

Hệ số tự do bằng -8.


Câu 16:

17/07/2024

Cho đa thức P(x) = 2x + 4x3 + 7x2 - 10x + 5x3 - 8x2. Hãy viết đa thức thu gọn, tìm bậc và các hệ số của đa thức P(x).

Xem đáp án

 P(x) = 2x + 4x3 + 7x2 - 10x + 5x3 - 8x2

P(x) = (4x3 + 5x3) + (7x2 - 8x2) + (-10x + 2x)

P(x) = 9x3 - x2 - 8x

Đa thức P(x) có hạng tử có bậc cao nhất là 9x3 nên bậc của đa thức P(x) bằng 3 và hệ số cao nhất bằng 9.

Đa thức P(x) không có hạng tử có bậc bằng 0 nên hệ số tự do của đa thức P(x) bằng 0.

Với mỗi hạng tử trong đa thức ta có phần hệ số và phần biến như sau:

Hệ số của x2 bằng -1.

Hệ số của x bằng -8.


Câu 17:

23/07/2024

Tính giá trị của các đa thức sau:

a) P(x) = 2x3 + 5x2 - 4x + 3 khi x = -2.

b) Q(y) = 2y3 - y4 + 5y2 - y khi y = 3.

Xem đáp án

a) Ta có P(-2) = 2 . (-2)3 + 5 . (-2)2 - 4 . (-2) + 3

P(-2) = 2 . (-8) + 5. 4 + 8 + 3

P(-2) = -16 + 20 + 11

P(-2) = 15

Vậy P(x) = 15 khi x = -2.

b) Ta có Q(3) = 2 . 33 - 34 + 5 . 32 - 3

Q(3) = 2 . 27 - 81 + 5. 9 - 3

Q(3) = 54 - 81 + 45 - 3

Q(3) = 15

Vậy Q(y) = 15 khi y = 3.


Câu 18:

22/07/2024

Cho đa thức M(t) = t + 12t3.

a) Hãy nêu bậc và các hệ số của M(t).

b) Tính giá trị của M(t) khi t = 4.

Xem đáp án

a) Đa thức M(t) có bậc bằng 3, hệ số cao nhất bằng 12, hệ số tự do bằng 0.

Với mỗi hạng tử của đa thức M(t), ta có:

Hệ số của t3 bằng 12.

Hệ số của t bằng 1.

b) M(4) = 4 + 12.43 = 4 + 12. 64 = 4 + 32 = 36.

Vậy M(t) = 36 khi t = 4.


Câu 19:

17/07/2024

Hỏi x = -23 có phải là một nghiệm của đa thức P(x) = 3x + 2 không?

Xem đáp án

Thay x = -23 vào đa thức P(x) ta được P23= 3 . 23+ 2 = (-2) + 2 = 0.

Vậy x = -23 là nghiệm của đa thức P(x).


Câu 21:

22/07/2024

Đa thức M(t) = 3 + t4 có nghiệm không? Vì sao?

Xem đáp án

Ta có t4 = (t2)2 0 với mọi t nên 3 + t4 > 0 với mọi t hay M(t) > 0 với mọi t.

Do đó không tồn tại giá trị của t để M(t) = 0.

Vậy đa thức M(t) vô nghiệm.


Bắt đầu thi ngay