Hình phạt cho các phương tiện ô tô, xe máy vượt đèn đỏ (không tuân thủ đèn tín hiệu giao thông) năm 2023

Mức xử phạt vi phạm giao thông xe máy 2023 có gì thay đổi so với năm 2022? Vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu? Đây đều là những vấn đề được các bạn đọc quan tâm trong bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp cụ thể cho các bạn.

1 296 lượt xem


Hình phạt cho các phương tiện ô tô, xe máy vượt đèn đỏ (không tuân thủ đèn tín hiệu giao thông) năm 2023

1. Vượt đèn đỏ được hiểu là gì?

- Trước khi đi sâu vào vấn đề chính, cần làm rõ thế nào là hành vi vượt đèn đỏ. Trong hệ thống giao thông ở Việt Nam, đèn tín hiệu chính trong việc điều khiển giao thông được áp dụng ba loại màuXanh, vàng và đỏ, chủ yếu có hình tròn, lắp đặt theo chiều thẳng đứng hoặc chiều ngang.

- Khi đèn tín hiệu chuyển màu xanh nghĩa là cho phép các phương tiện được đi, màu vàng báo hiệu sự thay đổi của tín hiệu từ đèn xanh sang đỏ, các phương tiện phải dừng lại trước vạch dừng xe.

- Và khi đèn tín hiệu chuyển màu đỏ, tất cả phương tiện đang lưu thông buộc phải dừng lại trước vạch dừng xe, khi không có vạch dừng xe thì phải đèn tín hiệu.

- Ngoài ra, bên cạnh đèn tín hiệu còn có một số đèn phụ để hỗ trợ cho việc lưu thông được dễ dàng hơn như đèn phụ hình mũi tên, đèn phụ hình mũi tên bật sáng, cho phép phương tiện lưu thông theo chiều hướng thể hiện. Điển hình hiện nay là hành vi vượt đèn đỏ là lỗi vi phạm do không tuân thủ lệnh dừng xe đúng quy định của tín hiệu đèn báo giao thông.

Hình phạt cho các phương tiện ô tô, xe máy vượt đèn đỏ (không tuân thủ đèn tín hiệu giao thông) năm 2023 (ảnh 1)

2. Mức xử phạt với các phương tiện vượt đèn đỏ.

- Theo nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (được sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) thì hành vi vượt đèn đỏ là hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông. Là một trong những lỗi điển hình trong khi lưu thông đường bộ, mức phạt lỗi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng với từng loại phương tiện được điều chỉnh mới nhất như sau:

2.1. Đối với mô tô, xe gắn máy:

- Theo điểm e, khoản 4 và điểm b khoản 10 điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm g khoản 34 điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP:

- Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) có hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng (tăng so với trước đây là từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng). Ngoài ra, người điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

- Nếu trước đây mức phạt chỉ từ 600.000 đồng lên đến 1.000.000 đồng thì nay chế tài xử phạt đã được đề xuất và quyết định tăng lên mức 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Hiện nay tình trạng phổ biến  ở các thành phố lớn, nhu cầu sử dụng phương tiện cá nhân ngày càng tăng trưởng, kéo theo đó là tình trạng ùn tắc, không ít bộ phận người muốn tiết kiệm thời gian mà vượt đèn tín hiệu, bất chấp hiểm nguy rình rập. Khi cảnh sát giao thông thâu tóm được những đối tượng này, áp dụng mức xử phạt cảnh cáo hoặc xử phạt hành chính như trên.

2.2. Đối với xe ô tô

- Theo điểm a Khoản 5, điểm b, c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì mức phạt được thể hiện:

- Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô có hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng. Đồng thời, chế tài xử phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; và bị tước quyền sử dụng giấy phép lại lái xe từ 02 đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.

- Có thể thấy, mức phạt lỗi vượt đèn đỏ của ô tô nếu không có có tình tiết thay đổi quyết định xử phạt nào thì ô tô sẽ phải nộp phạt 5.000.000 đồng với lỗi vượt đèn đỏ.

2.3. Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng:

- Theo điểm đ Khoản 5, điểm a, b Khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm d Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP:

- Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng có hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng; từ 02 đến 4 tháng nếu gây tai nạn.

Không ngoại lệ, mức phạt với hành vi vượt đèn đỏ đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dụng có hành vi vượt đèn đỏ cũng sẽ bị phạt trung bình khoảng 2.500.000 đồng với mỗi lần vi phạm.

Hình phạt cho các phương tiện ô tô, xe máy vượt đèn đỏ (không tuân thủ đèn tín hiệu giao thông) năm 2023 (ảnh 1)

3. Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ ở các phương tiện

Phương tiện

Mức phạt tiền mặt

Hình phạt bổ sung

Điều khoản

Đối với phương tiện xe ô tô

1 triệu – 3 triệu

Tước giấy phép lái xe

Căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 của Điều 25

Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy

800.000 - 1 triệu đồng

Tước Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng

điểm e, khoản 4, điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm g Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP

Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng

2 - 3 triệu đồng

Tước Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông từ 01 - 03 tháng

Tước Giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng, nếu vượt đèn đỏ và gây tai nạn

điểm đ Khoản 5, điểm a, b Khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm d Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP

Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) và các loại xe thô sơ khác

100.000 - 200.000 đồng

 

 

 

4. Hậu quả nghiêm trọng của việc vượt đèn đỏ.

- Hành vi vượt đèn đỏ không còn xa lạ, và không chỉ một lần ta bắt gặp trên các phương tiện truyền thông, thậm chí là ngoài thực tế những trường hợp phóng nhanh vượt ẩu, bất chấp nguy hiểm khi vượt đèn đỏ, gây ra những vụ tai nạn vô cùng thương tâm, thậm chí thảm khốc.

- Hơn hết là nó đang từng ngày từng giờ hiện hữu và manh nha cướp đi sức khỏe, tính mạng của rất nhiều người, để lại sự tiếc nuối, thương cảm và thậm chí là cả gánh nặng cho biết bao gia đình và xã hội.

- Có thể thấy được hậu quả, một phút giây muốn vượt đèn đỏ để tiết kiệm thời gian, có những người ra đi mãi mãi, hoặc sống một đời sống thực vật, kéo theo sự ám ảnh của những người ở lại.

5. Cần làm gì để giảm thiểu tình trạng vượt đèn đỏ

- Một trong những yếu tố quan trọng để giảm thiểu tai nạn giao thông là ý thức của người dân, khi tham gia giao thông, tuyệt đối tuân thủ theo pháp luật để tránh những trường hợp không may xảy ra

Hình phạt cho các phương tiện ô tô, xe máy vượt đèn đỏ (không tuân thủ đèn tín hiệu giao thông) năm 2023 (ảnh 1)

- Ngoài ra vẫn cần sự kiểm soát chặt chẽ, quan tâm sát sao của chính quyền, đoàn thể và các cơ quan chức năng liên quan để có biện pháp tuyên truyền, kiến nghị, bổ sung chế tài xử phạt khi phát hiện vi phạm, đặc biệt phạt xử phạt thật nghiêm minh với hành vi vượt đèn đỏ, đe dọa đến sức khỏe, tính mạng và thậm chí là tài sản của người tham gia giao thông cùng nhân thân của họ.

Trong bối cảnh gia tăng về số lượng phương tiện và số vụ tai nạn giao thông đang tăng nhanh, việc xây dựng một hệ thống phát hiện vi phạm giao thông là điều cấp thiết. Điều này giúp đảm bảo an toàn giao thông và giảm tối đa tai nạn đáng tiếc.

- Các hệ thống phát hiện vi phạm giao thông cần phải đáp ứng khả năng xử lý trong thời gian thực liên tục trong 24 giờ.

- Mặt khác, công cụ cần có độ chính xác cao trong khả năng nhận diện phương tiện và lỗi vi phạm ở tốc độ cao và trong những môi trường ngoại cảnh khác nhau.

 

1 296 lượt xem