Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Hóa học 15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa Học chuẩn cấu trúc của bộ giáo dục

15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa Học chuẩn cấu trúc của bộ giáo dục

15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa Học chuẩn cấu trúc của bộ giáo dục ( đề 4)

  • 1512 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

13/07/2024

Oxi (Z=8) thuộc nhóm

Xem đáp án

Đáp án C

Cấu hình electron của O: ls22s22p4

O có 6 electron hóa trị và electron cuối cùng điền vào phân lớp p

O thuộc nhóm VIA


Câu 2:

04/07/2024

Hiđrat hóa 2-metylbut-2-en thu được sản phẩm chính là

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 7:

16/07/2024

Đường mía, đường phèn có thành phần chính là đường nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án C

Saccarozơ là loại đường phổ biến nhất, có nhiều trong các loại thực vật. Nó là loại đường chính trong cây mía, củ cải đường, cây thốt nốt. Hỉện nay, đường Saccarozơ được dùng phổ biến dưới dạng đường mía, đường phèn


Câu 11:

14/07/2024

Chất hòa tan được Cu(OH)2 trong dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường thu được phức chất màu tím là

Xem đáp án

Đáp án C

Lòng trắng trứng bản chất là protein, có cấu tạo gồm mạch polypeptit, có khả năng hòa tan Cu(OH)2 trong dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường thu được phức chất màu tím. Đây là phản ứng màu biure, phản ứng đặc trưng của protein


Câu 12:

08/07/2024

Phát biểu không đúng là

Xem đáp án

 

Đáp án B

A đúng. CrO3 có tính oxi hóa mạnh, nó có thể làm bốc cháy nhiều hợp chất khi tiếp xúc.

4CrO3 + C2H5OH →2CO2 + 3H2O + 2Cr2O3

B sai. Cr2O3 tan trong dung dịch NaOH đặc, đun nóng.

Cr2O3 + 2NaOH → 2NaCrO2 + H2O

C đúng. Nhỏ H2SO4 vào dung dịch Na2CrO4 dung dịch chuyển màu vàng sang màu cam do tạo thành Na2Cr2O7.

2Na2CrO4 + H2SO4 → Na2Cr2O7 + Na2SO4 + H2O

D đúng. Cho CrO3 vào H2O luôn thu được hỗn hợp 2 axit là H2CrO4 và H2Cr2O7:

CrO3 + H2O → H2CrO4

2CrO3 +H2O → H2Cr2O7

 

 


Câu 13:

13/07/2024

Chất nào dưới đây không làm mất màu nước brom?

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 14:

13/07/2024

Ong đốt hoặc kiến đốt gây cảm giác ngứa hoặc đau nhức, trong thành phần nước bọt của côn trùng trên có chứa axit fomic. Để giảm đau nhức do vết đốt nên dùng

Xem đáp án

Đáp án D

Trong nước bọt của côn trùng có một lượng rất nhỏ acid formic (axít fooc-mic) và loại acid này làm vết cắn sưng tấy và làm ngứa vùng da bị cắn, đốt. Bạn có thể tìm vôi bột đắp lên vết cắn, vôi bột là muối kiềm nên sẽ trung hoà acid formic.

2HCOOH + CaO → (HCOO)2Ca + H2O


Câu 15:

21/07/2024

Hình vẽ trên minh họa phản ứng nào sau đây

Xem đáp án

Đáp án A

A. Hình vẽ trên minh họa quá trình điều chế khí SO2 trong phòng thí nghiệm.

Khí thu được là SO2 thu vào bình đậy nắp là bông tẩm xút để giữ SO2 không bị thoát ra khỏi bình.

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

Hình vẽ minh họa đầy đủ như sau: 

B. Phản ứng tạo HNO3 là chất có tính oxi hóa mạnh, nếu dùng nút là bông thì bông sẽ bị HNO3 ăn mòn, oxi hóa thành than  Bố trí thí nghiệm như hình vẽ không phù hợp.

C. Phản ứng tạo khí HCl được thu bằng cách cho vào bình chứa nước (vì HCl tan tốt trong nước). Tuy nhiên trong hình vẽ minh họa, bình thu khí không có nước → Bố trí thí nghiệm như hình vẽ không phù hợp.

D. Khí tạo thành là Cl2, muốn thu được Cl2 cần phải cho hỗn hợp khí và hơi qua bình làm khô (vì Cl2 tan trong nước sẽ chuyn một phần thành HCl và HClO). Trong hình vẽ minh họa không có bình làm khô khí →Bố trí thí nghiệm như hình vẽ không phù hợp.


Câu 23:

14/07/2024

Cho dung dịch muối X (dùng dư) vào dung dịch muối Y, thu được kết tủa Z. Cho Z vào dung dịch HCl loãng dư, thu được dung dịch T có khối lượng tăng chính bằng lượng Z cho vào. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Hai muối X và Y lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án D

Cho Z vào dung dịch HCl loãng dư, thu được dung dịch T có khối lượng tăng chính bằng lượng Z cho vào nên phản ứng không sinh khí hay tạo kết tủa.

→  X là FeCl3, Y là Na2CO3, Z là Fe(OH)3.

Phương trình phản ứng:

2FeCl3 + 3Na2CO3 +3H2O → 2Fe(OH)3 + 6NaCl +3CO2

Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O


Câu 27:

20/07/2024

Cho hỗn hợp bột chứa các chất rắn có cùng số mol gồm BaCl2, NaHSO4 và Fe(OH)2 vào lượng nước dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và kết tủa Y. Nung Y ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được rắn Z. Nhận định nào sau đây là sai?

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 28:

14/07/2024

Cho sơ đồ phản ứng sau (đúng với tỉ lệ mol các chất):

(1) X (C7H10O4) + 2NaOH to  X2 + X3 + X4

(2) X2 + H2SO4 → X5 + Na2SO4

(3) 2X3 H2SO4,140oC  C2H6O + H2O

(4) X5+HBr

Biết X4 là hợp chất hữu cơ và X6, X7 là đồng phân của nhau. Điều khẳng định nào sau đây là sai?

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 32:

19/07/2024

Cho các phát biểu sau:

(a) Dung dịch các peptit đều bị thủy phân trong môi trường axit hoặc môi trường kiềm.

(b) Nhỏ dung dịch iot vào dung dịch hồ tinh bột, thấy xuất hiện màu xanh tím.

(c) Hợp chất NH2-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH thuộc loại đipeptit.

(d) Đốt cháy một đipeptit mạch hở luôn thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol 1 : 1.

(e) Glucozơ làm mất màu dung dịch nước brom.

(f) Tinh bột không tan trong nước lạnh, tan ít trong nước nóng tạo dung dịch keo nhớt.

(g) Phân t xenlulozơ không thẳng mà xoắn lại như lò xo.

(h) Các chất béo đều bị thủy phân trong môi trường axit hoặc kiềm khi đun nóng.

(i) Theo nguồn gốc, người ta chia polyme thành 2 loại: polyme trùng hợp và polyme trùng ngưng.

(j) Polyme là hợp chất có phân tử khối rất lớn, do nhiều phân tử nhỏ (monome) liên kết với nhau tạo nên. Số phát biểu đúng về polyme là

Xem đáp án

Đáp án C

(a) Đúng. Peptit cấu tạo bởi các liên kết –CONH– dễ bị thủy phân trong môi trường axit hoặc kiềm.

(b) Đúng.

(c) Sai. Hợp chất NH2–CH2–CH2–CO–NH–CH2–COOH không cấu tạo bởi các đơn vị α-amino axit nên không phải là dipeptit.

(d) Sai. Ví dụ đipeptit Glu-Glu có CTPT C10H16O7N2, khi đốt cháy thu được CO2 và H2O với tỷ lệ mol 5 : 4.

(e) Đúng. Phương trình phản ứng: C5H11O5CHO + Br2 + H2O → C5H11O5COOH + 2HBr

(f) Sai. Tinh bột tan trong nước nóng tạo dung dịch keo nhớt.

(g) Sai. Xenlulozơ có cấu trúc mạch thẳng.

(h) Đúng. Các chất béo có liên kết este trong phân tử bị thủy phân trong môi trường axit hoặc kiềm khi đun nóng.

(i) Sai. Theo phương pháp tổng hợp, người ta chia polyme thành 2 loại: polyme trùng hợp và polyme trùng ngưng.

(j) Đúng.


Câu 38:

03/07/2024

Có các nhận định về polyme:

(a) Hầu hết các polyme ở thể rắn, không bay hơi, không có nhiệt độ nóng chảy xác định;

(b) Bông, len, tơ tằm, xenlulozơ, tristearin là các polyme thiên nhiên;

(c) Có thể phân loại polyme theo nguồn gốc, theo cấu trúc hay theo cách tổng hợp;

(d) Các polyme như nilon-6,6; tơ lapsan; tơ olon đều được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

(e) Nilon-6 do các mắt xích H2N[CH2]5COOH tạo nên.

(f) Etylamoni axetat và etyl amino axetat có cùng số nguyên tử hiđro.

Số nhận định đúng là

Xem đáp án

Đáp án D

 (a) Đúng. Polyme có khối lượng phân tử lớn nên không bay hơi, số lượng mắt xích không xác định nên nhiệt độ nóng chảy cũng không xác định.

(b) Sai. Tristearin không phải là polyme.

(c) Đúng. Phân loại theo nguồn gốc gồm polyme thiên nhiên, polyme hóa học. Phân loại theo cấu trúc gồm polyme mạch không phân nhánh, mạch phân nhánh, mạch không gian. Phân loại theo cách tổng hợp gồm có polyme trùng ngưng và polyme trùng hợp.

(d) Sai. Tơ olon điều chế bằng phản ứng trùng hợp.

(e) Sai. Nilon-6 do các mắt xích -HN[CH2]5CO- tạo nên.

(f)Sai.Etylamoniaxetat:CH3COONH3CH2CH3(11H); etyl amino axetat: H2NCH2COOC2H5 (9H).


Bắt đầu thi ngay