Trang chủ Lớp 6 Toán Bài 19: hình chữ nhật. Hình thoi hình bình hành. Hình thang cân

Bài 19: hình chữ nhật. Hình thoi hình bình hành. Hình thang cân

Bài 19: hình chữ nhật. Hình thoi hình bình hành. Hình thang cân

  • 193 lượt thi

  • 41 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cái kim trên la bàn có dạng hình gì?

Bài tập trắc nghiệm Hình chữ nhật. Hình thoi. Hình bình hành. Hình thang cân có đáp án | Toán lớp 6 Kết nối tri thức

Xem đáp án

Đáp án A

Chiếc kim trên mặt la bàn có dạng hình thoi.


Câu 2:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

Trong hình bình hành không có hai đường chéo bằng nhau nên hình bình hành không phải hình thang cân. Do đó A sai, D sai.

Trong hình chữ nhật có hai cạnh đáy song song với nhau, có hai góc kề một đáy bằng nhau, hai cạnh bên bằng nhau và hai đường chéo bằng nhau nên hình chữ nhật là hình thang cân. Do đó B đúng.

Trong hình thoi không có hai đường chéo bằng nhau nên hình thoi không phải hình thang cân. Do đó C sai.


Câu 3:

Cho hình chữ nhật ABCD có AB = 5cm, BC = 2cm thì:

Xem đáp án

Đáp án A

Bài tập trắc nghiệm Hình chữ nhật. Hình thoi. Hình bình hành. Hình thang cân có đáp án | Toán lớp 6 Kết nối tri thức

Vì ABCD là hình chữ nhật nên AB = CD = 5cm.


Câu 4:

Các bước vẽ hình bình hành DEFG có DE = 4cm; EF = 3cm như sau:

Bước 1. Vẽ đoạn DE = 3cm.

Bước 2. Vẽ đường thẳng đi qua E. Trên đường thẳng này lấy điểm F sao cho EF = 3cm.

Bước 3. Vẽ đường thẳng đi qua D và song song với EF. Trên đường thẳng này lấy điểm G sao cho DG = EF = 3cm.

Bước 4. Nối điểm G với điểm F lại ta được hình bình hành DEFG.

Trong các bước vẽ trên có bao nhiêu bước làm đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

Các bước vẽ hình bình hành DEFG có DE = 4cm; EF = 3cm như sau:

Bước 1. Vẽ đoạn DE = 5cm.

Bước 2. Vẽ đường thẳng đi qua E. Trên đường thẳng này lấy điểm F sao cho EF = 3cm.

Bước 3. Vẽ đường thẳng đi qua D và song song với EF. Trên đường thẳng này lấy điểm G sao cho DG = EF = 3cm.

Bước 4. Nối điểm G với điểm F lại ta được hình bình hành DEFG.

Có bước 1 sai vì đoạn DE = 5cm.


Câu 5:

Trong hình sau có bao nhiêu hình thoi?

Bài tập trắc nghiệm Hình chữ nhật. Hình thoi. Hình bình hành. Hình thang cân có đáp án | Toán lớp 6 Kết nối tri thức

Xem đáp án

Đáp án D

Có 16 hình thoi nhỏ.

Có 9 hình thoi vừa.

Có 1 hình thoi to.

Tổng có 16 + 9 + 1 = 26 hình thoi.


Câu 6:

Em hãy tìm một số hình ảnh của hình chữ nhật trong thực tế.

Xem đáp án

Ví dụ: màn hình ti vi, một mặt tủ lạnh, mặt hộp đựng thức ăn, mặt bàn, cửa sổ, quyển sách, tấm lót chuột, cái cặp sách, màn hình máy tính, khung ảnh, …

Ví dụ: màn hình ti vi, một mặt tủ lạnh, mặt hộp đựng thức ăn, mặt bàn, cửa sổ


Câu 7:

Quan sát hình chữ nhật ở Hình 4.8a.

1. Nêu tên đỉnh, cạnh, đường chéo, hai cạnh đối của hình chữ nhật ABCD (H.4.8b)

2. Dùng thước đo góc để đo và so sánh các góc của hình chữ nhật ABCD.

3. Dùng thước thẳng hoặc compa để so sánh hai cạnh đối, hai đường chéo của hình chữ nhật ABCD.

Quan sát hình chữ nhật ở Hình 4.8a. Nêu tên đỉnh, cạnh, đường chéo

Quan sát hình chữ nhật ở Hình 4.8a. Nêu tên đỉnh, cạnh, đường chéo

Xem đáp án

1. Với hình chữ nhật ABCD trên Hình 4.8b, ta có:

+) Các đỉnh: A, B, C, D

+) Các cạnh: AB, BC, CD, DA

+) Các đường chéo: AC, BD

+) Hai cạnh đối: AB và CD; BC và AD

2. Sau khi sử dụng thước đo góc ta nhận thấy các góc A, góc B, góc C, góc D đều bằng 90o, nghĩa là các góc của hình chữ nhật đều bằng nhau và bằng 90o.

3. Sau khi sử dụng thước thẳng hoặc compa ta nhận thấy: 

+) AB = CD; BC = AD nghĩa là hai cạnh đối của hình chữ nhật bằng nhau

+) AC = BD, nghĩa là hai đường chéo của hình chữ nhật bằng nhau


Câu 9:

1. Trong các đồ vật có ở Hình 4.9, đồ vật nào có dạng hình thoi?

Trong các đồ vật có ở Hình 4.9, đồ vật nào có dạng hình thoi

2. Em hãy tìm thêm một số hình ảnh khác của hình thoi trong thực tế.

Xem đáp án

1. Đồ vật có dạng hình thoi là mặt chiếc nhẫn.

2. Một số hình ảnh khác của hình thoi trong thực tế: cánh diều, câu đối trang trí, hoa văn chiếu trúc, hàng rào,…

Trong các đồ vật có ở Hình 4.9, đồ vật nào có dạng hình thoi


Câu 10:

Quan sát hình thoi ở Hình 4.10a.

Quan sát hình thoi ở Hình 4.10a. Dùng thước thẳng hoặc compa

1. Dùng thước thẳng hoặc compa so sánh các cạnh của hình thoi (H.4.10b)

2. Kiểm tra xem hai đường chéo của hình thoi có vuông góc với nhau không?

3. Các cạnh đối của hình thoi có song song với nhau không?

4. Các góc đối của hình thoi ABCD có bằng nhau không?

Xem đáp án

1. Sau khi dùng thước thẳng hoặc compa, ta nhận thấy: AB = BC = CD = AD, nghĩa là các cạnh của hình thoi bằng nhau.

2. Sử dụng eke ta thấy AC vuông góc với BD, nghĩa là hai đường chéo của hình thoi vuông góc với nhau.

3. 

+) Khi đặt eke vuông góc với AB ta thấy eke cũng vuông góc với CD. Do đó AB và CD song song với nhau.

+) Khi đặt eke vuông góc với BC ta thấy eke cũng vuông góc với AD. Do đó BC và AD song song với nhau.

Nghĩa là các cạnh đối của hình thoi song song với nhau.

4. Bằng cách gấp giấy, ta thấy các góc đối của hình thoi ABCD bằng nhau.


Câu 11:

Quan sát hình vẽ:

Quan sát hình vẽ. Hãy tìm điểm E trên đoạn thẳng BC

Hãy tìm điểm E trên đoạn thẳng BC, điểm F trên đoạn thẳng AD để tứ giác ABEF là hình thoi.

Xem đáp án

Vì E nằm trên đoạn thẳng BC, điểm F nằm trên đoạn thẳng AD. Để ABEF là hình thoi thì AB = BE = EF = AF.

Ta có thể sử dụng thước thẳng hoặc compa để xác định điểm E và F.

Cách 1: Sử dụng thước thẳng

Bước 1: Đo đoạn thẳng AB 

Bước 2: 

+) Đo từ B đến đúng khoảng cách bằng đoạn thẳng AB rồi kí hiệu điểm ta được điểm E trên BC.

+) Đo từ A đến đúng khoảng cách bằng đoạn thẳng AB rồi kí hiệu điểm ta được điểm F trên AD.

Cách 2: Sử dụng compa

Bước 1: Đặt compa sao cho tâm compa trùng một trong hai đỉnh A hoặc B, đầu chì trùng với điểm còn lại và giữ nguyên compa

Bước 2: 

+) Đặt tâm compa ở điểm B, quay đường tròn cắt BC tại E ta được điểm E.

+) Đặt tâm compa ở điểm A, quay đường tròn cắt AD tại F ta được điểm F.

Từ đó nối các điểm lại với nhau ta được hình thoi ABEF như hình vẽ dưới.

Quan sát hình vẽ. Hãy tìm điểm E trên đoạn thẳng BC


Câu 13:

Em hãy vẽ đường trang trí theo mẫu dưới đây rồi tô màu tùy ý

Em hãy vẽ đường trang trí theo mẫu dưới đây rồi tô màu tùy ý

Xem đáp án

Học sinh thoải mái ý tưởng để vẽ hình

Dưới đây là một hình minh họa

Em hãy vẽ đường trang trí theo mẫu dưới đây rồi tô màu tùy ý


Câu 14:

1. Hình bình hành có trong hình ảnh nào dưới đây (H.4.11)?

Hình bình hành có trong hình ảnh nào dưới đây (H.4.11)

2. Em hãy tìm thêm một số hình ảnh khác của hình bình hành trong thực tế.

Xem đáp án

1. Hình hình hành có ở hình c.

2. Một số hình ảnh khác của hình bình hành trong thực tế: mái nhà, cầu thang, …

Hình bình hành có trong hình ảnh nào dưới đây (H.4.11)


Câu 15:

Quan sát hình bình hành ở Hình 4.12a.

Quan sát hình bình hành ở Hình 4.12a. Đo và so sánh độ dài các cạnh đối

1. Đo và so sánh độ dài các cạnh đối của hình bình hành ABCD (H.4.12b)

2. Đo và so sánh OA với OC, OB với OD.

3. Các cạnh đối của hình hình hành ABCD có song song với nhau không?

4. Các góc đối của hình bình hành ABCD có bằng nhau không?

Xem đáp án

1. Sau khi sử dụng thước thẳng để đo đoạn thẳng, ta nhận thấy: AB = CD; BC = AD, nghĩa là các cạnh đối của hình bình hành bằng nhau.

2. Sau khi sử dụng thước thẳng để đo đoạn thẳng, ta nhận thấy: OA = OC; OB = OD

3. 

+) Khi đặt eke vuông góc với AB ta thấy eke cũng vuông góc với CD. Do đó AB và CD song song với nhau.

+) Khi đặt eke vuông góc với BC ta thấy eke cũng vuông góc với AD. Do đó BC và AD song song với nhau.

Nghĩa là các cạnh đối của hình bình hành song song với nhau.

4. Bằng cách gấp giấy, ta thấy các góc đối của hình bình hành bằng nhau.


Câu 17:

Mặt bàn ở hình bên là hình ảnh của một hình thang cân. Em hãy tìm thêm một số hình ảnh khác của hình thang cân trong thực tế.

Mặt bàn ở hình bên là hình ảnh của một hình thang cân. Em hãy tìm thêm

Xem đáp án

Một số hình ảnh khác của hình thang cân trong thực tế: cái thang, mặt túi xách, túi đựng bỏng ngô, …

Mặt bàn ở hình bên là hình ảnh của một hình thang cân. Em hãy tìm thêm


Câu 18:

Quan sát hình thang cân ở Hình 4.13a.

Quan sát hình thang cân ở Hình 4.13a. Gọi tên các đỉnh, đáy lớn, đáy nhỏ

1. Gọi tên các đỉnh, đáy lớn, đáy nhỏ, đường chéo, cạnh bên của hình thang cân ABCD (H.4.13b).

2. Sử dụng thước thẳng hoặc compa để so sánh hai cạnh bên, hai đường chéo của hình thang cân ABCD.

3. Hai đáy của hình thang cân ABCD có song song với nhau không?

4. Hai góc kề một đáy của hình thang cân ABCD có bằng nhau không?

Xem đáp án

1. Trong hình thang cân ABCD: 

+) Đỉnh: A, B, C, D

+) Đáy lớn: DC

+) Đáy nhỏ: AB

+) Đường chéo: AC, BD

+) Cạnh bên: AD, BC

2. Sau khi sử dụng thước thẳng hoặc compa để đo ta nhận thấy: AD = BC; AC = BD, nghĩa là hai cạnh bên hình thang cân bằng nhau, hai đường chéo hình thang cân bằng nhau

3. Khi đặt eke vuông góc với AB ta thấy eke cũng vuông góc với CD. Do đó AB và CD song song với nhau.

Nghĩa là hai đáy của hình bình hành song song với nhau.

4. Bằng cách gấp giấy ta thấy hai góc kề một đáy của hình thang bằng nhau


Câu 21:

Vẽ hình chữ nhật có một cạnh dài 6 cm, một cạnh dài 4 cm.

Xem đáp án

Vẽ hình chữ nhật ABCD có một cạnh bằng 6 cm, một cạnh bằng 4 cm theo hướng dẫn sau:

Bước 1. Vẽ đoạn thẳng AB = 6 cm.

Bước 2. Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại A. Trên đường thẳng đó lấy điểm D sao cho AD = 4 cm.

Bước 3. Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại B. Trên đường thẳng đó lấy điểm C sao cho BC = 4 cm.

Bước 4. Nối D với C ta được hình chữ nhật ABCD.

Vẽ hình chữ nhật có một cạnh dài 6 cm, một cạnh dài 4 cm


Câu 22:

Vẽ hình thoi có cạnh 4 cm.

Xem đáp án

Vẽ hình thoi ABCD có cạnh bằng 4 cm theo hướng dẫn sau:

Bước 1. Vẽ đoạn thẳng AB = 4cm

Bước 2. Vẽ đường thẳng đi qua B. Lấy điểm C trên đường thẳng đó sao cho 

BC = 4 cm.

Bước 3. Vẽ đường thẳng đi qua C và song song với cạnh AB. Vẽ đường thẳng đi qua A và song song với cạnh BC.

Bước 4. Hai đường thẳng này cắt nhau tại D, ta được hình thoi ABCD.

Vẽ hình thoi có cạnh 4 cm

Vẽ hình thoi có cạnh 4 cm


Câu 23:

Vẽ hình bình hành có độ dài một cạnh bằng 6 cm, một cạnh bằng 3 cm.

Xem đáp án

Vẽ hình bình hành ABCD có AB = 6 cm; BC = 3 cm theo hướng dẫn sau:

Bước 1. Vẽ đoạn thẳng AB = 6 cm.

Bước 2. Vẽ đường thẳng đi qua B. Trên đường thẳng đó lấy điểm C sao cho 

BC = 3 cm.

Bước 3. Vẽ đường thẳng đi qua A và song song với BC, đường thẳng qua C và song song với AB. Hai đường thẳng này cắt nhau tại D, ta được hình bình hành ABCD.

Vẽ hình bình hành có độ dài một cạnh bằng 6 cm, một cạnh bằng 3 cm


Câu 24:

Hãy kể tên các hình thang cân, hình chữ nhật có trong hình lục giác đều sau:

Hãy kể tên các hình thang cân, hình chữ nhật có trong hình lục giác đều sau

Xem đáp án

+) Các hình thang cân: ABCD, BCDE, CDEF, DEFA, EFAB, FABC

+) Các hình chữ nhật: ABDE, BCEF, CDFA.


Câu 29:

Vẽ hình thoi cạnh 4cm.

Xem đáp án

Bước 1. Vẽ đoạn thẳng AB = 4cm.

Bước 2. Vẽ đoạn thẳng BC = 4cm (điểm C khác điểm A).

Bước 3. Qua điểm C vẽ đường thẳng song song với AB. Trên đường thẳng này lấy điểm D sao cho CD = 4cm.

Bước 4. Nối D với A ta được hình thoi ABCD.

Hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức


Câu 30:

Cho hình bình hành ABCD, hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại điểm I. Sử dụng compa hoặc thước thẳng kiểm tra xem điểm I có là trung điểm của hai đường chéo không?

Hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức

Xem đáp án

+) Nếu sử dụng compa:

- Đầu tiên mở một khoảng compa trùng với đoạn IA. Sau đó giữ nguyên khoảng đó đặt vào đoạn IC thấy trùng nhau.

- Tương tự mở compa một khoảng trùng với IB. Sau đó giữ nguyên khoảng đó đặt vào đoạn ID thấy trùng nhau.

Vậy điểm I chính là trung điểm của hai đường chéo.

+) Nếu sử dụng thước thẳng:

Ta sẽ đo độ dài của từng đoạn một, thì thấy IA = IC, IB = IB.

Vậy I chính là trung điểm của hai đường chéo.


Câu 31:

Hình nào trong các hình đã cho là hình thang cân? Hãy cho biết tên hình thang cân đó.

Hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức

Xem đáp án

Đầu tiên lấy eke kiểm tra hai cạnh đáy có song song với nhau không.

Tiếp theo lấy thước thẳng đo độ dài hai đường chéo nếu bằng nhau thì là hình thang cân.

Từ kết quả đo, ta thấy các hình trên hình thang cân là HKIJ.


Câu 32:

Hãy kể tên các hình thang cân, hình chữ nhật, hình thoi có trong lục giác đều sau: 

Hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức

Xem đáp án

Trong hình đã cho:

- Hình thang cân: ABCD, BCDE, DEFA, EFAB.

- Hình chữ nhật: ACDF, BCEF.

- Hình thoi: ABOF, ABCO, BCDO, DEFO, CDEO, EFAO.


Câu 33:

Vẽ hình chữ nhật có một cạnh dài 7cm, một cạnh 3cm.

Xem đáp án

Bước 1. Vẽ đoạn thẳng AB = 7cm.

Bước 2. Dựng đường thẳng vuông góc với AB tại A. Trên đường thẳng này lấy điểm D sao cho AD = 3cm.

Bước 3. Dựng đường thẳng vuông góc với AB tại B. Trên đường thẳng này lấy điểm C sao cho BC = 3cm.

Bước 4. Nối C với D ta được hình chữ nhật có AB = 7cm, AD = 3cm.

Hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức


Câu 34:

Quan sát hình sau và cho biết hình nào là hình chữ nhật, hình nào là hình thoi?

Bài tập trắc nghiệm Hình chữ nhật. Hình thoi. Hình bình hành. Hình thang cân có đáp án | Toán lớp 6 Kết nối tri thức

Xem đáp án

Đáp án C

Không có hình thoi và hình chữ nhật là Hình a).


Câu 35:

Trong các hình sau đây, hình nào là hình chữ nhật?

Bài tập trắc nghiệm Hình chữ nhật. Hình thoi. Hình bình hành. Hình thang cân có đáp án | Toán lớp 6 Kết nối tri thức

Xem đáp án

Đáp án D

Hình a) màn hình tivi là hình chữ nhật.

Hình b) là chiếc cửa có dạng hình chữ nhật.

Hình c) là các khung ảnh cũng có dạng hình chữ nhật.


Câu 36:

Quốc kì Việt Nam có hình gì?

Xem đáp án

Đáp án A

Bài tập trắc nghiệm Hình chữ nhật. Hình thoi. Hình bình hành. Hình thang cân có đáp án | Toán lớp 6 Kết nối tri thức

Quốc kì Việt Nam có hình chữ nhật.


Câu 38:

Hình nào dưới đây là hình bình hành?

Bài tập trắc nghiệm Hình chữ nhật. Hình thoi. Hình bình hành. Hình thang cân có đáp án | Toán lớp 6 Kết nối tri thức

Xem đáp án

Đáp án B

Trong các hình đã cho, hình 2 là hình bình hành.


Câu 39:

Cho hình chữ nhật MNPQ, ta có:

Xem đáp án

Đáp án D

Hình chữ nhật MNPQ có các cạnh đối bằng nhau, hai đường chéo bằng nhau nên MN = PQ, MP = NQ.

Đo đó D đúng.


Câu 40:

Cho hình vẽ sau: 

Bài tập trắc nghiệm Hình chữ nhật. Hình thoi. Hình bình hành. Hình thang cân có đáp án | Toán lớp 6 Kết nối tri thức

Phát biểu nào dưới đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

ABCD là hình bình hành.


Câu 41:

Quan sát hình bên. Mặt bàn này hình gì?

Bài tập trắc nghiệm Hình chữ nhật. Hình thoi. Hình bình hành. Hình thang cân có đáp án | Toán lớp 6 Kết nối tri thức

Xem đáp án

Đáp án D

Quan sát vào hình ảnh ta thấy đây là một chiếc bàn có mặt bàn là hình thang cân.


Bắt đầu thi ngay