Giáo dục quốc phòng 12 Bài 6: Các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường

Lời giải bài tập Giáo dục quốc phòng 12 Bài 6: Các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh làm bài tập GDQP 12 dễ dàng hơn.

1 2,053 22/04/2022
Tải về


Mục lục Giải GDQP 12 Bài 6: Các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường

Câu 1 trang 64 Giáo dục quốc phòng lớp 12: Nêu ý nghĩa, yêu cầu các tư thế, động tác vận động cơ bản trong chiến đấu.

Trả lời:

* Ý nghĩa

 Để nhanh chóng, bí mật đến gần mục tiêu, tìm mọi cách tiêu diệt địch.

* Yêu cầu

- Luôn quan sát địch, địa hình và đồng đội, vận dụng các tư thế phù hợp.

- Hành động mưu trí, mau lẹ, bí mật.

Câu 2 trang 64 Giáo dục quốc phòng lớp 12:Tại sao lại phải luôn quan sát địch, địa hình và đồng đội khi vận động?

Trả lời:

 Luôn quan sát địch để tránh đòn tấn công của địch và lợi dụng sơ hở của địch để tiêu diệt địch. Luôn quan sát địa hình để có các tư thế, động tác phù hợp trên loại địa hình đó, đảm bảo di chuyển nhanh và tránh bị địch phát hiện. Quan sát đồng đội để vận động khoảng cách hợp lý, hỗ trợ hiệp đồng tác chiến và cứu giúp nhau khi có thiệt hại bị địch tấn công.

Câu 3 trang 64 Giáo dục quốc phòng lớp 12: Nêu trường hợp vận dụng và thực hiện các động tác đi khom, chạy khom, bò cao, lê, trườn, vọt tiến.

Nêu trường hợp vận dụng và thực hiện các động tác đi khom, chạy khom, bò cao Nêu trường hợp vận dụng và thực hiện các động tác đi khom, chạy khom, bò cao Nêu trường hợp vận dụng và thực hiện các động tác đi khom, chạy khom, bò cao Nêu trường hợp vận dụng và thực hiện các động tác đi khom, chạy khom, bò cao Nêu trường hợp vận dụng và thực hiện các động tác đi khom, chạy khom, bò cao Nêu trường hợp vận dụng và thực hiện các động tác đi khom, chạy khom, bò cao Nêu trường hợp vận dụng và thực hiện các động tác đi khom, chạy khom, bò cao Nêu trường hợp vận dụng và thực hiện các động tác đi khom, chạy khom, bò cao

Trả lời:

1. Động tác đi khom

* Trường hợp vận dụng: Thường được vận dụng trong trường hợp gần địch có địa hình, địa vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm ngực hoặc đêm tối sương mù, địch khó phát hiện.

a. Đi khom cao

- Tư thế chuẩn bị:

 Chân trái bước lên một bước, mũi bàn chân hơi chếch sang phải, chân phải dùng mũi bàn chân làm trụ xoay gót lên cho người nghiêng sang phải, hai chân chùng, trọng lượng dồn đều vào hai chân, từ bụng trở lên cúi thấp, mắt quan sát địch, tay trái cầm ốp lót tay, tay phải cầm tay cầm, ngót trỏ đặt ngoài vành cò, mặt sung nghiêng sang trái, đầu nòng sung cao ngang mắt trái, súng ở tư thế sẵn sang chiến đấu.

- Động tác tiến:

 Chân phải bước lên đặt cả bàn chân xuống đất, mũi bàn chân chếch sang phải, hai chân vẫn chùng. Cứ như vậy hai chân thay nhau bước tiến đến vị trí đã định.

b. Đi khom thấp: Như đi khom cao chỉ khác hai chân chùng hơn, người cúi thấp hơn.

 Đi khom khi có chướng ngại vật: Đông tác cơ bản như đi khom ở địa hình bình thường chỉ khác dây súng đeo vào vai phải, tay phải nắm ốp lót tay, cánh tay kẹp chặt súng vào người, tay trái cầm cành lá ngụy trang hoặc vạch đường để tiến.

 Khi mang vật chất, khí tài, trang bị động tác cơ bản như trên, chỉ khác: súng đeo sau lưng, hai tay mang vật chất, khí tài, trang bị.

* Những điểm chú ý:

- Thuận tay trái động tác thực hiên ngược lại

- Khi đi người không nhấp nhô, không ôm súng

2. Động tác chạy khom

* Trường hợp vận dụng: Thường được vận dụng trong trường hợp cần vận động nhanh từ địa hình này sang địa hình khác.

 Động tác cơ bản như động tác đi khom, chỉ khác: tốc độ nhanh hơn, bước chân dài hơn.

3. Động tác bò cao

* Trường hợp vận dụng: Thường được vận dụng trong trường hợp ở nơi gần địch, có địa hình, địa vật cao hơn tư thế người ngồi, vận động qua nơi dễ phát ra tiếng động như: nơi gạch , ngói, sỏi, đá lởm chởm, cành khô, lá khô... cần phải dùng tay để dò mìn

a. Bò cao hai chân một tay: vận dụng khi gần địch, sẵn sàng dùng súng hoặc một tay dò mìn, mang, ôm, khí tài trang bị...

- Tư thế chuẩn bị: Người ngồi xổm, chân trái trước, hân phải sau, hai bàn chân hơi kiễng, trọng lượng dồn đều vào hai mũi bàn chân, dây súng đeo vào vai phải, tay phải cầm ốp lót tay, cánh tay kẹp chặt súng vào thân người.

- Động tác tiến:

 Người hơi ngã về trước, năm ngón tay trái chụm lại đưa về trước chống xuống đất trước mũi bàn chân phải, rồi từ từ xòe ra đẩy nhẹ lá cây, cỏ khô…về các phía, lấy đầu các ngón tay và chân phải làm trụ, chuyển dần trọng lượng thân người sang bên phải, chân trái nhấc lênđặt mũi bàn chân dưới sát lòng bàn tay trái.

 Chuyển trọng tâm thân đồn đều vào hai chân, tay trái đưa về trước, năm ngón tay chụm lại chống truócmũi chân trái, thực hiện động tác như trên. Cứ như vậy tay trái, hai mũi bàn chân phối hợp nhịp nhàng hiện 2 chắc 1 đi tiến lên vị trí xác định, mắt luôn quan sát hướng địch.

b. Bò cao hai chân hai tay: vận dụng trong trường hợp chưa cần dùng đến súng, tay không bận.

 Động tác cơ bản như bò cao hai chân một tay, chỉ khác: súng đeo sau lưng, khi tiến tay nào thì dò đường của chân đó thực hiện 3 chắc 1 đi tiến đến nơi xác định.

* Những điểm chú ý:

- Khi tiến không để báng súng chạm đất, không đặt cả bàn chân.

- Ở nơi có cây cỏ thấp, không có mìn có thể tay trái cầm cành lá ngụy trang.

4. Động tác lê

* Trường hợp vận dụng: Thường được vận dụng trong trường hợp gần địch, cần thu hẹp mục tiêu, nơi địa hình, địa vật cao ngang tầm người ngồi, động tác cần nhẹ nhàng, thận trọng.

a. Lê cao

- Tư thế chuẩn bị: người ngồi nghiêng xuống đất, mông trái và đùi trái tiếp đất, chân trái co lên để đùi trái gần vuông góc với hướng địch, cẳng chân gần vuông góc với đùi, chân phải duỗi thẳng tự nhiên, tay trái chống trước đùi trái, đầu hơi cúi. Tay phải cầm ốp lót tay, súng đặt trên đùi và cẳng chân, súng nằm thăng bằng trên cẳng chân trái, hộp tiếp đạn quay ra ngoài, nòng súng hơi chếch sang trái hoặc có thể đặt súng trên hông phải.

- Động tác tiến: Chân phải co lên, đặt sát bàn chân vào bàn chân trái, tay trái chống về trước một cánh tay, bàn tay hơi chếch sang phải dùng sức của chân phải và tay trái nâng người lên khỏi mặt địa hình và đẩy người về trước. Khi chân phải duỗi thẳng tự nhiên thì đặt đùi và cẳng chân trái xuống đất. Cứ như vậy, tay trái chân phải phối hợp đẩy người tiến đến vị trí xác định, mắt luôn quan sát hướng địch.

b. Lê thấp

 Động tác cơ bản như lê cao, chỉ khác: khi tiến, dặt cả cẳng tay xuống đất, bàn tay quay sang bên phải, đấu cúi thấp hơn

 Khi mang vật chất, khí tài, trang bị: Động tác cơ bản như trên, chỉ khác: súng đeo sau lưng, để vật chất lên cẳng chân hoặc tay kẹp vật chất đặt vật chất lên sườn để tiến.

* Những điểm chú ý:

- Trường hợp thuận tay trái, động tác ngược lại

- Không để súng chạm đất.

5. Động tác trườn

* Trường hợp vận dụng: thường được vận dụng ở nơi gần địch, để dò, gỡ mìn, chui qua hàng rào của địch, hoặc khi cần vượt qua địa hình bằng phẳng, nơi vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm người nằm

a. Trườn ở địa hình bằng phẳng

- Tư thế chuẩn bị: người nằm sấp, súng đặt bên phải dọc theo thân người, cách thân người từ 25- 30cm, đầu nòng súng hướng về phía trước và cao ngang tầm đầu, hộp tiếp đạn hướng ra ngoài. Hai tay gập, khuỷu tay rộng hơn vai, hai cẳng tay và hai bàn tay úp xuống đất sát vào nhau và đặt dưới cằm hoặc hơi chếch về trước. Hai chân duổi thẳng, hai mũi bàn chân chống xuống đất, hai bàn chân khép lại tự nhiên.

- Động tác tiến: hai tay đưa về trước khoảng 15-20cm, hai mũi bàn chân co về trước, dùng sức của hai tay và hai mũi bàn chân nâng người lên và đẩy người về trước, bụng và ngực lướt trên mặt đất, đầu cúi xuống, cằm gần sát địa hình. Cứ như vậy phối hợp hai chân, hai tay để tiền, tiến được 2-3 nhịp, tay phải cầm ốp lót tay nhấc súng lên, đưa súng về trước đặt nhẹ xuống địa hình, rồi tiếp tục tiến.

b. Trườn ở địa hình mấp mô

 Động tác cơ bản như trườn ở địa hình bằng phẳng, chỉ khác: hai tay co, khuỷu tay khép sát sườn, hai bàn tay chống sát nách, nâng người cao hơn để tiến

 Khi mang vật chất khí tài, trang bị: động tác cơ bản như trên, chỉ khác: súng đeo sau lưng, vật chất để dọc bên phải thân người. Khi lấy vật chất, người nghiêng sang trái, chân phải hơi co lên, hai tay đưa vật chất về trước rồi tiếp tục tiến.

* Những điểm chú ý:

- Không để súng chạm vào các vật xung quanh.

- Không đưa súng qua đầu

6. Động tác vọt tiến

* Trường hợp vận dụng: thường được vận dụng khi vượt qua địa hình trống trải, khi địch tạm ngưng hỏa lực.

a. Vọt tiến ở tư thế cao:

 Khi đang đi, đứng, quỳ, ngồi... tay phải xách súng, nếu có trang bị khác thì đeo súng vào sau lưng, hai tay mang trang bị, người hơi cúi về trước, dùng sức của hai chân bậc người về trước chạy nhanh. Quá trình vận động chuyển súng thành tư thế sẵn sàng chiến đấu.

b. Vọt tiến ở tư thế thấp:

 Khi đang nằm, bò, trườn... người hơi nghiêng về bên trái, chân trái co lên, đùi cao ngang thắt lưng, chân phải duỗi thẳng tự nhiên, tay phải chuyển súng hoặc trang bị dọc theo thân người hoặc đặt ngang bên hông, dùng sức của tay trái và hai chân nâng và bật người dậy, chân phải bước lên, vụt chạy. Quá trình vận động chuyển súng thành tư thế sẵn sàng chiến đấu.

c. Vọt tiến vận dụng:

 Tay phải cầm ốp lót tay, đặt súng sang bên phải, hai tay chống xuống trước ngực, dùng lực của hai tay và hai chân nâng người lên, chân phải bước về thành tư thế chạy nhanh. Quá trình vận động chuyển súng thành tư thế sẵn sàng chiến đấu.

* Những điểm chú ý: Trước khi vọt tiến nếu địch theo dõi thì phải di chuyển vị trí rồi mới vọt tiến

Câu 4 trang 64 Giáo dục quốc phòng lớp 12: Tại sao khi đi khom, chạy khom khi tiến công không được nhấp nhô.

Trả lời:

Khi đi khom, chạy khom khi tiến không được nhấp nhô là vì:

- Vì trong quá trình đi khom chạy khom và tiến nếu ta nhấp nhô thì địch sẽ phát hiện ra ta.

- Nếu quá trình đi khom và chạy khom mà chúng ta nhấp nhô thì sẽ lộ phần cơ thể của mình ra thì địch sẽ phát hiện được.

- Quá trình đi khom, chạy khom và tiến nếu nhấp nhô thì chúng ta không giữ được bí mật của mình mà địch sẽ nhận được ta trong quá trình di chuyển đến mục tiêu.

Câu 5 trang 64 Giáo dục quốc phòng lớp 12: Tại sao khi trườn không được đưa súng lên quá đầu?

Trả lời:

- Đối với động tác trườn súng được đặt ngang vai để thuận tiện cho việc thực hiện động tác và lấy súng.

- Khi đưa súng lên quá đầu có thể làm cho địch dễ phát hiện.

Xem thêm các bài giải bài tập Giáo dục quốc phòng lớp 12 hay, ngắn nhất khác:

Bài 7: Lợi dụng địa hình, địa vật

Bài 8: Công tác phòng không nhân dân

Bài 9: Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc

Bài 1: Đội ngũ đơn vị

Bài 2: Một số hiểu biết về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân

  •  
  •  
    •  
  •  
  •  

1 2,053 22/04/2022
Tải về