Hãy tìm sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa

Với giải câu 2 trang 111 sgk Địa lí lớp 12 được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Địa lí 12. Mời các bạn đón xem:

1 1350 lượt xem


Giải Địa lí 12 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Câu 2 trang 111 sgk Địa lí 12: Hãy tìm sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa:

- Trung du miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên.

- Đồng bằng sông Hồng với đồng bằng sông Cửu Long.

Thử tìm cách giải thích nguyên nhân của sự khác nhau đó?

Trả lời:

- Sự khác nhau trong chuyên hóa nông nghiệp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên:

+  Trung du và miền núi Bắc Bộ: phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt (chè, trẩu, sở, hồi...); cây đậu tương, thuốc lá; cây ăn quả, dược liệu; trâu, bò lấy thịt, sữa, lạn (trung du).

+ Tây Nguyên: cà phê, chè, cao su, dâu tằm, hồ tiêu; bò thịt và bò sữa.

Hãy tìm sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa (ảnh 1)

Hình 25. 5. Cà phê được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên.

Hãy tìm sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa (ảnh 1)

Hình 25.6.Trung du miền núi Bắc Bộ- vùng có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước

- Sự khác nhau trong chuyên hóa nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long:

+ Đồng bằng sông Hồng: lúa cao sản, lúa có chất lượng cao; cây thực phẩm, cây ăn quả; đay, cói; lợn, bò sữa, gia cầm, nuôi thuỷ sản nước ngọt, mặn, lợ.

 + Đồng bằng sông Cửu Long: lúa, lúa có chất lượng cao; cây công nghiệp ngắn ngày; cây ăn quả nhiệt đới; thuỷ sản (đặc biệt là tôm); gia cầm (đặc biệt là vịt đàn).

- Nguyên nhân làm hướng chuyên môn hóa giữa các vùng có sự khác nhau là do điều kiện tụ nhiên, điều kiện kinh tế-xã hội và trình độ thâm canh của các vùng có sự khác nhau:

+ Giữa TDMNBB và TT

Trung du và miền núi Bắc Bộ có địa hình núi, cao nguyên, đồi trung du rộng lớn; đất feralit đỏ vàng, đất phù sa cổ bạc màu; khí hậu cận nhiệt đới, ôn đới  trên núi cao, có mùa đông lạnh nên thích hợp phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.

Tây Nguyên có đất đỏ badan diện tích rộng và khí hậu có tính cận xích đạo, nên thuận lợi cho trồng các cây công nghiệp nhiệt đới lâu năm; trên vùng núi cao, nhiệt độ hạ thấp có thể trồng chè. Chăn nuôi được phát triển cả ở hai vùng dựa trên các đồng cỏ và tác động của khí hậu.

+ Giữa ĐBSH và ĐBSCL:

Đồng bằng sông Hồng có trình độ thâm canh lúa cao; có mùa đông lạnh cho phép phát triển vụ đông; có nguồn thức ăn cho chăn nuôi từ các phụ phẩm của ngành trồng trọt; nhiều ao hồ, mặt nước, cửa sông...; nhiều thành phố lớn dân cư đông đúc nên nhu cầu về thịt lợn, thịt bò, trứng, sữa rất lớn phát triển.

Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất rộng, trong đó diện tích đất phù sa ngọt tương đối lớn; khí hậu có tính cận xích đạo; diện tích mặt nước rộng, dọc bờ biển có nhiều bãi triều, nhiều cánh rừng ngập mặn...

Xem thêm lời giải bài tập Địa lí lớp 12 hay, chi tiết khác:

Câu hỏi trang 106 Địa lí 12: Dựa vào bảng tóm tắt, đối chiếu với bản đổ Địa lí tự nhiên Việt Nam…

Câu hỏi trang 110 Địa lí 12: Đọc bảng 25.2 (SGK) theo hàng ngang, hãy nêu đặc điểm…

Câu hỏi trang 111 Địa lí 12: Quan sát hình 25 (SGK) và kiến thức đã học, hãy giải thích…

Câu 1 trang 111 Địa lí 12: Hãy lấy ví dụ chứng minh rằng các điều kiện tự nhiên tạo ra…

Câu 3 trang 111 Địa lí 12: Tại sao việc phát triển các vùng chuyên canh nông nghiệp kết hợp…

1 1350 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: