Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với

Với giải câu hỏi 1 trang 126 sgk Sinh học lớp 7 được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Sinh học 7. Mời các bạn đón xem:

1 777 31/03/2022


Giải Sinh học 7 Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài

Video Giải Câu hỏi 1 trang 126 SGK Sinh học 7

Câu hỏi 1 trang 126 SGK Sinh học 7: Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn so với ếch đồng.

Lời giải

Ếch đồng cần sống ở các khu vực gần nguồn nước, hoạt động về đêm để trách cho cơ thể mất nước. Nhưng thằn lằn không cần phụ thuộc vào lượng nước của môi trường vẫn có thể duy trì hoạt động trên cạn bình thường.

Thằn lằn bóng đuôi dài (lớp bò sát) có các đặc điểm thích nghi hoàn toàn với đời sống trên cạn so với ếch đồng như: 

+ Da khô, có vảy sừng bao bọc: ngăn cản sự thoát hơi nước (mất nước) của cơ thể.

+ Có cổ dài, linh hoạt: phát huy vai trò các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng.

+ Mắt có mí cử động, có nước mắt: bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô.

+ Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu: bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ.

+ Thân dài, đuôi rất dài: động lực chính của sự di chuyển, định hướng chuyển động nhanh, linh hoạt, giữ thăng bằng khi di chuyển.

+ Bàn chân có năm ngón có vuốt: để bám vào nền khi di chuyển trên cạn.

Tài liệu VietJack

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 7 hay, chi tiết khác:

Câu hỏi 1 trang 124 Sinh học 7: So sánh đặc điểm đời sống của thằn lằn bóng đuôi dài với ếch đồng…

Câu hỏi 2 trang 125 Sinh học 7: Quan sát hình 38.1, lựa chọn những câu trả lời thích hợp để điền vào…

Câu hỏi 2 trang 126 Sinh học 7: Miêu tả thứ tự các động tác của thân và đuôi khi thằn lằn di chuyển…

1 777 31/03/2022