(2023) Đề thi thử Ngữ văn THPT soạn theo ma trận đề minh họa BGD (Đề 2) có đáp án
(2023) Đề thi thử Ngữ văn THPT soạn theo ma trận đề minh họa BGD (Đề 2) có đáp án
-
493 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
120 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
23/07/2024Vị mùa xuân
Cô gái thời gian
Vai gánh mùa hoa đang độ thắm
Mưa bụi đang bay với cánh đồng
Chim về gọi lá cho cành biếc
Cá lượn làm duyên với khúc sông
Mùa xuân như một phong thư ngỏ
Tôi đọc lời cha ông đất đai
Ruộng xưa về lại tay cày cuốc
Người trĩu mồ hôi, cây trĩu sai
Tôi đọc trên đường hy vọng cỏ
Phủ ngát chân người đi ước ao
Đất thuộc người làm sinh sôi đất
Tôi thuộc người đi với gian lao
(Vũ Quần Phương, Báo Văn nghệ số 29 (20-7-2013), Hội nhà văn Việt Nam)
Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
Câu 2:
22/07/2024Trong khổ thơ thứ nhất, tác giả đã sử dụng những hình ảnh nào để gợi tả vẻ đẹp, sức sống của mùa xuân?
Câu 3:
22/07/2024Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:
Mùa xuân như một phong thư ngỏ
Tôi đọc lời cha ông đất đai
- Biện pháp tu từ được sử dụng: so sánh “Mùa xuân như một phong thư ngỏ”
- Tác dụng:
+ Làm tăng giá trị gợi hình, gợi cảm cho lời thơ
+ Thể hiện vai trò của mùa xuân, khoảng thời gian đầu tiên của năm nên được coi là một lời ngỏ, lời chào năm mới với một giai đoạn mới của cuộc sống đồng thời mùa xuân còn là phong thư do thời gian trước đó gửi đến, là lời mà cha ông ta nhờ thời gian truyền lại cho con cháu từ đời này qua đời khác.Câu 4:
23/07/2024Bài học ý nghĩa nhất mà anh/chị rút ra sau khi đọc văn bản là gì?
- Thí sinh nêu có thể nêu ra bài học và lí giải hợp lí
Sau đây là một gợi ý
Bài học ý nghĩa nhất mà tôi rút ra sau khi đọc văn bản là cần dũng cảm đối mặt với thử thách, dám đánh đổi để đạt được thành quả xứng đáng. Đây là một lối sống đáng ngưỡng mộ, vì qua gian lao, thử thách, chúng ta mới có thể học được nhiều điều trong cuộc sống, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Nếu không chịu đi với gian lao, con người sẽ trở nên nhút nhát, lười biếng, để rồi phải hối hận vì bỏ lỡ nhiều điều đáng quý trong cuộc sống.Câu 5:
22/07/2024Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
sự cần thiết của tính chăm chỉ
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề
Có thể theo hướng:
- Chăm chỉ là sự cố gắng, nỗ lực làm một việc đó để đạt được kết quả tốt và theo ý muốn của bản thân.
- Tính chăm chỉ giúp cho mỗi người luôn có mục đích để hướng tới, sống có ý nghĩa, không ngại khó khăn, gian khổ và luôn kiên trì đến khi đạt được thành quả mong đợi, luôn cố gắng hoàn thành tốt mục tiêu và nhiệm vụ được giao phó cho dù phải mất nhiều thời gian.
- Tính chăm chỉ đem đến cho con người sự tin tưởng, yêu quý và nể trọng từ những người xung quanh
- Tính chăm chỉ của mỗi người sẽ góp phần dựng xây một xã hội phát triển, giàu mạnh…
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Câu 6:
23/07/2024Có một dòng thi ca về sông Hương, và tôi hi vọng đã nhận xét một cách công bằng về nó khi nói rằng dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ. Mỗi nhà thơ đều có một khám phá riêng về nó: từ xanh biếc thường ngày, nó bỗng thay màu thực bất ngờ, “dòng sông trắng - lá cây xanh” trong cái nhìn tinh tế của Tản Đà, từ tha thiết mơ màng nó chợt nhiên hùng tráng lên “như kiếm dựng trời xanh” trong khí phách của Cao Bá Quát; từ nỗi quan hoài vạn cổ với bóng chiều bãng lãng trong hồn thơ Bà Huyện Thanh Quan, nó đột khởi thành sức mạnh phục sinh của tâm hồn, trong thơ Tố Hữu. Và ở đây, một lần nữa, sông Hương quả thực là Kiều rất Kiều, trong cái nhìn thắm thiết tình người của tác giả Từ ấy.
(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ Văn 12, tập một, NXB GD, 2020, Tr. 29, 30)
Cảm nhận hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về tính trữ tình trong bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.Phân tích đoạn trích; nhận xét về tính trữ tình trong bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:
- Sông Hương trong mối quan hệ với lịch sử
+ Hình ảnh so sánh: Sông Hương là “dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc”. Tác giả coi sông Hương là “dòng sông của thời gian ngân vang” – sông Hương đã mang trong mình nó những âm vang hào hùng, bi tráng của dòng thời gian lịch sử với cả những chiến công và những đau thương. Sông Hương còn được coi là dòng sông “của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc” – nghệ thuật ẩn dụ đã làm hiện lên vai trò của một chứng nhân lịch sử, cách miêu tả tinh tế lại gợi ra những sắc thái khác nhau cùng tồn tại trong một dòng sông, vì sử thi còn được gọi là anh hùng ca, là thể loại gắn với những chiến công, gợi đến chiến tranh; nhưng “màu cỏ lá xanh biếc” lại là sắc màu mang chất trữ tình của cuộc sống, của tình yêu và sự bình yên. Sông Hương vì thế vừa sử thi, vừa trữ tình, vừa là thiên anh hùng ca hào tráng, vừa là khúc tình ca tươi mát, dịu dàng
. Nhân hóa: Khi nghe lời gọi, nó biết cách tự hiến đời mình làm một chiến công, để rồi nó trở vè với cuộc sống bình thường, làm một người con gái dịu dàng của đất nước.Dòng sông trở thành hình ảnh biểu tượng cho con người xứ Huế nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. Khi độc lâp, tự do của đất nước bị xâm phạm, họ sẵn sàng chiến đấu, hi sinh còn khi đất nước bình yên, họ lại trở về với cuộc sống bình thường, trở về bản tính tự nhiên muôn thủa.
- Sông Hương trong mối quan hệ với thi ca:
+ Nhà văn cho rằng có một dòng thi ca về sông Hương và mỗi thi nhân đều tìm cho mình một cảm hứng mới mẻ, độc đáo về dòng sông. Điều đó không chỉ xuất phát từ cảm nhận chủ quan của thi sĩ mà còn vì những vẻ đẹp phong phú, biến ảo của dòng sông.
+ Người con gái – sông Hương ấy khơi gợi những cảm hứng khác nhau cho các nhà thơ:
. khi là “nỗi quan hoài vạn cổ” trong thơ Bà Huyện Thanh Quan
. khi mang vẻ đẹp hùng tráng như “kiếm dựng trời xanh” trong thơ Cao Bá Quát
. khi lại là “sức mạnh phục sinh tâm hồn” trong những bài thơ Tố Hữu. Khi nhắc đến sức mạnh phục sinh tâm hồn của sông Hương, nhà văn đã ngưỡng mộ ngợi ca: “Dòng sông quả thực là Kiều, rất Kiều” – niềm trân trọng thân yêu đã biến một danh từ chỉ tên người được tính từ hóa, khẳng định vẻ đẹp đa đoan say lòng người của một dòng sông “trong veo” có thể cuốn đi tất cả những ô uế của cuộc đời: “Không gian sặc sụa mùi ô uế Mà nước dòng Hương mãi cuốn đi”
- Câu hỏi về cội nguồn tên gọi của dòng sông
+ Đối tượng hỏi: đất, trời.
+ Nội dung hỏi: ai đã đặt tên cho dòng sông? > câu hỏi dường như không thể có một lời đáp cụ thể
+ Mục đích:
Không phải để hỏi nguồn gốc của một danh xưng địa lý thong thường mà là một sự nhấn mạnh, ẩn chứa niềm tự hào sâu sắc về dòng sông quê hương.
Gợi mở cho người đọc những hướng trả lời khác nhau bằng trải nghỉệm văn hóa của bản thân.
-> Tên riêng của một dòng sông có thể do một cá nhân nào đó đặt ra, qua năm tháng, danh xưng của tác giả bị mai một, nó trở thành tài sản chung của cộng đồng, Tuy nhiên, cái tên đích thực của dòng sông phải là danh từ gắn với biểu tượng văn hóa, tinh thần, chiều sâu lịch sử của một dân tộc. Ở khía cạnh này, chính những người dân bình thường – những người sáng tạo ra văn hóa, văn học, lịch sử là những người “ đã đặt tên cho dòng sông”
- Nghệ thuật
+ Ngôn ngữ: phong phú, giàu hình ảnh, gợi cảm.
+ Hình ảnh: so sánh độc đáo bằng liên tưởng lãng mạn, đậm chất trữ tình.
+ Thủ pháp: nhân hóa > Sông Hương được cảm nhận như một sinh thể sống động (là người con gái dịu dáng đằm thắm với tất cả các cung bậc cảm xúc) > thuận lợi để đan cài những suy tưởng về văn hóa, lịch sử, về truyền thống con người và đất nước Việt Nam
- “Trữ tình” là nội dung phản ánh hiện thực bằng cách biểu hiện ý nghĩ, cảm xúc, tâm trạng riêng của con người, nghệ sĩ trước cuộc sống.
“Tính trữ tình” biểu hiện ở tâm trạng, cảm nhận của riêng tác giả trước hiện thực
khách quan.
- Tính trữ tình trong bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường:
+ Cái “tôi” mê đắm, tài hoa: không miêu tả sông Hương như một dòng chảy thông thường mà đặt sông Hương trong dòng chảy văn hóa, lịch sử của Huế, mỗi lần sông Hương uốn mình chuyển dòng là một lần sông Hương mang vẻ đẹp riêng.
+ Cái “tôi” lịch lãm, uyên bác: khám phá những đặc điểm độc đáo của sông Hương trên phương diện lịch sử, thơ ca.
+ Niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước nồng nàn, thiết tha, sâu lắng
Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Có thể bạn quan tâm
- (2023) Đề thi thử Ngữ Văn THPT Hàm Long, Bắc Ninh (Lần 1) có đáp án (904 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Ngữ Văn THPT Hàn Thuyên , Bắc Ninh (Lần 1) có đáp án (800 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Ngữ Văn THPT Ninh Giang , Hải Dương (Lần 1) có đáp án (627 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Ngữ Văn THPT Hoàng Diệu, Quảng Nam (Lần 1) có đáp án (437 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Ngữ Văn THPT Ngọc Tảo, Hà Nội (Lần 1) có đáp án (466 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Ngữ Văn THPT Tân Trào, Tuyên Quang (Lần 1) có đáp án (518 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Ngữ Văn THPT Yên Thế, Bắc Giang (Lần 1) có đáp án (500 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Ngữ Văn THPT Chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa (Lần 1) có đáp án (1224 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Ngữ Văn Sở GD Hà Tĩnh (Lần 1) có đáp án (723 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Ngữ Văn Sở GD Hải Phòng (Lần 1) có đáp án (702 lượt thi)