15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết
15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết ( đề 1)
-
1543 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 5:
01/07/2024Dung dịch nào sau đây làm đổi màu quỳ tím ?
Đáp án D
Anilin có tính bazơ yếu, phenol có tính axit yếu, glyxin có số nhóm -COOH bằng số nhóm -NH2, nên dung dịch của chúng đều không làm đổi màu quỳ tím. Lysin số nhóm -COOH nhỏ hơn số nhóm -NH2, dung dịch lysin làm quỳ tím hóa xanh.
Câu 8:
28/06/2024Tơ nào sau đây thuộc loại tơ nhân tạo ?
Đáp án A
- Tơ xenlulozơ axetat thuộc loại tơ nhân tạo.
- Tơ nilon-6,6 và tơ olon thuộc loại tơ tổng hợp.
- Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên.
Câu 9:
08/07/2024Khi cho chất nào sau đây vào cốc chứa dung dịch NaOH (dư, ở nhiệt độ thường) không sinh ra chất khí ?
Đáp án B
Các kim loại Na, K, Ba phản ứng với H2O trong dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường và giải phóng khí H2. Mg không phản ứng với dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường, không sinh ra chất khí.
Câu 11:
15/07/2024Một mẫu nước có chứa các ion : K+, Na+,, và Cl–. Mẫu nước này thuộc loại :
Đáp án B
Vì mẫu nước này không chứa ion Ca2+ và ion Mg2+ nên nó thuộc loại nước mềm.
Sai lầm thường gặp : Chỉ chú ý đến các anion và chọn đáp án A.
Câu 12:
26/06/2024Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3 với anot làm bằng :
Chọn B
Câu 14:
17/07/2024Cho dãy các dung dịch sau: fructozơ, hồ tinh bột, etylen glicol, axit fomic, anbumin. Số dung dịch tác dụng được với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm là :
Đáp án C
- Axit fomic hòa tan Cu(OH)2 theo phản ứng axit - bazơ.
- Fructozơ và etylen glicol chứa các nhóm -OH kề nhau nên hòa tan Cu(OH)2 tạo phức màu xanh lam.
- Anbumin (lòng trắng trứng) có phản ứng màu biure với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.
- Tinh bột tuy cũng chứa các nhóm OH kề nhau nhưng không phản ứng được với Cu(OH)2. Do cấu trúc mạch tinh bột (amilozơ và amilopectin) không kéo dài mà xoắn lại thành hạt có lỗ rỗng, cấu trúc mạch phân nhánh cồng kềnh (amilopectin) nên che khuất các nhóm -OH. Bên cạnh các yếu tố trên thì khối lượng phân tử lớn, cồng kềnh làm cho độ nhớt của dung dịch rất lớn; liên kết hiđro hình thành giữa các nhóm -OH làm mất tính tự do của chúng.
Câu 15:
21/07/2024Cho este no, mạch hở, có công thức CnHmO6. Quan hệ giữa n với m là :
Đáp án D
Este no, đơn chức, mach hở : CnH2nO2
CnHmO6 có 3 nhóm chức este → có 3π trong nhóm chức -COOH
→ CTTC của este no, ba chức mach hở: CnH2n-4O6
Câu 16:
05/07/2024Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ :
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, bình tam giác (1) và (2) đều thu được kết tủa. Các dung dịch Y và Z lần lượt là :
Đáp án C
Dễ dàng nhận thấy khí X là CO2.
X được dẫn vào bình (1) chứa dung dịch Y, sau khi phản ứng hoàn toàn thì X còn dư và tiếp tục vào bình (2) chứa dung dịch Z.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn tại bình (1) và (2) đều tạo ra kết tủa, khí X còn dư → Kết tủa không tan trong CO2 dư.
Đáp án A không tạo kết tủa.
Đáp án B và D chỉ có bình số (2) tạo kết tủa còn bình (1) thì kết tủa tạo thành bị hòa tan bởi CO2 dư.
Đáp án C thỏa mãn, kết tủa ở bình (1) là H2SiO3, bình (2) là Al(OH)3 đều không tan trong CO2 dư.
Câu 18:
17/07/2024Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol và hỗn hợp hai muối natri của axit panmitic và axit stearic. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn là :
Đáp án A
Kí hiệu gốc C15H31COO là A, gốc C17H35COO là B. Xét trường hợp X chứa hai gốc A, một gốc B. Có hai cấu tạo sau thỏa mãn :
A-C-C(A)-C-B A-C-C(B)-C-A
Đổi các gốc A thành các gốc B, ta được các cấu tạo ứng với trường hợp X chứa hai gốc B, một gốc A → Có 2.2 = 4 cấu tạo thỏa mãn.
Câu 23:
18/07/2024Thủy phân hoàn toàn este đa chức, mạch hở X (C5H8O4) bằng dung dịch KOH (vừa đủ), thu được muối của axit cacboxylic và ancol. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là :
Đáp án A
Các CTCT thỏa mãn X là :
CH2(COOCH3)2,C2H5OOC-COOCH3,
HCOOCH2CH2CH2OOCH,
HCOOCH2CH(OOCH)CH3
CH3COOCH2CH2OOCH
Câu 27:
20/07/2024Hòa tan hoàn toàn 15,6 gam hỗn hợp Al và Al2O3 vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được dung dịch X và thoát ra V lít H2 (đktc). Cho từ từ đến dư dung dịch H2SO4 loãng vào X thì thấy lượng H2SO4 phản ứng tối đa là 0,9 mol, đồng thời thu được 69,9 gam kết tủa. Giá trị của V là :
Đáp án B
Câu 28:
09/07/2024Cho các phát biểu sau :
(a) Phèn chua được dùng để làm trong nước đục.
(b) Amophot thuộc loại phân hỗn hợp.
(c) Dung dịch kali đicromat có màu da cam.
(d) Sắt là kim loại phổ biến nhất trong vỏ Trái Đất
(e) Thạch cao nung được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương.
(f) Kim cương được dùng làm đồ trang sức, dao cắt thủy tinh.
(g) Xesi được dùng làm tế bào quang điện.
Số phát biểu đúng là :
Đáp án C
(a) Đúng.
(b) Sai. Amophot thuộc loại phân phức hợp.
(c) Đúng.
(d) Sai. Nhôm là kim loại phổ biến nhất trong vỏ Trái Đất.
(e) Đúng.
(f) Đúng.
(g) Đúng.
Câu 29:
22/07/2024Thủy phân hoàn toàn a mol este no, hai chức, mạch hở X trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp sản phẩm hữu cơ Y. Cho toàn bộ Y tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 8a mol Ag. số nguyên tử H trong phân tử X bằng :
Đáp án A
Vì X no nên để Y chứa chất tham gia phản ứng tráng bạc thì X phải có gốc axit HCOO- hoặc có dạng (RCOO)2CHR’. Để từ Y thu đuợc số mol Ag tối đa, X phải có dạng (HCOO)2CHR. Phản ứng thủy phân :
(HCOO)2CHR + 2NaOH 2HCOONa + RCHO + H2O
Từ 2 mol HCOONa thu được 4 mol Ag → Từ 1 mol RCHO thu được 4 mol Ag
→ RCHO là HCHO → X là (HCOO)2CH2 hay C3H4O4.
Câu 33:
21/07/2024Đốt cháy hoàn toàn 26,6 gam hỗn hợp X gồm stiren và hai anđehit no, đơn chức, mạch hở, đồng đẳng kế tiếp, thu được 33,6 lít CO2 (đktc) và 19,8 gam H2O. Mặt khác, cho lượng X trên tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, số mol Ag thu được là :
Đáp án C
Quy đổi hỗn hợp X, ta có :
Sai lầm thường gặp : Không tìm cụ thể hai anđehit mà cho rằng : nAg = 2b = 2.0,04 = 0,08
Câu 35:
14/07/2024Hòa tan hoàn toàn 43,2 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe2O3, CuO bằng dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cho m gam Mg vào Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được (m + 8,8) gam kim loại và dung dịch Z chứa 72,9 gam hỗn hợp hai muối. Mặt khác, cho Y phản ứng hoàn toàn dung dịch AgNO3 dư, thu được 211,7 gam kết tủa. Bỏ qua quá trình thủy phân các muối trong dung dịch, số mol của Fe2O3 trong 43,2 gam X là :
Bảo toàn khối lượng, ta có :
mmuối(Y) = mmuối(Z) + mKL - mMg = 72,9 + m + 8,8 - m = 81,7 gam
mX + mHCl = + mmuối(Y)
→ 43,2 + 36,5a = 18.0,5a + 81,7 → a = 1,4 = nAgCl
Sai lầm thường gặp : Cho rằng = x = 0,15 và chọn C.
Câu 36:
19/07/2024Cho các phát biểu sau :
a) Trong phân tử vinylaxetilen có chứa ba liên kết bội.
(b) Phenol dùng để sản xuất phẩm nhuộm, thuốc nổ, chất diệt cỏ.
(c) Hiđro hóa hoàn toàn dầu thực vật thu được mỡ động vật.
(d) Hầu hết các polime đều có nhiệt độ nóng chảy xác định.
(e) Ở nhiệt độ cao, anbumin của lòng trắng trứng bị đông tụ lại.
Số phát biểu đúng là :
Đáp án B
(a) Sai. Liên kết bội là liên kết đôi hoặc liên kết ba. Trong phân tử vinylaxetilen có chứa 1 liên kết đôi và 1 liên kết ba, tức là 2 liên kết bội.
(b) Đúng.
(c) Sai. Hiđro hóa hoàn toàn dầu thực vật thu được bơ nhân tạo.
(d) Sai. Hầu hết các polime đều không có nhiệt độ nóng chảy xác định mà nóng chảy ở một khoảng nhiệt độ khá rộng.
(e) Đúng. Ngoài ra, sự đông tụ và kết tủa protein cũng xảy ra khi cho axit, bazơ hoặc một số muối vào dung dịch protein.
Câu 38:
16/07/2024Có 4 dung dịch riêng biệt : H2SO4 1M, HNO3 lM, NaOH 1M, HCl 1M. Cho 5ml mỗi dung dịch vào 4 ống nghiệm và kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, T. Tiến hành thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z, T, kết quả thu được như sau :
- Hai dung dịch X và Y tác dụng được với FeSO4.
- Dung dịch Z có pH thấp nhất trong 4 dung dịch.
- Hai dung dịch Y và T phản ứng được với nhau.
Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là :
Đáp án C
Z có pH thấp nhất → Z có nồng độ mol H+ cao nhất. Ta có :
→ Z là dung dịch H2SO4
X và Y tác dụng được với FeSO4 → X và Y là NaOH và HNO3
Fe2+ + 2OH– Fe(OH)2¯
Y và T phản ứng được với nhau → Y là NaOH, T là HCl.
NaOH + HCl NaCl + H2O
Câu 39:
23/07/2024Hỗn hợp X gồm hai este Y và Z (MY < MZ) đều mạch hở, có không quá hai nhóm chức. Thủy phân hoàn toàn 11,26 gam X trong dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp ancol E và hỗn hợp rắn F. Đốt cháy hoàn toàn E cần vừa đủ 4,816 lít O2 (đktc), thu được 0,43 mol hỗn hợp CO2 và H2O. Nung F với vôi tôi xút dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,912 lít khí CH4 duy nhất (đktc). Phần trăm khối lượng của Z trong X là :
Ta có hệ :
Bài thi liên quan
-
15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết ( đề 2)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết ( đề 3)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết ( đề 4)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết ( đề 5)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết ( đề 6)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết ( đề 7)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết ( đề 8)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết ( đề 9)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết ( đề 10)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết ( đề 11)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-