Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Văn (2023) Đề thi thử Ngữ Văn Sở GD Lạng Sơn (Lần1) có đáp án

(2023) Đề thi thử Ngữ Văn Sở GD Lạng Sơn (Lần1) có đáp án

(2023) Đề thi thử Ngữ Văn Sở GD Lạng Sơn (Lần1) có đáp án

  • 392 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 120 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

19/07/2024

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: 

(1) Và dần dà, tôi nhận ra, cuộc sống cũng như game, luôn bày ra trước mắt ta rất nhiều thử thách. Và mỗi  người chơi đều có một chỉ số sức khỏe và năng lượng khác nhau giúp họ học tập và làm việc. Nếu muốn lên  cấp, bạn phải rèn luyện kĩ năng và tích lũy kinh nghiệm bằng việc làm nhiệm vụ hay còn gọi là vượt chướng  ngại vật. Cấp độ mình càng tăng thì độ khó của chướng ngại vật cũng tăng theo. Nhưng cứ không ngừng rèn  luyện và tích lũy, chơi đúng luật chơi của cuộc đời, rồi bạn sẽ là người chiến thắng 

(2) Cũng giống như game, trong cuộc sống, chúng ta cần có đồng đội. Đồng đội giúp cho mình không cảm  thấy cô đơn và có đủ bản lĩnh để vượt qua thách thức. Sau này tôi đã mở công ty, giống như thành lập hội  nhóm trong game để cùng nhau rèn luyện và phát triển. Và tôi đã có được chi sổ sức khỏe tuyệt vời với một  trái tim khỏe mạnh, mức năng lượng luôn trong trạng thái đầy ắp vì luôn biết cách làm tăng năng lượng và  tận hưởng cuộc sống như một cuộc chơi. 

(3) Cũng giống như game, cuộc sống cũng có phần thưởng. Phần thưởng của người thắng cuộc là một cuộc  sống hạnh phúc, vui vẻ, ý nghĩa và thành công. 

(4) Còn luật chơi là gì? Bật mí cho bạn biết nhé: đó là thành thật, đạo đức, hồn nhiên và tích cực. Chúc bạn  thành công! 

(Hãy sống như chơi - trích Không có định quả cao,

Phan Văn Trường và nhiều tác giả, NXB Trẻ)

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. 

Xem đáp án

Phương pháp: Vận dụng các kiến thức đã học về phương thức biểu đạt. 

Cách giải: 

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. 


Câu 2:

23/07/2024
Theo đoạn trích, cuộc sống và game có những điểm nào tương đồng? 
Xem đáp án

Phương pháp: Đọc, tìm ý. 

Cách giải: 

Cuộc đời cũng giống như game ở điểm: thử thách, đồng đội và phần thưởng. 


Câu 3:

19/07/2024
Nêu tác dụng của phép điệp cấu trúc trong đoạn văn số (2) và (3). 
Xem đáp án

Phương pháp: Vận dụng kiến thức đã học về biện pháp tu từ. 

Cách giải: 

Gợi ý: 

- Điệp cấu trúc: Cũng giống như game, cuộc sống.... 

- Tác dụng: 

+ Nhằm nhấn mạnh những điểm tương đồng giữa game và cuộc sống. 

+ Giúp người đọc dễ hình dung, dễ hiểu. 

+ Tạo nhịp điệu cho bài viết. 


Câu 4:

23/07/2024

Anh/Chị có đồng tình với ý kiến: cứ không ngừng rèn luyện và tích lũy, chơi đúng luật chơi của  cuộc đời, rồi bạn sẽ là người chiến thắng hay không? Vì sao? 

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp. 

Cách giải: 

- Học sinh có thể đưa ra quan điểm của bản thân mình, có lý giải. 

- Đồng tình với quan điểm. 

- Vì khi ta không ngừng nỗ lực, cố gắng, phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thử thách thì ta sẽ đạt được "phần  thưởng", sẽ được thành công. 


Câu 5:

14/07/2024

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200  chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết phải có tinh thần đồng đội trong cuộc sống. 

Xem đáp án

Phương pháp: Vận dụng kiến thức đã học về cách làm một đoạn nghị luận xã hội.

Cách giải: 

1. Giới thiệu vấn đề: 

- Giới thiệu vấn đề: Sự cần thiết phải có tinh thần đồng đội trong cuộc sống. 

2. Giải quyết vấn đề 

- Giải thích: 

+ Tinh thần đồng đội: là sự đoàn kết, gắn bó, sẻ chia để vượt qua những khó khăn, thử thách.

+ Tinh thần đồng đội là yếu tố vô cùng cần thiết đối với con người. 

- Bàn luận: 

+ Vì sao chúng ta cần phải có tinh thần đồng đội? 

Tinh thần đồng đội giúp nâng cao tinh thần đoàn kết. 

Tinh thần đồng đội giúp gắn bó giữa các thành viên, giúp mọi người thấu hiểu nhau hơn. Tinh thần đồng đội còn khơi gợi, kích thích sự sáng tạo. 

...  

+ Dẫn chứng: Học sinh tự lấy ví dụ minh họa. 

- Phê phán những kẻ sống chia bè kéo cánh, không biết giúp đỡ, chia sẻ. 

- Liên hệ bản thân và tổng kết vấn đề. 

3. Tổng kết vấn đề. 


Câu 6:

14/07/2024

Phân tích đoạn thơ sau: 

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi 

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể.

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn 

Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc 

Tóc mẹ thì bới sau đầu 

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn 

Cái kèo cái cột thành tên 

Hạt gạo phải một nắng hai sương, xay, giã, dần, sàng 

Đất Nước có từ ngày đó… 

(Trích Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm, SGK Ngữ Văn 12, Tập 1, tr 118)

Từ đó, nhận xét về cách vận dụng chất liệu dân gian của tác giả trong đoạn trích.

Xem đáp án

Phương pháp:  

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). 

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

Cách giải: 

Yêu cầu hình thức: 

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không  mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 

Yêu cầu nội dung: 

I. Giới thiệu chung 

- Nguyễn Khoa Điềm là một nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Phong cách nghệ thuật đậm  chất triết lí, giàu chất suy tưởng. 

- Đoạn trích Đất Nước nằm trong tập trường ca Mặt đường khát vọng của được viết trong thời kì chống Mĩ.  Đoạn trích là cách định nghĩa mới mẻ về đất nước với tư tưởng bao trùm “Đất nước của nhân dân”.

- Khái quát vấn đề: Phân tích đoạn thơ trong Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm từ đó nhận xét về cách vận dụng  chất liệu dân gian của tác giả trong đoạn trích. 

II. Phân tích 

1. Cảm nhận về nội dung đoạn trích. 

- Đoạn thơ thể hiện cảm nhận tinh tế, sâu sắc của Nguyễn Khoa Điềm về nguồn cội xa xưa và quá trình sinh  thành lâu dài của Đất Nước: Đất nước được tạo dựng, bồi đắp qua nhiều thế hệ, được truyền nối từ đời này  sang đời khác. Đất nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa, từ khi dân mình biết làm ra cái nhà để ở, hạt  gạo để ăn...

- Đất Nước dung dị, gần gũi trong muôn mặt đời thường. Đất Nước không phải là những gì xa xôi trừu tượng  mà ở ngay trong cuộc sống bình dị của mỗi con người. Đất Nước hiện hình qua câu chuyện của mẹ, miếng  trầu của bà, rặng tre bên đường, căn nhà mái rạ, cái kèo cái cột, hạt gạo  

- Đất Nước có chiều sâu lịch sử và bề dày văn hóa: Gắn với những thuần phong mỹ tục (tục ăn trầu, tục người  phụ nữ bới tóc sau đầu), lối sống ân nghĩa thủy chung, giàu truyền thống đánh giặc giữ nước, truyền thống lao  động cần cù, chịu thương chịu khó, một năng hai sương. 

- Suy tư, chiêm nghiệm về Đất Nước, tác giả đã bày tỏ tình yêu nồng nàn đối với Đất Nước. Từ đó khơi thức  ở người đọc niềm tự hào về một Đất Nước vừa thân thương gần gũi vừa cao cả thiêng liêng, một Đất Nước  bao dung hiền hậu, thủy chung nghĩa tình nhưng cũng vô cùng quyết liệt khi chống quân xâm lược.

+ Khái quát nghệ thuật: Thể thơ tự do; giọng điệu trò chuyện thủ thỉ, nhẹ nhàng, ngọt ngào, tha thiết, lắng sâu;  vận dụng khéo léo chất liệu văn học dân gian; ngôn ngữ giản dị; đậm chất trữ tình chính luận.

2. Cách vận dụng chất liệu dân gian trong thơ Nguyễn Khoa Điềm. 

- Chất liệu dân gian được sử dụng rất đa dạng, phong phú, tất cả đều gần gũi, quen thuộc với mỗi con người  Việt Nam. 

+ Có phong tục, lối sống, tập quán sinh hoạt, vật dụng quen thuộc (miếng trầu, tóc bới sau đầu, cái kèo, cái  cột, hạt gạo xay, giã, giần, sàng, hòn than, con cúi,...). 

+ Có ca dao, dân ca, tục ngữ, truyền thuyết, cổ tích.  

- Cách vận dụng độc đáo, sáng tạo:  

+ Vận dụng ca dao, tục ngữ nhưng dẫn dắt khéo léo, khi lấy nguyên vẹn toàn bài khi chỉ mượn ý mượn tứ để khẳng định, tôn vinh những nét đẹp trong sinh hoạt và tâm hồn con người Việt Nam. Đó là sự chăm chỉ chịu  thương, chịu khó; là tấm lòng thủy chung son sắt trong tình yêu; là sự duyên dáng, ý nhị trong từng lời ăn  tiếng nói... 

+ "Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn" lấy ý từ bài ca dao "Tay nâng chén muối đĩa gừng/ Gừng  cay muối mặn xin đừng quên nhau" hay "Muối ba năm muối hãy còn mặn, gừng chín tháng gừng hãy còn cay/  Đôi ta tình nặng nghĩa dày/ Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa" - "Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng" 

... 

III. Kết luận 

- Khái quát lại vấn đề. 

- Giá trị nội dung, nghệ thuật.


Bắt đầu thi ngay