Trang chủ Lớp 7 Toán Trắc nghiệm Toán 7 Bài 2. Đa thức một biến có đáp án

Trắc nghiệm Toán 7 Bài 2. Đa thức một biến có đáp án

Trắc nghiệm Toán 7 Bài 2. Đa thức một biến có đáp án

  • 269 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

12/12/2024

Biểu thức nào sau đây là đơn thức một biến?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Lời giải

 Theo định nghĩa: đơn thức một biến là biểu thức đại số chỉ gồm một số, hoặc một biến, hoặc một tích giữa các số và biến đó nên đơn thức −2 là đơn thức một biến.

*Phương pháp giải:

 Sử dụng định nghĩa đơn thức 1 biến

*Lý thuyết:

 Đơn thức một biến (gọi tắt là đơn thức) là biểu thức đại số có dạng tích của một số thực với một lũy thừa của biến, trong đó số thực gọi là hệ số, số mũ của lũy thừa của biến gọi là bậc của đơn thức.

• Cộng (hay trừ) hai đơn thức cùng bậc bằng cách cộng (hay trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên lũy thừa của biến. Tổng nhận được là một đơn thức.

• Nhân hai đơn thức tùy ý bằng cách nhân hai hệ số với nhau và nhân hai lũy thừa của biến với nhau. Tích nhận được là một đơn thức.

Chú ý:

• Một số khác 0 được gọi là đơn thức bậc 0.

Chẳng hạn, số 3 là đơn thức bậc 0 vì có thể coi 3 = 3x0.

• Số 0 cũng được coi là một đơn thức. Đơn thức này không có bậc.

Xem thêm

Lý thuyết Đa thức một biến. Nghiệm của đa thức một biến – Toán 7 Cánh diều 

Câu 2:

18/07/2024

Biểu thức nào sau đây là đơn thức một biến?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Theo định nghĩa: đơn thức một biến là biểu thức đại số chỉ gồm một số, hoặc một biến, hoặc một tích giữa các số và biến đó nên đơn thức y2 là đơn thức một biến.


Câu 3:

18/07/2024

Biểu thức nào sau đây không là đa thức một biến?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Ta thấy \[\frac{5}{{5 - a}}\] không phải là đa thức theo biến a .

Do đó \[\frac{5}{{5 - a}}\] không phải đa thức một biến.


Câu 4:

20/07/2024

Có bao nhiêu biểu thức sau đây là đa thức một biến?

A = x2  2x + 3 ; B = 2y − x ; C = \[\frac{{2{x^2}}}{{x - 1}}\]; D =\[\frac{{2y - 3}}{5}\]
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

A = x2 2x + 3 là đa thức một biến của biến x;

B = 2y − x là đa thức hai biến x và y;

C = \[\frac{{2{x^2}}}{{x - 1}}\] không phải là đa thức theo biến x ;

D = \[\frac{{2y - 3}}{5} = \frac{2}{5}y - \frac{3}{5}\] là đa thức một biến của biến y .

Vậy có 2 biểu thức A và D là đa thức một biến.


Câu 5:

22/07/2024

Bậc của đa thức 10 − 2x + 3x2 là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Trong đa thức trên, số mũ cao nhất của x là 2.

Do đó bậc của đa thức 10 − 2x + 3x2 là 2 .


Câu 6:

18/07/2024

Bậc của đa thức y − 3 + 2y4 − 3y3 là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Trong đa thức trên, số mũ cao nhất của y là 4.

Do đó bậc của đa thức y − 3 + 2y4 − 3y3 là 4 .


Câu 7:

22/07/2024

Cho đa thức: U(x) = 4 − 2x2 + 7x − 5x3 + 3x2 + 8 − 3x.

Rút gọn biểu thức trên và sắp xếp theo lũy thừa giảm của biến x, ta được đa thức nào trong các đa thức sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Ta có: U(x) = 4 − 2x2 + 7x − 5x3 + 3x2 + 8 − 3x

= − 5x3 − 2x2 + 3x2 + 7x − 3x + 4 + 8

= − 5x3 + (−2 + 3)x2 + (7 − 3)x + (4 + 8)

= − 5x3 + x2 + 4x + 12.

Vậy rút gọn và sắp xếp theo lũy thừa giảm của biến x ta được biểu thức: U(x) = −5x3 + x2 + 4x + 12.


Câu 8:

18/07/2024

Cho đa thức: P(y) = y2 − 10 + 3y2 − 9y + 4 − 7y.

Rút gọn biểu thức sau và sắp xếp theo lũy thừa tăng của biến y, ta được đa thức nào trong các đa thức sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ta có: P(y) = y2 − 10 + 3y2 − 9y + 4 − 7y

= −10 + 4 − 9y − 7y + y2 + 3y2

= (−10 + 4) + (−9 − 7)y + (1 + 3)y2

= −6 − 16y + 4y2.

Vậy rút gọn và sắp xếp theo lũy thừa giảm của biến y thì biểu thức: P(y) = −6 − 16y + 4y2.


Câu 9:

18/07/2024

Tính giá trị của đa thức M(t) = 2t3 + 4t2 − 16t + 3 khi t = \[\frac{1}{4}\].

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

 Ta có : M\[\left( {\frac{1}{4}} \right)\] = 2\[{\left( {\frac{1}{4}} \right)^3}\] + 4\[{\left( {\frac{1}{4}} \right)^2}\] − 16\[\left( {\frac{1}{4}} \right)\] + 3

= 2.\[\frac{1}{{64}}\] + 4. \[\frac{1}{{16}}\] − 16.\[\frac{1}{4}\] + 3

= \[\frac{1}{{32}}\] + \[\frac{1}{4}\] − 4 + 3 = \[\frac{{ - 23}}{{32}}\].

Vậy khi t = \[\frac{1}{4}\] thì giá trị biểu thức M bằng \[\frac{{ - 23}}{{32}}\].


Câu 10:

23/07/2024

Diện tích của một mảnh đất hình chữ nhật được biểu thị bởi đa thức F(x) = x(x + 3) . Hãy tính diện tích của mảnh đất ấy khi x = 2 m.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Khi x = 2, ta có:

F(2) = x(x + 3) = 2 . (2 + 3) = 2 . 5 = 10.

Vậy diện tích của mảnh đất hình chữ nhật bằng 10 m2.


Câu 12:

23/07/2024

Nghiệm của đa thức A(x) = 4x − 5 là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Theo định nghĩa nếu đa thức A(x) có giá trị bằng 0 tại x = a thì ta nói a là một nghiệm của đa thức đó.

Ta có : A\[\left( {\frac{5}{4}} \right)\] = 4 . \[\frac{5}{4}\] − 5 = 5 − 5 = 0.

 Vậy x = \[\frac{5}{4}\] là nghiệm của đa thức A(x) .


Câu 13:

18/07/2024

Nghiệm của đa thức T(y) = y2 − 10y + 9 là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Theo định nghĩa nếu đa thức T(y) có giá trị bằng 0 tại y = a thì ta nói a là một nghiệm của đa thức đó.

Ta có: T(1) = 12 − 10.1 + 9 = 1 − 10 + 9 = −9 + 9 = 0;

T(9) = 92 − 10.9 + 9 = 81 − 90 + 9 = −9 + 9 = 0.

Vậy y = 1 và y = 9 là nghiệm của đa thức T(y).


Câu 14:

23/07/2024

Nghiệm của đa thức B(x) = x2 + 5 là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Đa thức B(x) = x2 + 5 không có nghiệm vì tại x = a bất kì thì:

B(a) = a2 + 5 ≥ 0 + 5 > 0.

Vậy chọn đáp án D.


Câu 15:

18/07/2024

Diện tích một hình vuông được tính bởi biểu thức S(x) = x2. Tính giá trị của S biết x là nghiệm của đa thức P(x) = 2x – 8.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Theo đề bài, x là nghiệm của đa thức P(x) = 2x – 8 nên ta có:

P(x) = 2x − 8 = 0

Suy ra x = 4

Ta có: S(4) = 42 = 16.

Vậy diện tích hình vuông bằng 16.


Bắt đầu thi ngay