Câu hỏi:
22/07/2024 538
Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của anh/ chị về sự cần thiết của tính chăm chỉ trong cuộc sống
Trả lời:
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
sự cần thiết của tính chăm chỉ
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề
Có thể theo hướng:
- Chăm chỉ là sự cố gắng, nỗ lực làm một việc đó để đạt được kết quả tốt và theo ý muốn của bản thân.
- Tính chăm chỉ giúp cho mỗi người luôn có mục đích để hướng tới, sống có ý nghĩa, không ngại khó khăn, gian khổ và luôn kiên trì đến khi đạt được thành quả mong đợi, luôn cố gắng hoàn thành tốt mục tiêu và nhiệm vụ được giao phó cho dù phải mất nhiều thời gian.
- Tính chăm chỉ đem đến cho con người sự tin tưởng, yêu quý và nể trọng từ những người xung quanh
- Tính chăm chỉ của mỗi người sẽ góp phần dựng xây một xã hội phát triển, giàu mạnh…
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
sự cần thiết của tính chăm chỉ
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề
Có thể theo hướng:
- Chăm chỉ là sự cố gắng, nỗ lực làm một việc đó để đạt được kết quả tốt và theo ý muốn của bản thân.
- Tính chăm chỉ giúp cho mỗi người luôn có mục đích để hướng tới, sống có ý nghĩa, không ngại khó khăn, gian khổ và luôn kiên trì đến khi đạt được thành quả mong đợi, luôn cố gắng hoàn thành tốt mục tiêu và nhiệm vụ được giao phó cho dù phải mất nhiều thời gian.
- Tính chăm chỉ đem đến cho con người sự tin tưởng, yêu quý và nể trọng từ những người xung quanh
- Tính chăm chỉ của mỗi người sẽ góp phần dựng xây một xã hội phát triển, giàu mạnh…
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc văn bản:
Vị mùa xuân
Cô gái thời gian
Vai gánh mùa hoa đang độ thắm
Mưa bụi đang bay với cánh đồng
Chim về gọi lá cho cành biếc
Cá lượn làm duyên với khúc sông
Mùa xuân như một phong thư ngỏ
Tôi đọc lời cha ông đất đai
Ruộng xưa về lại tay cày cuốc
Người trĩu mồ hôi, cây trĩu sai
Tôi đọc trên đường hy vọng cỏ
Phủ ngát chân người đi ước ao
Đất thuộc người làm sinh sôi đất
Tôi thuộc người đi với gian lao
(Vũ Quần Phương, Báo Văn nghệ số 29 (20-7-2013), Hội nhà văn Việt Nam)
Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
Câu 2:
Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:
Mùa xuân như một phong thư ngỏ
Tôi đọc lời cha ông đất đai
Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:
Mùa xuân như một phong thư ngỏ
Tôi đọc lời cha ông đất đai
Câu 3:
Bài học ý nghĩa nhất mà anh/chị rút ra sau khi đọc văn bản là gì?
Bài học ý nghĩa nhất mà anh/chị rút ra sau khi đọc văn bản là gì?
Câu 4:
Trong khổ thơ thứ nhất, tác giả đã sử dụng những hình ảnh nào để gợi tả vẻ đẹp, sức sống của mùa xuân?
Trong khổ thơ thứ nhất, tác giả đã sử dụng những hình ảnh nào để gợi tả vẻ đẹp, sức sống của mùa xuân?
Câu 5:
Sông Hương là vậy, dòng sông của thời gian ngân vang, của sử viết giữa màu cỏ lá xanh biếc. Khi nghe lời gọi, nó biết cách tự biến đời mình làm một chiến công, để rồi nó trở về với cuộc sống bình thường, làm một người con gái dịu dàng của đất nước. Thỉnh thoảng, tôi vẫn còn gặp trong những ngày nàng đem áo ra phơi, một sắc áo cưới của Huế ngày xưa, rất xưa: màu áo lục điều với loại vải vân thưa màu xanh tràm lồng lên một màu đỏ ở bên trong, tạo thành một màu tím ẩn hiện, thấp thoáng theo bóng người, thuở ấy các cô dâu trẻ vẫn mặc sau tiết sương giáng. Đấy cũng chính là màu của sương khói trên sông Hương, giống như tấm voan huyền ảo của tự nhiên, sau đó ẩn giấu khuôn mặt thực của dòng sông...
Có một dòng thi ca về sông Hương, và tôi hi vọng đã nhận xét một cách công bằng về nó khi nói rằng dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ. Mỗi nhà thơ đều có một khám phá riêng về nó: từ xanh biếc thường ngày, nó bỗng thay màu thực bất ngờ, “dòng sông trắng - lá cây xanh” trong cái nhìn tinh tế của Tản Đà, từ tha thiết mơ màng nó chợt nhiên hùng tráng lên “như kiếm dựng trời xanh” trong khí phách của Cao Bá Quát; từ nỗi quan hoài vạn cổ với bóng chiều bãng lãng trong hồn thơ Bà Huyện Thanh Quan, nó đột khởi thành sức mạnh phục sinh của tâm hồn, trong thơ Tố Hữu. Và ở đây, một lần nữa, sông Hương quả thực là Kiều rất Kiều, trong cái nhìn thắm thiết tình người của tác giả Từ ấy.
(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ Văn 12, tập một, NXB GD, 2020, Tr. 29, 30)
Cảm nhận hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về tính trữ tình trong bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Có một dòng thi ca về sông Hương, và tôi hi vọng đã nhận xét một cách công bằng về nó khi nói rằng dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ. Mỗi nhà thơ đều có một khám phá riêng về nó: từ xanh biếc thường ngày, nó bỗng thay màu thực bất ngờ, “dòng sông trắng - lá cây xanh” trong cái nhìn tinh tế của Tản Đà, từ tha thiết mơ màng nó chợt nhiên hùng tráng lên “như kiếm dựng trời xanh” trong khí phách của Cao Bá Quát; từ nỗi quan hoài vạn cổ với bóng chiều bãng lãng trong hồn thơ Bà Huyện Thanh Quan, nó đột khởi thành sức mạnh phục sinh của tâm hồn, trong thơ Tố Hữu. Và ở đây, một lần nữa, sông Hương quả thực là Kiều rất Kiều, trong cái nhìn thắm thiết tình người của tác giả Từ ấy.
(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ Văn 12, tập một, NXB GD, 2020, Tr. 29, 30)
Cảm nhận hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về tính trữ tình trong bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường