15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết
15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết ( đề 11)
-
1541 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
18/07/2024Dung dịch AlCl3 tác dụng với lượng dư dung dịch nào sau đây thu được kết tủa keo trắng?
Đáp án A
Do kết tủa Al(OH)3 bị hòa tan trong dung dịch kiềm nên dung dịch AlCl3 tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, Ba(OH)2 không thu được kết tủa dung dịch AlCl3 tác dụng với lượng dư dung dịch NH3 thu được kết tủa keo trắng do kết tủa Al(OH)3 không tạo phức với NH3 nên không bị hòa tan như một số kết tủa như kết tủa của các ion Ag+, Cu2+, Zn2+,…
Câu 2:
27/06/2024Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử các nguyên tố kim loại kiềm có cấu hình electron lớp ngoài cùng là:
Đáp án B
Câu 3:
15/07/2024Sắt trong chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử?
Đáp án A
Quan sát các đáp án, ở các đáp án B, C, D sắt đêu ở trạng thái số oxi hóa cao nhất là +3 nên chỉ có tính oxi hóa, chỉ có FeO vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử do sắt trong FeO có số oxi hóa ở mức trung gian +2 nên có thê bị oxi hóa lên mức +3 và cũng có thể bị khử về mức 0.
Câu 5:
09/07/2024Chất nào sau đây là hiđroxit lưỡng tính?
Đáp án B
Zn(OH)2 là hiđroxit lưỡng tính, ngoài ra một số hiđroxit lưỡng tính thường gặp như: Al(OH)3, Sn(OH)2, Cr(OH)3, Pb(OH)2,…
Câu 9:
04/07/2024Công thức cấu tạo thu gọn của isoamyl axetat là:
Đáp án B
Isoamyl axetat là este được cấu tạo bởi gốc axit của axit axetic CH3COOH và ancol isoamylic (CH3)2CH-CH2-CH2-OH. Vậy có công thức cấu tạo của este là CH3COOCH2-CH -CH(CH3)2.
Câu 10:
15/07/2024Khí sinh ra trong trường hợp nào sau đây không gây ô nhiễm không khí?
Đáp án D
- Các tác nhân gây ô nhiễm không khí: cacbon đioxit (CO2), sunfua oxit (SOx), oxit nitơ (NOx), cacbon monooxit (CO), cloroflorocacbon (CFC), CH4, O3,...
- Các khí gây hiệu ứng nhà kính chủ yếu bao gồm CO2, CH4, O3, NO2, CFC,…
- Các khí gây ra hiện tượng mưa axit chủ yếu bao gồm SO2, NO2,...
- Quá trình đốt nhiên liệu trong lò cao thường thải ra khói bụi, các khí CO, CO2, SO2, NOx, CH4,…
- Quá trình đun nấu, đốt lò sưởi trong sinh hoạt thường thải ra bụi, CO, CO2,…
- Quá trình đốt nhiên liệu trong động cơ ô tô thường thải ra CO, CO2, SO2, NOx ,CH4,…
- Quá trình quang hợp cây xanh không gây ô nhiễm không khí, nó giúp cây xanh tổng hợp năng lượng và thải khí oxi ra môi trường góp phân làm môi trường trong lành hơn
Câu 11:
22/07/2024Cặp chất nào sau đây là đồng phân của nhau?
Đáp án D
A. C2H5OH có CTPT là C2H6O và CH3-O-CH2-CH3 có CTPT là C3H8O Không phải là đồng phân của nhau.
B. CH3-O-CH3 có CTPT là C2H6O và CH3-CHO có CTPT là C2H4O Không phải là đồng phân của nhau.
C. CH3CH2-CHO có CTPT là C3H6O và CH3-CH(OH)-CH3 có CTPT là C3H8O Không phải là đồng phân của
nhau.
D. CH2=CH-CH2OH có CTPT là C3H6O và CH3-CH2-CHO có CTPT là C3H6O. Là đồng phân của nhau.
Câu 16:
22/07/2024Có tối đa bao nhiêu trieste mạch hở thu được khi đun nóng hỗn hợp gồm glixerol, axit axetic và axit panmitic (có H2SO4 đặc làm xúc tác)
Đáp án D
Kí hiệu hai gốc axit béo là A và B.
- Các trieste chỉ tạo từ l axit béo là C3H5A3 và C3H5B3.
- Các trieste chứa 2 gốc A và 1 gốc B là: A-C-C(A)-C-B; A-C-C(B)-C-A.
Đổi ngược các gốc A và B, ta được các trieste chứa 2 gốc B và l gốc A.
Tổng số trieste thỏa mãn là 2 + 2.2 = 6
Câu 17:
13/07/2024Cho dãy các chất: NH4Cl, K2CO3, Na2SO4, FeCl2, AlCl3. Số các chất trong dãy tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 tạo thành kết tủa là
Đáp án C
+ Các chất trong dãy tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 tạo thành kết tủa bao gồm K2CO3, Na2SO4, FeCl2.
Ba(OH)2+ K2CO3 BaCO3 (kết tủa trắng)+ 2 KOH.
Ba(OH)2+ Na2SO4 BaSO4 (kết tủa trắng)+ 2NaOH
Ba(OH)2+ FeCl2 BaCl2+ Fe(OH)2 (kết tủa trắng xanh)
Bị hóa thành nâu đỏ khi để ngoài không khí do phản ứng
4 Fe(OH)2+O2+2H2O4 Fe(OH)3
+ Ba(OH)2 tác dụng với NH4Cl không tạo thành kết tủa, chỉ thoát ra khí không màu có mùi khai:
Ba(OH)2+ 2NH4ClBaCl2+2NH3+2H2O
+ Ba(OH)2 tác dụng với AlCl3 tạo thành kết tủa trắng keo Al(OH)3 nhưng khi cho lượng Ba(OH)2 đến dư thì kết tủa bị hòa tan
Ba(OH)2+2 AlCl3 3BaCl2+ 2 Al(OH)3
Ba(OH)2 (dư) +2 Al(OH)3Ba(AlO2)2+4 H2O
Sai lầm thường gặp: Nhiều học sinh không chú ý đến hàm lượng Ba(OH)2 dư nên chọn thêm AlCl3 dẫn đến chọn đáp án B
Câu 18:
06/07/2024Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm
Phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án B
+ Phương pháp điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm: đun nóng hỗn hợp NaNO3 rắn (hoặc KNO3) với H2SO4 đậm đặc ở nhiệt độ cao sau đó ngưng tụ ta thu được HNO3 nguyên chất.
NaNO3 (rắn) + H2SO4 (đặc) NaHSO4 + HNO3
Ở nhiệt độ cao hơn: NaNO3 (rắn) + H2SO4 (đặc) Na2SO4 + HNO3
+ Phương pháp này sử dụng NaNO3 rắn (hoặc KNO3) và H2SO4 đậm đặc để hạn chế lượng nước có mặt trong phản ứng do HNO3 bốc khói (tinh khiết 100%) tan nhiều trong nước, nếu để lượng nước có mặt trong phản ứng thì HNO3 thu được sẽ bị loãng không tinh khiết 100%. Trong phòng thí nghiệm thường dùng đèn cồn vì nhiệt độ cao phản ứng xảy ra nhanh hơn, nhưng chỉ điều chế được một lượng nhỏ axit HNO3bốc khói (HNO3 tính khiết).
Câu 20:
26/06/2024Cho dãy các chất: H2NCH2COOH, CH3NH2, CH3COOH, H2NCH2COONa, ClH3N-CH2COOH. Số chất trong dãy tác dụng được với HCl là
Đáp án C
Các chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl bao gồm: H2NCH2COOH (có tính lưỡng tính), CH3NH2 (có tính bazo), H2NCH2COONa (có tính bazo). Các chất còn lại như CH3COOH, ClH3NCH COOH đều có tính axit nên không thể tác dụng với axit HCl.
H2NCH2COOH+ HCl
ClH3NCH2COOH
CH3NH2+ HClCH3NH3Cl
H2NCH2COONa+ HCl
ClH3NCH2COOH +NaCl
Câu 29:
19/07/2024Tiến hành thí nghiệm với bốn dung dịch X, Y, Z, T chứa trong các lọ riêng biệt, kêt quả được ghi nhận ở bảng sau:
Mẫu thử |
Thí nghiệm |
Hiện tượng |
X hoặc Z |
Tác dụng với dung dịch Y |
Có kết tủa xuất hiện |
X hoặc T |
Tác dụng với dung dịch Z |
Có khí CO2 thoát ra |
X |
Tác dụng với dung dịch T |
Có kết tủa xuất hiện |
Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là
Đáp án C
Câu 32:
23/07/2024Cho các phát biểu sau:
(a) Phenyl axetat và metyl benzoat là đồng phân của nhau.
(b) Chất béo lỏng chứa chủ yếu các gốc axit béo no.
(c) Fructozơ và alanin đều là các hợp chất hữu cơ tạp chức.
(d) Monome là một mắt xích trong phân tử polime.
(e) (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNHCH3 có cùng bậc.
Số phát biểu đúng là
Đáp án C
(a) Đúng. Phenyl axetat có công thức cấu tạo thu gọn là CH3COOCH3; metyl benzoat có công thức cấu tạo thu gọn là C6H5COOCH3 do đó phenyl axetat và metyl benzoat là đồng phân của nhau.
(b) Sai, Chất béo lỏng chứa chủ yếu các gốc axit béo không no, chất béo chứa chủ yếu các gốc axit béo no là chất béo rắn. Người ta thường dùng phản ứng hiđro hóa chất béo lỏng thành chất béo rắn để thuận tiện cho việc vận chuyển
(c) Đúng. Hợp chất hữu cơ tạp chức là hợp chất hữu cơ chứa nhiều nhóm chức khác nhau trong cùng một phân tử chất hữu cơ. Trong phân tử fructozơ có chứa 1 gốc C=O và 5 gốc -OH, trong phân tử alanin có chứa 1 nhóm amino -NH, và 1 nhóm cacboxyl -COOH.
(d) Sai. Monome là các phân tử tạo nên từng mắt xích trong phân tử polime.
(e)Đúng. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNHCH3 có cùng bậc 2. Bậc trong ancol là bậc của nguyên tử cacbon mà nhóm -OH liên kết còn bậc trong amin là số gốc hiđrocacbon liên kết với nguyên tử nitơ trong phân tử amin.
Bài thi liên quan
-
15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết ( đề 1)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết ( đề 2)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết ( đề 3)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết ( đề 4)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết ( đề 5)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết ( đề 6)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết ( đề 7)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết ( đề 8)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết ( đề 9)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết ( đề 10)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-