Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Hóa học (2023) Đề thi thử Hóa Sở GD Bắc Ninh (Lần 1) có đáp án

(2023) Đề thi thử Hóa Sở GD Bắc Ninh (Lần 1) có đáp án

(2023) Đề thi thử Hóa Sở GD Bắc Ninh (Lần 1) có đáp án

  • 433 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

19/07/2024

Chất X có công thức CH3NH2. Tên gọi của X là


Câu 2:

12/11/2024

Trong thành phần chất nào sau đây có nguyên tố nitơ?

Xem đáp án

Đáp án đúng là : B

- Trong thành phần Trimetylamin,có nguyên tố nitơ.

- Etyl Axetat có công thức hóa học là CH3COOC2H5 . Công thức phân tử là C4H8O2. Ethyl Acetat là một trong 6 đồng phần của C4H8O2 mang đầy đủ tính chất của một este.

→ A sai.

-  tinh bột được tạo thành từ 3 nguyên tố hydro (hydrogen), oxy (oxygen) và cacbon (carbon) với công thức chung là ((C6H10O5)n).

→ C sai

-  Glucozơ là một hợp chất tạp chức ở dạng mạnh hở phân tử có cấu tạo của một andehit đơn chức và ancol 5 chức. 

→ D sai.

* Khái niệm

- Khi thay thế nguyên tử hiđro trong phân tử NH3 bằng gốc hiđrocacbon ta thu được amin.

- Ví dụ:

CH3–NH2; CH3–NH–CH3; CH3NCH3                CH3; CH2=CH–CH2NH2; C6H5NH2

2. Phân loại

Amin được phân loại theo hai cách thông dụng nhất:

a) Theo gốc hiđrocacbon

– Amin mạch hở: CH3NH2, C2H5NH2, ...

– Amin thơm: C6H5NH2, CH3C6H4NH2, ...

– Amin dị vòng :Luyện tập cấu tạo và tính chất của cacbohiđrat (ảnh 1) ;…

b) Theo bậc amin

– Bậc amin thường được tính bằng số gốc hiđrocacbon liên kết với nguyên tử nitơ.

Theo đó, các amin được phân loại thành:

Amin bậc I

Amin bậc II

Amin bậc III

R–NH2

R–NH–R’

 

R, R’ và R’’ là gốc hiđrocacbon

- Ví dụ: amin bậc I: CH3CH2CH2NH2

amin bậc II: CH3CH2NHCH3

amin bậc III: CH3NCH3                CH3

3. Đồng phân

Amin thường có đồng phân về:

– Mạch cacbon.

– Vị trí nhóm chức.

– Bậc của amin.

Ví dụ: Ứng với công thức phân tử C3H9N có các đồng phân:

CH3 – CH2 – CH2 – NH2

CH3 – CH (NH2) – CH3

CH3 – NH – CH2 – CH3

CH3NCH3                CH3

4. Danh pháp

Tên của các amin thường được gọi theo tên gốc – chức (gốc hiđrocacbon với chức amin) và tên thay thế.

a) Tên pháp gốc – chức = Tên gốc hiđrocacbon + amin

b) Tên thay thế = Tên hiđrocacbon + vị trí + amin

Ví dụ : CH3NH2 (Metanamin), C2H5–NH2 (Etanamin), CH3CH(NH2)CH3 (Propan - 2 - amin), ...


Lưu ý:

– Tên các nhóm ankyl đọc theo thứ tự chữ cái a, b, c, … + amin.

– Với các amin bậc 2 và 3, chọn mạch dài nhất chứa N làm mạch chính:

+ Có 2 nhóm ankyl → thêm 1 chữ N ở đầu.

Ví dụ : CH3–NH–C2H5 : N–metyletanamin.

+ Có 3 nhóm ankyl → thêm 2 chữ N ở đầu (nếu trong 3 nhóm thế có 2 nhóm giống nhau).

Ví dụ : CH3–N(CH3)–C2H5 : N, N–đimetyletanamin.

+ Có 3 nhóm ankyl khác nhau → 2 chữ N cách nhau 1 tên ankyl.

Ví dụ : CH3–N(C2H5 )–C3H7 : N–etyl–N–metylpropanamin.

– Khi nhóm –NH2 đóng vai trò nhóm thế thì gọi là nhóm amino.

Ví dụ : CH3CH(NH2)COOH (axit 2–aminopropanoic).

II. Tính chất vật lý

– Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là những chất khí có mùi khai khó chịu, tan nhiều trong nước.

- Các amin có phân tử khối cao hơn là những chất lỏng hoặc rắn, nhiệt độ sôi tăng dần và độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng của phân tử khối.

- Các amin thơm là chất lỏng hoặc rắn và dễ bị oxi hóa. Khi để trong không khí các amin thơm bị chuyển từ không màu thành màu đen vì bị oxi hóa.

- Các amin đều độc.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Hoá 12 Bài 9: Amin

Mục lục Giải SBT Hóa 12 Bài 9: Amin


Câu 3:

21/07/2024

Số nguyên tử cacbon có trong phân tử axit stearic là


Câu 4:

19/07/2024

Ở điều kiện thường, chất nào sau đây ít tan trong nước?


Câu 5:

21/07/2024

Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím?


Câu 6:

19/07/2024

Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit?


Câu 7:

23/07/2024

Ở điều kiện thường, chất tồn tại ở trạng thái rắn là


Câu 8:

21/07/2024

Chất X được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp. Để nhận biết X người ta dùng dung dịch I2. Chất X là


Câu 9:

19/07/2024

Số nguyên tử hiđro trong phân tử đimetylamin là


Câu 10:

21/07/2024

Chất X có cấu tạo CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là


Câu 11:

21/07/2024

Chất X có tên gọi metyl axetat. Công thức cấu tạo của X là


Câu 12:

21/07/2024

Chất nào sau đây phản ứng với dung dịch KOH tạo thành HCOOK và C2H5OH?


Câu 13:

19/07/2024

Chất nào sau đây là este?


Câu 15:

23/07/2024

Số nguyên tử oxi có trong phân tử tripanmitin là

Xem đáp án

Tripanmitin là (C15H31COO)3C3H5 có 6 nguyên tử oxi trong mỗi phân tử.

Chọn C


Câu 16:

21/07/2024

Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2

Xem đáp án

Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2 và C2H5OH:

C6H12O6 —> 2CO2 + 2C2H5OH

 Chọn D


Câu 17:

21/07/2024

Chất béo là trieste của axit béo với


Câu 18:

21/07/2024

Đun nóng 8,8 gam este X (có công thức C4H8O2) với lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sau phản ứng hoàn toàn thu được một muối và 4,6 gam một ancol. Tên gọi của X là

Xem đáp án

nAncol = nX = 0,1 —> M ancol = 46: C2H5OH

—> X là CH3COOC2H5 (etyl axetat)

Chọn D


Câu 19:

21/07/2024

Thủy phân tristearin ((C17H35COO)3C3H5) trong dung dịch NaOH, thu được muối có công thức là

Xem đáp án

(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH —> 3C17H35COONa + C3H5(OH)3

Muối thu được là C17H35COONa.

Chọn D


Câu 20:

21/07/2024

Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

A. Sai, xenlulozơ có nhiều trong bông nõn. Tinh bột có trong các loại hạt, củ…

B. Sai, xenlulozơ không tan trong nước

C. Sai, mật ong có nhiều fructozơ, glucozơ

D. Đúng

Chọn D


Câu 21:

21/07/2024

Phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

A đúng, metylamin có tính bazơ mạnh hơn NH3 nên dung dịch của nó làm quỳ tím hóa xanh.

B đúng, (C15H31COO)3C3H5 là chất béo no nên tồn tại ở trạng thái rắn trong điều kiện thường.

C sai, tinh bột là polisaccarit, saccarozơ là đisaccarit.

D đúng, HCOOCH3 có thể viết dưới dạng CH3-O-CHO nên có tráng bạc.

Chọn C


Câu 22:

21/07/2024

Mùi tanh của cá là do hỗn hợp các amin và một số tạp chất khác. Để khử mùi tanh của cá trước khi nấu, người ta thường

Xem đáp án

A sai, amin trong cá tồn tại dưới dạng nhớt bám dính vào cơ thể cá nên khó rửa sạch bằng nước.

B sai, Na2CO3 không sẵn có trong gia đình, cùng không phù hợp để rửa cá (Chỉ có một số ít loại có thể dùng tro bếp (chứa K2CO3) để làm sạch nhớt)

C đúng, giấm ăn sẵn có và có thể tương tác với amin tạo các muối dễ tan nên có thể làm sạch và khử mùi tanh.

D sai, dùng KMnO4 thì cá sẽ bị hỏng, không ăn được nữa.

Chọn B


Câu 23:

21/07/2024

Thủy phân este nào sau đây trong dung dịch NaOH thu được natri fomat?

Xem đáp án

HCOOC2H5 + NaOH —> HCOONa (natri fomat) + C2H5OH

Chọn A


Câu 24:

21/07/2024

Hiđro hóa hoàn toàn 17,68 gam triolein cần vừa đủ V lít khí H2. Giá trị của V là

Xem đáp án

n(C17H33COO)3C3H5 = 0,02

(C17H33COO)3C3H5 + 3H2 —> (C17H35COO)3C3H5

—> nH2 = 0,06 —> V = 1,344 lít

Chọn B


Câu 25:

21/07/2024

Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

A. Đúng, do C6H5NH2 + HCl —> C6H5NH3Cl tan tốt, dễ bị rửa trôi.

B. Sai, các amin đều độc.

C. Sai, metylamin có tính bazơ mạnh hơn NH3 do gốc -CH3 đẩy electron.

D. Sai, các amin nhỏ tan tốt, độ tan giảm dần khi phân tử khối tăng

Chọn A


Câu 26:

23/07/2024

Thuỷ phân hoàn toàn m gam CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH đun nóng thu được 8,2 gam muối. Giá trị của m là

Xem đáp án

CH3COOCH3 + NaOH —> CH3COONa + CH3OH

nCH3COOCH3 = nCH3COONa = 0,1

—> mCH3COOCH3 = 7,4 gam

Chọn B


Câu 27:

21/07/2024

Cho dung dịch chứa m gam glucozơ vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, sau phản ứng hoàn toàn thu được 10,8 gam Ag. Giá trị của m là

Xem đáp án

nAg = 0,1 —> nGlucozơ = 0,05

—> mGlucozơ = 0,05.180 = 9 gam

Chọn D


Câu 28:

19/07/2024

Cho hỗn hợp gồm 13,2 gam CH3COOC2H5 và 8,15 gam C2H5NH3Cl tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, đun nóng thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

Xem đáp án

nCH3COONa = nCH3COOC2H5 = 0,15

nNaCl = nC2H5NH3Cl = 0,1

—> m muối = 18,15 gam

Chọn A


Câu 29:

23/07/2024

Ứng với công thức phân tử C3H6O2 có bao nhiêu este đồng phân?

Xem đáp án

Ứng với công thức phân tử C3H6O2 có 2 este đồng phân, gồm:

HCOOCH2CH3

CH3COOCH3

Chọn A


Câu 30:

21/07/2024

Cho các phát biểu sau:

(a) Thuỷ phân saccarozơ trong môi trường axit thu được glucozơ và fructozơ.

(b) Dung dịch phenol có tính axit nên phenol làm quì tím hoá đỏ.

(c) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.

(d) Metyl amin tác dụng với dung dịch NaNO2 trong HCl giải phóng khí N2.

(e) Trong phân tử peptit Ala-Val-Glu có 4 nguyên tử oxi.

(g) Poli (phenol-fomanđehit) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

(a) Đúng

(b) Sai, phenol có tính axit nhưng rất yếu, không làm đổi màu quỳ tím

(c) Đúng

(d) Đúng: CH3NH2 + NaNO2 + HCl —> CH3OH + NaCl + N2 + H2O

(e) Sai, Ala-Val-Glu có 6 oxi

(g) Sai, phản ứng trùng ngưng.

Chọn B


Câu 31:

19/07/2024

Cho 3,1 gam metylamin tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là

Xem đáp án

CH3NH2 + HCl —> CH3NH3Cl

nHCl = nCH3NH2 = 0,1

—> m muối = mCH3NH2 + mHCl = 6,75 gam

Chọn A


Câu 32:

20/07/2024

Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm đựng 2 ml dung dịch chất X, lắc nhẹ, thấy có kết tủa trắng. Chất X là

Xem đáp án

Chất X là anilin:

C6H5NH2 + 3Br2 —> C6H2Br3-NH2 + 3HBr.

Kết tủa trắng là C6H2Br3-NH2 (2,4,6-tribrom anilin)

Chọn B


Câu 33:

21/07/2024

Cho m gam glucozơ lên men thành ancol etylic. Khí sinh ra cho vào nước vôi trong dư, thu được 120 gam kết tủa. Biết hiệu suất quá trình lên men đạt 60%. Giá trị của m là

Xem đáp án

Ca(OH)2 dư —> nCO2 = nCaCO3 = 1,2

—> nC6H12O6 phản ứng = 0,6

—> mC6H12O6 cần dùng = 0,6.180/60% = 180 gam

Chọn B


Câu 34:

23/07/2024

Hiđro hóa hoàn toàn 17,08 gam hỗn hợp chất béo X (đều chứa 7 liên kết pi (π) trong phân tử), cần vừa đủ 1,792 lít khí H2. Đun nóng 17,08 gam X với dung dịch NaOH (lấy dư 25% so với lượng phản ứng), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa m gam hợp chất của natri. Giá trị của m là

Xem đáp án

X chứa 7 pi, gồm 3C=O và 4C=C —> nX : nH2 = 1 : 4

nH2 = 0,08 —> nX = 0,02

—> nNaOH phản ứng = 0,06 —> nNaOH dư = 0,06.25% = 0,015

—> nNaOH ban đầu = 0,075

Bảo toàn khối lượng:

mX + mNaOH ban đầu = m + mC3H5(OH)3 —> m = 18,24 gam

Chọn D


Câu 35:

21/07/2024

Cho các phát biểu sau:

(a) Trong một phân tử triolein có 3 liên kết π.

(b) Etyl fomat có phản ứng tráng bạc.

(c) Chất béo là đieste của glixerol với axit béo.

(d) Mỡ lợn, dầu lạc có thành phần chính là chất béo.

(e) Đun nóng tristearin với dung dịch NaOH xảy ra phản ứng thủy phân.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

(a) Sai, trioelin có 6 liên kết pi, gồm 3C=O + 3C=C

(b) Đúng, etyl fomat (HCOOCH3 hay OHC-O-CH3) có -CHO nên có tráng bạc

(c) Sai, chất béo là trieste của glixerol với axit béo.

(d) Đúng

(e) Đúng

Chọn C


Câu 36:

19/07/2024

Hỗn hợp E gồm ba este no, mạch hở X (đơn chức), Y (hai chức), Z (ba chức) đều được tạo thành từ axit cacboxylic và ancol. Đốt cháy hoàn toàn m gam E, thu được số mol CO2 lớn hơn số mol H2O là 0,425 mol. Mặt khác, m gam E phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp T gồm hai muối và 28,6 gam hai ancol. Đốt cháy hoàn toàn T cần vừa đủ 0,25 mol O2, thu được CO2, 0,35 mol Na2CO3 và 0,15 mol H2O. Khối lượng của X trong m gam E là

Xem đáp án

nNaOH = 2nNa2CO3 = 0,7 —> nO(T) = 1,4

Bảo toàn O —> nCO2 = 0,35

—> nC(T) = nNa2CO3 + nCO2 = 0,7

—> T có nC = nNa —> T gồm HCOONa (0,3) và (COONa)2 (0,2)

(Bảo toàn H tính nHCOONa rồi bảo toàn Na tính n(COONa)2)

Bảo toàn khối lượng —> mE = 47,8

Đốt E tạo nCO2 = u và nH2O = v —> u – v = 0,425

mE = 12u + 2v + 1,4.16 = 47,8

—> u = 1,875; v = 1,45

Bảo toàn C —> nC(Ancol) = 1,175

Bảo toàn H —> nH(Ancol) = 3,3

—> nAncol = nH/2 – nC = 0,475

Trong 2 ancol phải có 1 ancol đơn chức; ancol còn lại 2 chức hoặc 3 chức.

TH1: Ancol gồm AOH (0,25) và B(OH)2 (0,225) (Bấm hệ nAncol và nO để tính số mol)

nC(Ancol) = 0,25CA + 0,225CB = 1,175

—> 10CA + 9CB = 47 —> CA = 2 và CB = 3 là nghiệm duy nhất.

Ancol gồm C2H5OH (0,25) và C3H6(OH)2 (0,225).

X là HCOOC2H5: 0,05 mol

Z là HCOO-C3H6-OOC-COO-C2H5: 0,2 mol

Vì nC3H6(OH)2 > n(COONa)2 nên Y là (HCOO)2C3H6: 0,025 mol

—> mX = 3,7 gam

(Lưu ý: Tính trước nY = nC3H6(OH)2 – n(COONa)2, từ đó tính nX và nZ)

TH2: Ancol gồm AOH (0,3625) và B(OH)3 (0,1125) (Bấm hệ nAncol và nO để tính số mol)

Loại ngay trường hợp này vì nHCOONa = 0,3 không đủ để kết hợp với nB(OH)3 = 0,1125.

Chọn B


Câu 37:

21/07/2024

Khi đốt cháy 8,82 gam hỗn hợp glucozơ và saccarozơ cần vừa đủ 0,30 mol O2, thu được CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là

Xem đáp án

Glucozơ và saccarozơ có dạng Cn(H2O)m nên nC = nO2 = 0,3

—> mH2O = m hỗn hợp – mC = 5,22

 Chọn D


Câu 38:

21/07/2024

Hỗn hợp M gồm một este no, đơn chức, mạch hở và hai amin no, đơn chức, mạch hở X và Y là đồng đẳng kế tiếp (MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn một lượng M thu được N2; 5,04 gam H2O và 3,584 lít CO2. Khối lượng phân tử của chất X là

Xem đáp án

nH2O = 0,28; nCO2 = 0,16

—> n amin = (nH2O – nCO2)/1,5 = 0,08

—> nM > 0,08

—> Số C = nCO2/nM < 0,16/0,08 = 2

Do este nhiều hơn 2C nên hai amin có C trung bình nhỏ hơn 2 —> CH5N và C2H7N

—> MX = 31

Chọn B


Câu 39:

21/07/2024

Hỗn hợp E gồm ba amin no, đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn m gam E bằng O2, thu được CO2, H2O và 0,336 lít khí N2. Mặt khác, để tác dụng với m gam E cần vừa đủ V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là

Xem đáp án

nN2 = 0,015 —> nHCl = nN = 2nN2 = 0,03

—> Vdd = 30 ml

Chọn C


Câu 40:

21/07/2024

Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

Bước 1: Cho 5 giọt dung dịch CuSO4 0,5% vào ống nghiệm sạch.

Bước 2: Thêm 1 ml dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm, lắc đều; gạn phần dung dịch, giữ lại kết tủa.

Bước 3: Thêm tiếp 2 ml dung dịch glucozơ 1% vào ống nghiệm, lắc đều.

Cho các phát biểu sau:

(a) Sau bước 2 thu được kết tủa màu đỏ.

(b) Nếu thay dung dịch NaOH ở bước 2 bằng dung dịch KOH thì hiện tượng ở bước 3 vẫn tương tự.

(c) Sau bước 3, kết tủa đã bị hòa tan, thu được dung dịch màu tím.

(d) Ở bước 3, nếu thay glucozơ bằng saccarozơ thì hiện tượng xảy ra vẫn tương tự.

(e) Thí nghiệm trên chứng minh glucozơ có tính chất của anđehit.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

(a) Sai, thu được kết tủa màu xanh là Cu(OH)2

(b) Đúng, OH- tham gia các phản ứng nên NaOH hay KOH đều cho hiện tượng giống nhau.

(c) Sai, kết tủa bị hòa tan tạo dung dịch xanh lam.

(d) Đúng, saccarozơ cũng có nhiều OH kề nhau nên thể hiện tính chất của ancol đa chức giống glucozơ.

(e) Sai, thí nghiệm chứng minh glucozơ có tính chất của ancol đa chức.

Chọn B


Bắt đầu thi ngay